Có số mệnh riêng cho từng cá thể hay không, đến nay chúng ta
vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác.
Mặc dù lịch sử đã bước vào thời kỳ du hành vũ trụ với nền
văn minh ” kỹ thuật số” hậu công nghiệp.
Con người sinh ra nhiều người có các điều kiện gần như nhau,
tại sao người này thì thành đạt dễ dàng, người khác lại thất bại thảm hại?
Có người luôn luôn gặp may mắn, thuận lợi cứ tự nhiên đến để
họ “Toạ hưởng kỳ thành”; có người lại liên tiếp bị tai họa, có khi toàn ” tai
bay vạ gió”, đến nỗi không ngóc đầu lên được, công lao rèn luyện học tập đành
trở thành vô dụng.
Nhiều người có học vấn, không tin ở số mệnh, cho là do “ngẫu
nhiên”, do gặp may hay vận rủi hết, mà may rủi thì thời nào cũng có. Còn lại là
do cá tính và quyết tâm của từng người tạo ra cả, họ cho số mệnh chỉ là điều mê
tín nhảm nhí, không đáng tin cậy.
Nghiên cứu đến cùng thì chính khoa học và toán học cũng cho
rằng: cái gọi là ngẫu nhiên cũng phải xảy ra theo quy luật tất nhiên, chỉ có điều
chúng ta không để ý và không tìm hiểu kỹ mà thôi.
Còn vận may, vận rủi là gì, tại sao đến với người này mà
không đến với người kia? Cuối cùng, tin hay không tin, nhiều người vẫn phải
quay về ” vận số” không thể loại bỏ nó khỏi sự quan tâm của rất nhiều người
trong cộng đồng.
Vận số không phải chỉ chi phối đời người mà còn chi phối cả
thời cuộc! Tại sao có thời đại thế giới lại sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi
còn lưu tên tuổi đến ngày nay, trái lại có thời kỳ thế giới lại lâm vào suy
thoái toàn cục chiến tranh, chết chóc, lụt lội cùng đủ loại thiên tai?
Nghiên cứu Vận số con người trở thành mối quan tâm lớn của
các học giả trong mọi thời đại. Thời chiến tranh, người ta chẳng có thì giờ
nghĩ đễn nó. Hoà bình lập lại, cuộc sống ổn định, người ta lại có thì giờ quan
sát và suy nghĩ đến những vấn đề nhân văn. Các kinh nghiệm của người xưa do đó
được nhiều người chú ý khai thác.
Khởi thuỷ con người tìm hiểu số mệnh thông qua các vì sao
trên trời. Đó là nguồn gốc của khoa chiêm tinh cổ ở phương Đông cũng như phương
Tây.
Từ thế kỷ thứ 19 và nhất là thế kỷ 20 đến nay, do ảnh hưởng
lớn lao của khoa học kỹ thuật và phương pháp tư duy thiên về “cơ lý” của người
phương Tây, khoa Chiêm Tinh trở thành một phương pháp mê tín, hầu như bị loại bỏ
khỏi đầu óc con người.
Những nghiên cứu về số mệnh và tâm linh cũng không còn được
đề cập tới. Tuy nhiên ở phương Đông các công trình nghiên cứu về vận mệnh đời
người có xu hướng gắn liền với lịch toán thiên văn và đều dựa trên nguyên lý nhị
phân, không đi theo con đường thiên văn về Chiêm Tinh như của Phương Tây cổ.
Do đó rất nhiều công trình nghiên cứu về vận số cổ của Á
Đông là những phép xác suất toán học có sức sống rất bền vững, làm say mê nhiều
người qua các thế hệ, còn để lại đến ngày nay. Vì khoa học cơ lý Tây Phương gạt
hết vấn đề vận số và tâm linh ra khỏi đối tượng nghiên cứu, nên tri thức của
con người ở thế kỷ 20 về hai vấn đề trên rất ít.
Nhiều học giả lỗi lạc của cả phương Tây lẫn phương Đông đều
cho rằng: thế kỷ 21 này sẽ là thế kỷ của con người và tâm linh, nếu không sẽ chẳng
có gì cả. Trong khi những thành quả khoa học của phương Tây về hai vấn đề trên
lại phong phú và đã bị nhét tất cả vào chiếc “bị mê tín”.
Ngày nay chúng ta nên thống nhất nhận định rằng: ” Phủ nhận
mọi thành quả của các xã hội truyền thống cũ, chụp lên cho tất cả chiếc mũ “mê
tín, lạc hậu”, có nghĩa là xoá bỏ mọi tâm huyết của biết bao thế hệ tổ tiên, là
một việc thiếu cả con tim lẫn khối óc”.
Kho tàng trí tuệ của các học giả cổ Á Đông đóng góp cho nhân
loại trong vấn đề tâm linh và vận số của con người để lại rất lớn. Nếu có gi
đáng tự hào thì chính là kho tàng này.
Chúng ta tìm thấy trong đó những tìm tòi nghiêm túc nhất về
các môn phân loại tính cách con người, đối với cộng đồng xã hội, phân loại của
vị trí con người trong không gian thời gian, gắn con người với vũ trũ hiện hữu.
Những nghiên cứu này phần lớn tập thể của những trí thức lối
lạc thời xưa, những nhà khoa học bảng cũ, những học giả có tên tuổi của nền học
vấn cố. Về mặt trí tuệ họ không thua kém gì chúng ta ngày nay, nếu không muốn
nói rằng nhiều vấn đề còn hơn hẳn số đông hiện tại.
Chỉ riêng vấn đề cổ nhân phát hiện ra cách viết các con số
theo Hệ Nhị Phân (bằng vạch liền và vạch đứt) theo các quẻ Dịch đã đi trước ông
thuỷ tổ của phép Nhị Phân hiện đại là Leipnitz đến trên ba ngàn năm (chính
Leipnitz đã công nhận điều này).
Tiếp theo đó là cổ nhân đã phát hiện nhưng nguyên lý của hệ
toán “Âm Dương” (hệ Nhị Phân) có tính phổ quát trong vũ trụ, có nghĩa là nhưng
nguyên lý đó là nhưng quy luật chung của vạn vật.
Do đó mà người xưa đã rút từ những quy luật biến hoá của “Tướng
Số”. Nhị Phân áp dụng cho mọi môn dự báo cổ, kể cả dự báo về thời cuộc và xã hội
nhân văn.
Trong kho tàng lý thuyết hiện đại của phương Tây nghiên cứu
về nhân cách của con người chỉ có một vài công trình y học nhằm phân con người
ra ba loại thể chất của V.Páplốp hay phép phân loại theo môn phân tâm học dựa
trên “Hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai” của Freud là có
giá trị và có thể so sánh với các nghiên cứu của các học giả cổ Á Đông.
Các lý thuyết cổ tuy chưa đạt đến độ hoàn thiền cao,nhưng
chúng sâu sắc và nghiêm túc, chưa thấy có công trình tương ứng nào nghiên cứu về
vận số con người của phưong Tây sánh nổi.
Vì vậy tìm hiệu lại vấn đề này để bảo tồn những gì là đúng đắn
xuất phát từ những lao động rất nghiêm túc của thời xưa là một việc làm mang
tính kế thừa nhân văn ,rất đáng trân trọng.
Trong kho tàng trí thức cổ có rất nhiều môn học nhằm dự báo
thời vận và vận số của con người như: Số Thái Ât, Số Độn Giáp, Độn Lục Nhâm, Độn
Lục Diệu, Độn Bát Môn, Số Cứu Tinh v.v…
Tất cả đều là những phép xác suất dựa trên lý thuyết “Âm
Dương - Ngũ Hành”. Đã là xác suất thì tỉ lệ đúng chỉ đạt 60-70 %. Không có phép
nào tuyệt đối cả. Cổ nhân gắn với con người vào những điều kiện thiên văn lịch
toán cụ thể của thời điểm họ sinh ra.
Chính các thời điểm cụ thể đó, không chỉ chi phối cả sự thịnh
suy của cả thời cuộc trong từng giai đoạn mà còn chi phối cả vận mệnh của con
người. Họ cố khám phá màn bí mật bao phủ lên đời người để hi vọng dự báo trước
được đôi điều có ích.
Chúng ta được may mắn sống trong thời đại đầy biến động của
thế kỷ 20, một ” thế kỷ biến cố toàn cầu” có tính chất đại diện cho nhiều thiên
niên kỷ cộng lại. Nhờ đó mà trong phạm vi ngắn ngủi của mỗi chúng ta, đã có thể
tự mình chứng kiến biết bao số phận con người do thời cuộc tác động đến mà
không thể cưỡng lại.
Những vận may đến tột đỉnh của biết bao kẻ tầm thường, những
tai họa khắc nghiệt của bao người lương thiện, những thiên tai bỗng chốc xuất
hiện, những vì sao tưởng như vĩnh hằng bỗng chốc vụt tắt, kẻ giàu sang tưởng suốt
đời no đủ bỗng hoá ra bị chết đói; kẻ mới vừa đây túng khó, bỗng trở thành tỷ
phú mà chính họ cũng không lường trước được.
Biết bao số phận kỳ lạ của con người, trước kia chúng ta chỉ
được đọc lác đác trong tiểu thuyết, trong các sách cổ hay trong các câu chuỵen
thần thoại, lịch sử, nay bỗng xảy ra liên tiếp và dày đặc trong thời đại chúng
ta. Nó bắt ta phải quan tâm đến một đề tài cũ rích nhưng đầy khó khăn là “Vận Số
con người”.
Vì thế mà các môn Vận số nhân học cổ Á Đông bỗng nhiên được
nhiều người lục tìm và khảo sát dưới ánh sáng tư duy mới của thời hiện đại. Một
số người bỗng phát hiện ra một “lỗ hổng” lớn trong tri thức của chính mình, phần
nhiều lại là những người có học vấn rất cao của mọi ngành chuyên môn, nhất là đối
với các môn học cổ của nền văn hoá Á Đông, nơi chính họ đã được sinh thành! Phải
chăng trí tuệ con người chỉ đơn thuần là phần tri thức về cơ lý?
Nhận thấy chỗ còn thiếu vắng trong trí tuệ khoa học của
mình, nhiều người bắt đầu lao vào truy tìm các kiến thức về ” tiềm thức”, về
“vô thức”, về “ngoại cảm”, về “tâm linh” v.v…
Con người ở thế kỷ 20 thì hầu như không những chỉ phủ nhận vấn
đề đầu thế kỷ 21, khi những máy móc tự động bắt chước trí khôn con người đã lần
lượt xuật hiện, nhiều người mới bắt đầu nhận ra rằng, dù máy móc có siêu đẳng đến
mấy, có thắng được cả ” vua cờ” Kacsparốp trên thế giới, nhưng cũng không thể
có “tâm hồn” như con người. Chúng chỉ là những máy tính tinh xảo siêu tốc được
chương trình hoá. Người ta bắt đầu để ý đến những bí mật của “tâm linh”.
Ngày nay để nghiên cứu lại những vấn đề thuộc các khoa dự
báo cổ chúng ta phải dùng ngôn ngữ thuộc toán học hiện đại để diễn tả những
khái niệm cổ mà nhiều người đã nhầm lẫn với mê tín. Ví dụ nói “Âm Dương - Ngũ
Hành” thì nhiều người dễ cho là một khái niệm “mê tín”, nhưng nếu diễn tả đó là
một ” Hệ Toạ độ không gian” cổ gồm 5 số của người xưa thì nhiều người dễ chấp
nhận hơn.
Hoặc dùng ngôn ngữ hiện đại như “mất an toàn” thay cho từ
“ngũ quỷ” mà người xưa dùng để chỉ sự mất an toàn, dễ bị quấy phá; dùng “nguy
hiểm chết người” thay cho từ “tuyệt mệnh” cổ…
Cần chú ý rằng ngôn ngữ mà người xưa dùng trong các khoa Vận
Số thường được cô vào những danh từ hay tính từ ngắn gọn nhưng giàu “hình tượng”
về một khái niệm, để khi đọc hay trao đổi người nghe dễ hiểu mà không cần phải
giải thích nhiều. Chính do đó mà ngày nay dễ nhầm lẫn với khái niệm “mê tín”!
(st)