Thursday, August 24, 2023

NIỆM TÂM SỐNG TỈNH THỨC

 


NIỆM TÂM SỐNG TỈNH THỨC

 

QUAN SÁT THÂN VÀ TÂM

 

🔶 Tâm quan sát tất cả hành động của thân.

 

Luôn quan sát sáu cửa giác quan

 

Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi mùi, thân cảm nhận, lưỡi biết vị, tâm nhận biết.

 

😻Thanh lọc cảm xúc, giữ lại những cảm xúc tốt, cho ra đi cảm xúc không tốt, sau đó cho đi tất cả tốt xấu, và giữ thân tâm quân bình.

 

🎁 Còn nếu chúng ta thong thả, tuần tự, cân bằng giữa sự thoải mái thư giãn, và sự chánh niệm, thỉnh thoảng phóng tâm, ta lại thong thả quan sát, nó vận hành như thế nào? Cứ như vậy nhẹ nhàng thoải mái, chúng ta sẽ hiểu đối tượng, một cách thấu đáo, chỉ có vậy thôi không phải làm gì cả.

 

🌸 TÂM QUÁN NIỆM.

 

1. Nói đến theo dõi tâm, thì việc đầu tiên là hay biết đối tượng.

 

2. Quan sát đối tượng, xem nó vận hành như thế nào.

 

3. Trạng thái tâm, nhìn vấn đề như thế nào, hiện tại tâm đang quân bình không?

 

4. Phản ứng của mình ra sao, có đúng đắn không. (mong cầu, ham muốn, bất mãn và không hài lòng)

 

5. Kiểm tra thái độ của mình, hay biết và hiểu như thế nào?

 

Khi mới bắt đầu tập quan sát tâm, nên nhớ những bước căn bản này, sau một thời gian thực tập thuần thục, ta có thể nhận ra một chuỗi tâm, làm việc cùng một lúc.

 

Chúng ta có thể bắt đầu quán sát, thực tế cơ bản, bằng các đề mục thiền quán, rồi phát triển sự hiểu biết đó, rộng hơn đến với tất cả, những gì chúng ta quan sát. Tâm và thân tùy thuộc vào nhau, nhưng không giống nhau.

 

 

BƯỚC MỘT: Nếu không hiểu được điều cơ bản nầy, ta khó mà có thể tiến sâu hơn vào tri kiến. Ta sẽ bị chướng ngại bởi “Đúng rồi, nhưng mà…” là những biểu hiện của lòng nghi hoặc. Chúng ta cần hiểu rằng, chính tâm là chủ, tâm sai khiến thân. Ngay chính như hơi thở, là điều thiết yếu cho sự sống, cũng có thể bị tâm điều khiển. Ta có thể bảo hơi thở, ngưng lại trong giây lát, bảo nó hít sâu vào, bảo nó chậm lại. Dầu hít thở là hành động tự nhiên của thân, nó cũng có thể bị tâm sai khiến.

 

Tri kiến là cái biết qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Khi giải thoát, rõ biết giải thoát gọi là giải thoát tri kiến. Tri kiến, là trải nghiệm thực tế và trực tiếp. Khi tri kiến, không bị kiến thức hay kinh nghiệm xen tạp, gọi là tri kiến thanh tịnh.

 

Sau nầy, ta có thể nhận thấy rằng, cả thân lẫn tâm, đều không phải là những thực thể rắn chắc, trái lại chúng bao gồm những chuyển động, do nhiều thứ làm thành. Mỗi tư tưởng là một chuyển động, của những thôi thúc trong tâm. Còn thân dầu có vẻ như rắn chắc; nhưng với chánh niệm, ta có thể cảm thấy, đó là những chuyển động tiếp nối.

 

 

THÍ DỤ:

 

Khi ta theo dõi hơi thở sâu lắng, rồi vào định, chúng ta sẽ nhận thấy, ngay mỗi hơi thở cũng chứa đựng sự chuyển động, và không bao giờ là một hơi thở trọn vẹn. Nó có bắt đầu, ở giữa và ở cuối, và luôn thay đổi. Khi tâm hành, của ta đã tượng hình rõ ràng, ta sẽ thấy có những đặc tính lên xuống, giống như dòng điện. Chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu xa, hơn về trạng thái của ngã, cái trước đây dường như là quá bền vững, cụ thể.

 

Khi những hạt giống, ở trong đất tâm phát hiện ra, đó là những tâm hành (mental formations). Từ là một tâm hành, Tầm là một tâm hành, Thọ là một tâm hành, Tưởng là một tâm hành. Hành có nghĩa là phát hiện và lưu hành. Sau khi phát hiện rồi, những tâm hành, sẽ biến trở lại thành những hạt giống mới.

 

Những gì dường như rắn chắc, đối với chúng ta, thực ra giống như bụi trong không khí, mà ta có thể thấy xuyên qua ánh nắng. Đối với thân cũng thế. Đã kinh qua, hiểu được thực trạng nầy, giúp chúng ta một bước, trên đường tiến tới tri kiến.

 

BƯỚC HAI: Nhưng nếu chỉ biết, chỉ tư duy như thế vẫn chưa đủ. Đó chỉ là bước khởi đầu, phải biến điều đó thành một kinh nghiệm thực sự.

 

BƯỚC BA: Ngược lại, chỉ có kinh nghiệm thôi, mà không có sự hiểu biết, cũng không ích lợi gì. Chánh niệm, cảnh giác cũng là một trạng thái chuyển biến, giống như khi ta nhận biết sự đổi thay, sự thiếu vắng hình tướng trong các cảm thọ.

 

Nếu những khía cạnh nầy, có thể được nhận thức bằng, chính kinh nghiệm bản thân, chứ không phải qua sách vở, thì ta sẽ nhìn sự vật bằng con mắt khác. Ta sẽ cảm nhận được một thực tế, là chỉ có những hiện tượng, vô thường hiện hữu. Do đó ta sẽ có thể buông được sự chấp chặt, bám víu vào các hiện tượng nầy. Hình tướng, sự tiếp nối dẫn đến bám víu.

 

BƯỚC 4: Khi chúng ta có thể chứng nghiệm, được điều ngược lại trong thiền định, là chúng ta mở được đường đến trí tuệ thực sự.

 

NHẬN DIỆN TÂM

 

Ghi nhận từng tâm trạng đang qua lòng mình.

 

Thí dụ ghi nhận sự có mặt của tâm sân, ngay giây phút ấy, thiền giả nhận biết, đầy đủ cảm thọ, và cái gì diễn biến trong ta.

 

Nếu biết đối tượng, ngay giây phút đầu tiên, thì tâm sân không thể phát sanh.

 

Ðối với nhiều người, quán sự tức giận là điểm bắt đầu tốt, vì nó dễ nhận ra và tan biến, mau hơn các loại cảm xúc khác.

 

Khi bạn bắt đầu quán, sự tức giận của mình, bạn sẽ khám phá một điều lý thú.

Bạn sẽ thấy rằng ngay khi bạn, vừa biết mình đang tức giận, thì cơn giận tự nó tan biến đi.

Ðiểm quan trọng là bạn, phải nhìn nó với tâm bình thản, không có ‘thích’ hay ‘không thích’.

Khi bạn càng có khả năng, nhìn cơn tức giận của mình, mà không phê phán, thì nó càng dễ tan biến hơn.

Có thể là lúc ban đầu, bạn chỉ ghi nhận được cơn tức giận, khi nó gần chấm dứt.

Ðiều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng, là bạn quyết tâm chú ý, vào sự tức giận của mình.

Dần dần sự quán tâm, sẽ trở nên tự nhiên hơn.

Không bao lâu, bạn sẽ thấy rằng, đột nhiên giữa một cơn giận dữ, cơn giận của bạn bỗng nhiên biến đi, mà không báo trước.

Bạn sẽ thấy mình tỉnh giác, và không bị cơn giận cột trói nữa.

 

TRỞ LẠI NHÌN BÊN TRONG:

 

Khi bạn cố gắng quay sự chú ý vào bên trong, là bạn đã thay đổi tâm trạng của mình.

Trước kia, bạn chỉ nhìn ra bên ngoài. Bây giờ bạn tự đổi mới, và nhìn vào bên trong, một phần thời gian trong ngày.

Sự quán tâm nầy, có thể trở thành một thói quen, một trạng thái mà tâm, bạn luôn luôn tự động chú ý tới chính nó.

Lúc ban đầu, có thể là không thường xuyên, nhưng bạn đừng chán nản. Trải qua thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên thấy là mình ý thức, về cơn nóng giận sớm hơn trước nhiều.

Khi nhận thức nầy trở nên mạnh mẽ hơn, nó sẽ lan qua lãnh vực, của những cảm xúc khác. Có thể là bạn thấy mình đang ngắm nhìn, sự ham muốn của mình. Trong sự ngắm nhìn nầy, sự ham muốn sẽ tan đi, và bạn chỉ còn lại sự nhận thức.

 

Hay bạn có thể quán sự buồn phiền, nó nổi lên và tan đi chậm hơn, các loại cảm xúc khác. Khó quán nhất là sự trầm cảm (depression). Nhưng bạn vẫn có thể quán nó, với sự tỉnh giác mạnh hơn.

 

Khi bạn tiến bộ dần, bạn sẽ thấy nhận thức của mình, ngày càng nhạy bén. Đồng thời, các cơn tức giận ngắn bớt và ít xảy ra hơn. Khi cường độ của các cơn giận giảm dần, bạn sẽ thấy là mình ít khi phải vật lộn, với cảm xúc của mình hơn. Cuối cùng, bạn ngạc nhiên nhận ra là, trước đây bạn chưa bao giờ có thể làm bạn với cảm xúc của mình, một cách dễ dàng như vậy.

 

Khi sự tỉnh giác của bạn trở nên mạnh, và cảnh-giác hơn, tâm của bạn sẽ nhận biết hoạt động, của chính nó nhiều hơn. Khi sự tỉnh giác được trọn vẹn và sinh động, bạn sẽ nhận biết được cơn giận, ngay khi nó vừa nổi lên, và ngay khi bạn vừa nhận diện được nó, thì nó bắt đầu tan biến.

 

Bởi vì bạn không còn vật lộn với cảm xúc, bạn có thể tập nhìn chúng, mà không phê phán, bám níu hay vất bỏ. Chúng không còn đe dọa bạn nữa. Bạn học tập cách nhìn cảm xúc của mình, một cách tự nhiên, như là một chứng nhân. Ngay cả khi bạn đối diện với xung đột, và lòng tràn đầy cảm xúc, bạn vẫn có thể bình thản nhìn chúng. Khi tâm bạn trở nên vững vàng hơn, bạn có thể đối phó với xung đột, mà không mất quân bình cảm xúc.

 

Khi đã thử quán cơn nóng giận của mình, và thấy nó giảm bớt trong giây lát, nhưng sau đó nó trở lại và trở lại nữa. Tại sao thế?

Trong giai đoạn ban đầu, khi sự tỉnh giác còn yếu và chưa trọn vẹn, cơn giận có thể tạm biến, trong giây lát khi bạn nhìn nó. Nhưng rồi, tâm bạn trở lại với thói quen nóng giận như cũ. Bởi vì nề nếp cũ còn mạnh, và bạn chưa làm chủ được nghệ thuật sống tỉnh giác. Bạn có thói quen trí-thức-hóa, nguyên nhân của cơn giận – ai lầm lỗi đây, tại sao xung đột leo thang, và vv… Thực ra, đây chính là tâm của bạn, đang trở về với lối mòn phản ứng cũ.

 

Chính bạn lập lại chu trình tạo ra cơn giận, suy nghĩ về cơn giận, và phản ứng theo nó. Ở đây bạn có một chu trình ‘nóng giận – trí thức hóa – phản ứng’ rất tai hại.

 

Khi ta học cách chú ý đến cơn giận, bằng tâm im lặng, là nhằm phá hủy chu trình nóng giận, và trí thức hoá nóng giận.

Chỉ có giải pháp hợp lý là, thôi trí thức hóa sự xung đột, và chỉ im lặng nhìn tâm mình, trong lúc lộn xộn đó.

Phải dừng sự suy nghĩ, trong tình thế đó, và không làm gì khác hơn là quán tâm?

Nếu thấy khó lòng chú tâm trên sự nóng giận.

 

Nếu như thế, bạn nên tập trung trên những cảm xúc nhẹ hơn, như là ghét bỏ và ưa thích. Chuyện sẽ xảy ra giống như trước. Ngay khi bạn nhận biết sự ghét bỏ, bạn thấy cường độ của nó giảm đi; và khi sự tỉnh giác của bạn đủ mạnh, sự ghét bỏ hay ưa thích sẽ tan mất. Dần dần khi bạn tiến bộ hơn, và tăng cường sự tỉnh giác của mình, bạn sẽ thấy mình có khả năng, đương đầu với những loại cảm xúc mạnh hơn, như là giận dữ, khao khát và ham muốn.

 

Trong những tình huống phức tạp cũng vậy. Chúng ta cần hiểu rất rõ một điểm: phải tỉnh giác và đừng phê phán. Sự tỉnh giác chính nó sẽ tập cho chúng ta, có được một tâm trí đơn giản, và trong sạch, không có phê phán và phân biệt. Giữ tỉnh giác là một hành động siêu thoát – siêu thoát giận dữ, siêu thoát phê phán. Do đó nếu bạn làm chủ được nghệ thuật tỉnh giác, bạn sẽ không còn, phản ứng với giận dữ hay phê phán, bởi vì sự chú ý, chính nó là một hành động siêu thoát.

 

Khi thiền giả thuần thục trong pháp hành, một đối tượng khởi lên trong tâm, thiền giả nhìn đối tượng qua nhiều góc cạnh khác nhau, khi nó phát sanh nhận diện nó là như vậy, không có buồn, vui, thương, ghét trong đó thì tâm sẽ an bình.

 

Hành giả lấy Tâm mà nhìn như vậy, đồng nghĩa với nhận Biết, quan sát, soi rọi…

 

Sống trong hiện tại là nhận Biết, những gì đang xảy ra trong Tâm.

 

Chỉ ghi nhận hay biết, cái gì đang xảy ra ngay bây giờ và ở đây.

 

Suy nghĩ chỉ là suy nghĩ mà thôi.

 

Tham, sân chỉ là hiện tượng tự nhiên, vì vẫn còn dính mắc và phiền não.

 

Bản chất của tâm, tâm chỉ là tâm mà thôi.

 

Khi quan sát tâm mình, bạn sẽ thấy tâm không bao giờ an trú trong hiện tại, nó thường vọng tưởng về tương lai, quá khứ, hoặc đang suy đoán điều gì có thể xảy ra, hay không xảy ra. Hãy nhắm mắt lại và đưa những suy nghĩ của mình trở về phút hiện tại, suy nghĩ về những điều tốt đẹp ta đang có ngay lúc này.

 

TƯ TƯỞNG NÊN TƯ DUY

 

Sử dụng tư tưởng, như một đề mục chánh niệm, là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức, được tư tưởng của mình, khi chúng vừa mới khởi lên, ta sẽ khó có thể nào hiểu được lý Vô ngã, và thấy được rằng, sự suy nghĩ không phải thật là mình.

 

Sự ngộ nhận này, là nền móng căn bản xây dựng lên cái ngã, cái tôi của mình: “Tôi” là người đang suy nghĩ. Chánh niệm về tư tưởng, có nghĩa là giản dị biết được tư tưởng, khi nó sinh lên, biết được rằng tâm mình đang suy nghĩ, mà không bị dính mắc vào nội dung của chúng. Chúng ta không nên, miệt mài chạy theo sự tưởng tượng, phân tích coi tư tưởng từ đâu đến. Ta chỉ cần ý thức được rằng, trong giây phút này, có một tư tưởng đang phát khởi. Bạn có thể niệm thầm trong đầu “suy nghĩ, suy nghĩ” mỗi khi có một tư tưởng nào phát hiện. Bạn hãy quán sát chúng, mà không phê bình, không phản ứng, không cho rằng sự suy nghĩ đó chính là mình, là của mình, sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ.

 

Chẳng có ai đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự nó suy nghĩ. Nó đến mà chẳng cần một ai mời. Sau một thời gian thực tập thiền quán, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta, không còn bị dính mắc vào sự suy nghĩ, tư tưởng sẽ không có mặt lâu.

 

Khi bạn ý thức được sự có mặt, của một tư tưởng, nó sẽ biến mất, và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở. Bạn cũng có thể đặt tên chính xác, hơn cho những tư tưởng sanh lên, để nhận diện sự khác biệt của chúng, nếu bạn muốn, thí dụ như “dự định”, “tưởng tượng” hay là “nhớ, nhớ”. Cách này có thể giúp cho sự chú ý, của bạn được sâu sắc hơn.

 

Nhưng nếu bạn chỉ niệm, “suy nghĩ, suy nghĩ” thôi cũng đủ rồi. Điều quan trọng là phải ý thức được tư tưởng, khi nó vừa mới phát lên, chứ không phải vài phút sau đó. Khi bạn có thể nhận diện, được sự có mặt của tư tưởng, khi chúng vừa mới sinh lên, chúng sẽ mất đi khả năng, chi phối được bạn.

 

Bạn đừng bao giờ đối xử với tư tưởng, như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là một đối tượng của chánh niệm, một đề mục của thiền quán. Đừng bao giờ để tâm mình trở thành lười biếng, dễ duôi. Phải biết tinh tấn duy trì chánh niệm, biết rõ ràng những gì đang xảy ra, trong giờ phút hiện tại.

 

Khi ngồi thiền, bạn đừng có cố gắng ngăn chặn, sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng ở lâu đâu. Còn khi bạn dụng công để ngăn chặn nó, có nghĩa là bạn bị nó làm khó chịu. Đừng bao giờ để chuyện gì, làm cho bạn phải bực mình. Điều mà bạn tưởng rằng, đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm bạn, và nếu bạn không khó chịu, vì những đợt sóng, chúng dần dần sẽ trở nên yên tĩnh hơn…

 

Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnh phát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì là ở ngoài tâm bạn đâu. Nếu bạn để cho tâm bạn được tự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm. (Chân tâm là gì?

 

Là cái tâm chân thực, đã cởi bỏ mọi vọng tưởng, phiền não, phục hồi được bản tính thật có, của chúng sinh là thanh tịnh, sáng suốt. Từ trái nghĩa là vọng tâm.)

 

Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Hãy để những hình ảnh, tư tưởng, cảm giác sinh ra và diệt đi mà không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với Chân tâm, quán sát một cách thật cẩn thận và tinh tế, những đợt sóng đến và đi. Thái độ này sẽ đem lại cho tâm ta, là một sự quân bình và tĩnh lặng, vô cùng nhanh chóng.

 

Đừng bao giờ xao lãng, sự tập trung của mình. Giữ tâm chánh niệm luôn luôn, từng giây phút một, về mọi chuyện đang xảy ra, dù nó có là sự phồng xẹp ở bụng, hơi thở ra vào nơi mũi, cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng giữ chánh niệm, tập trung nơi đối tượng với một tâm quân bình và thoải mái.