CHÁNH NIỆM VÀ NỘI QUÁN
Chánh niệm là một kỷ
thuật để giữ cho tâm thức chúng ta liên tục trên đối tượng cho sự thiền quán của
chúng ta. Nó là thuốc giải cho sự quên
lãng. Vì những người bắt đầu có khả năng
này chi trong một mức độ nhỏ nhoi, chúng ta cần rèn luyện và làm tăng trưởng nó
bằng việc lập đi lập lại trong việc đặt tâm thức trở lại trên đối tượng.
Thông thường, hãy kiểm
soát để thấy tâm thức chúng ta có ở trên đối tượng hay không. Bằng việc làm điều
này qua nhiều lần, chúng ta sẽ đi đến chú ý một cách lập tức khi tâm thức chúng
ta đã trở nên bị xao lãng với điều gì khác.
Cuối cùng chúng ta sẽ chú ý khi tâm thức chúng ta sắp lạc khỏi đối tượng
hay đề mục, và chúng ta sẽ có thể giữ nó ở đấy.
Khả năng này là chánh niệm.
Kỷ năng cho việc nhận
ra phóng dật hay trạo cử đang ngăn chặn tâm thức khỏi việc củng cố trong sáng
và ổn định được gọi là “nội quán”. Sự nội quán thường xuyên này về việc đối tượng
trong sáng hay ổn định không được hoàn thành không phải với toàn bộ năng lực của
tâm thức nhưng giống như từ phần phụ, vì thế không làm chướng ngại đến sự tập
trung của tâm thức trên đối tượng.
Thật sự, để đạt được
năng lực chánh niệm mạnh mẽ, chúng ta cần giám sát chúng ta có đang ở trong sự
tập trung trên đối tượng hay không, nhưng chức năng đặc biệt của nội quán tại
thời điểm này là để thấy tâm thức có ở dưới sự ảnh hưởng của phóng dật và trạo
cử hay không, chứ không chỉ xem nó có trụ trên đối tượng hay không.
Với kinh nghiệm của
chính mình, chúng ta cần nhận ra khi nào mô thức thiền quán của chúng ta trở
nên quá hứng thú hay quá giải đải và quyết định sự thực tập tốt nhất để điều chỉnh
nó, như được giải thích trong hai phần tới.
Khi khả năng nội quán phát triển, chúng ta sẽ cần đạt đến một cảm nhận nội
tại đúng đắn về mức độ căng thẳng, giống như lên dây đàn tây ban cầm cho đến
khi sự quân bình đúng mức được thấy, không quá bổng cũng không quá trầm. Cuối cùng, như một kết quả của sự tích tập
kinh nghiệm, chúng ta sẽ có thể nhận ra phóng dật hay trạo cử ngay trước khi
chúng phát sinh và thực hiện những kỷ năng để ngăn ngừa chúng trổi dậy, xiết chặc
hay nới lỏng mô thức tâm ý của việc quán sát đối tượng.