“Chuẩn bị bài thuyết trình trên POWERPOINT khi trên FACEBOOK
vẫn còn FARMVILLE chưa được thu hoạch”
“Mua một chiếc áo rất đẹp nhưng biết rằng chẳng mấy khi mình
mặc tới”
“Quyết định đến một buổi tiệc mà chỉ dám đứng một mình,
không dám bắt chuyện cùng ai”
“Xem một bộ phim bom tấn không thuộc tuýp của mình”
“Lang thang trên net cả buổi tối dù mỗi trang chỉ dừng 2-3
phút để xem”
“Ném đồng hồ báo thức vào tường khi nó reo, rồi lăn ra ngủ
tiếp”
“Yêu đơn phương một ai đó”
“Nên chọn trường nào để theo học: theo bạn bè, theo cha mẹ,
hay là lựa đại nhỉ?”
.......
Đương nhiên, còn rất nhiều trường hợp khác để bạn đặt câu hỏi:
CẦN GÌ, MUỐN GÌ cho riêng mình, thậm chí bạn còn có thể trả lời những vấn đề lớn
hơn:
“Cái mình muốn, mình có thật sự cần nó hay không?”
“Mình muốn rất nhiều thứ, nhưng mình thật sự đam mê điều
gì?”
“Ngay lúc này, điều mình CẦN phải làm là gì?”
“Nếu ngày mai là ngày tận thế, mình sẽ MUỐn làm gì trong hôm
nay?”
Bốn chỉ số 'IQ tài chính' mà bạn nên biết
"Cần" và "Muốn"
Thử tưởng tượng một chút nhé. Bạn đang lượn lờ shopping
trong một trung tâm thương mại. Lúc ngang qua gian hàng thời trang, bạn tia được
một chiếc quần bò “đẹp ơi là đẹp”. Bạn quyết định rước nó về trong khi tủ quần
áo đã có những 5 em jean khác nhau. Nếu thường xuyên mua sắm với tâm lý như vậy,
chẳng chóng thì chày, túi tiền sẽ cạn. Đơn giản là vì bạn chưa phân biệt được
đâu là thứ mình cần và thứ mình muốn.
Hãy cân nhắc giữa việc cần và muốn nhé
Trong IQ tài chính, một món đồ giải quyết những nhu cầu còn
thiếu được gọi là thứ bạn cần. Ví dụ như chiếc USB tuy đang còn dùng được nhưng
thỉnh thoảng lại “chập cheng” thì việc bạn sắm thêm một cái nữa là điều hợp lý.
Trường hợp chiếc quần jean ở trên thì hoàn toàn khác. Vì rõ ràng, nó là thứ bạn
muốn chứ chẳng phải thứ bạn cần. Bởi nếu không có nó, bạn vẫn sống tốt như thường.
Hiểu mình thực sự cần gì và muốn gì, ví tiền cuả bạn mới luôn “khỏe mạnh”, “no
căng”.
“Làm bạn” với Mr. Bank
Thường xuyên nhét tiền vào ví, bạn sẽ tăng nguy cơ rủi ro
cho mình đấy. Vì rất có thể trong một phút đãng trí, bạn lỡ để quên đâu đó và
thế là bao nhiêu tiền có được bỗng dưng “mất hết sạch”. Gửi nhờ bố mẹ hoặc bạn
bè tuy có an tâm hơn nhưng lại dễ bị phụ thuộc. Thay vì vậy, bạn nên lập một
tài khoản ngân hàng. Chẳng những là nơi cất tiền an toàn, một tài khoản tiết kiệm
còn giúp bạn tăng thêm tiền của mình nhờ vào số lãi. Nhiệm vụ của bạn là tìm những
ngân hàng nào uy tín một chút và lãi suất cao.
Tiết kiệm lũy tiến
Mỗi tháng, bạn đều trích ra được một khoản nho nhỏ để bỏ ống
là một điều tốt. Nhưng sẽ tuyệt hơn nữa nếu bạn biết vận dụng thuật “lũy tiến”
cho việc tiết kiệm của mình. Nghĩa là tháng đầu, bạn tích cóp được 1 triệu thì
những tháng sau phải quyết tâm được nhiều hơn thế. Điều này rất cần thiết và dễ
thực hiên hơn hơn khi bạn gắn nó với những đối tượng cụ thể. Chẳng hạn như bạn
muốn mua một chiếc máy ảnh có giá 3 triệu đồng. Thay vì mỗi tháng bạn tiết kiệm
500k/tháng, bạn nên “tăng tốc” dần lên. Cứ như vậy, không cần đến nửa năm, bạn
cũng đã đủ tiền mua máy ảnh.
Tiết kiệm là rất tốt nhưng hãy làm cho tiền của bạn sinh lời
hơn nữa .
Tuy nhiên, tiết kiệm không giúp chúng ta giàu có mặc dù bạn
sẽ trắng tay nếu như kiếm được đồng nào “xào” ngay đồng ấy. Bởi mục đích chính
của việc tiết kiệm, không phải là để bạn giàu mà đó là một trong những cách
giúp chúng ta kiểm soát ngân sách chi tiêu. Dành thời gian phát triển công việc
làm thêm bạn sẽ giàu có hơn.
Lãi suất tự động
Trong khi rất nhiều người làm quần quật cả ngày mới đủ sống
thì cũng có không ít người chẳng phải gì, tiền vẫn chen chân chui vào túi họ.
Bí quyết nằm gói gọn trong 4 từ: “lãi suất tự động”. Tức là những công việc
mang đến cho bạn một khoản thu nhập “đến hẹn lại trả” mà không cần tốn chút sức
lực nào hết.
Khác với lãi suất “nhỏ giọt” mỗi khi gửi tiết kiệm, bạn hoàn
toàn có thể giàu lên nhanh chóng nhờ lãi suất tự động. Những người cho thuê nhà
trọ, văn phòng hay chủ cửa hàng, quán cà phê thường kinh doanh theo kiểu này.
Chẳng phải đến tận công ty mỗi ngày như bao người khác song đều đặn hàng tháng,
họ vẫn kiếm được một khoản tiền rất khá. Đó là chưa kể thu nhập từ những công
việc khác. Việc bạn cần làm là tìm hiểu xem, công việc hoặc kiểu kinh doanh nào
có thể đem lại lãi suất như vậy.
Các vấn đề trên ghe có vẻ hơi “quá” so với độ tuổi chúng
mình phải không nhưng càng có ý thức làm giàu sớm, bạn càng có nhiều cơ hội. Vì thế, bạn hãy chịu
khó trau dồi kiến thức về tài chính bên cạnh việc học văn hóa.
Tiin.vn -
(Sưu tầm trên mạng)