Niềm tin, người ta vẫn thường gọi tên nó, nhắc nhiều về nó.
Nhưng có mấy ai thực sự hiểu được sức mạnh của nó đến đâu, khi chưa từng rơi
vào khó khăn hay tuyệt vọng?
Con người ta thường vô tình giống như tiểu hoàng tử kia: Chỉ
hiểu thôi, chứ chưa hề thấu triệt. Chưa từng đói, sẽ không hiểu được cảm giác của
dân chúng đói khát đến tận cùng. Cũng như chưa từng mắc bệnh viêm phổi, sẽ
không hiểu được cảm giác của Giôn-xi khi đếm từng chiếc lá thường xuân cuối
cùng.
Và khi đó, niềm tin xuất hiện để mang đến những sức mạnh kì
diệu mà chính bản thân ta cũng chưa từng nghĩ tới. Nó đã thay đổi một vị hoàng
tử, tạo nên một minh quân; cũng đã mang đến cho nhân vật trong tác phẩm “Chiếc
lá cuối cùng” của O. Henry sự sống.
Khó khăn đau khổ không phải là điều không tốt, chính nó giúp
cho chúng ta sống một cuộc đời thật sự hơn.
Chỉ cần, dù cho bất cứ điều gì xảy ra, cũng đừng để mình mất
đi niềm tin của chính mình là được, bạn nhé!
Điều gì làm nên giá trị của Instagram? - Đó chính là sự trải
nghiệm
Cộng đồng mạng những ngày này đề cập nhiều về thương vụ tỉ
đô la Facebook mua lại dịch vụ ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh Instagram, trong đó
có lý do Facebook mua Instagram, về điều gì làm nên giá trị cho Instagram…
Vài ngày trước khi thông tin này được xác nhận, có thông tin
đồn đoán rằng giá trị của Instagram chỉ ở mức 500 triệu đô la Mỹ, thậm chí chỉ
là 300 triệu đô la Mỹ trong vài tháng trước và một năm trước đây, công ty này
chỉ đáng giá 100 triệu đô la Mỹ. Vậy lý do để Facebook mua lại Instagram với mức
giá gấp đôi so với giá mà các chuyên gia phân tích đã dự đoán về nó là gì?
Trên trang Timeline của mình, Mark Zuckerberg – CEO của
Facebook đã chia sẻ lý do mà họ chi đến 1 tỉ đô la Mỹ tiền mặt và cổ phiếu để
có được Instagram: “Đây là một dấu mốc quan trọng đối với Facebook bởi lần đầu
tiên chúng tôi có thể sở hữu một sản phẩm và công ty có rất nhiều người sử dụng.
Cung cấp cho người dùng những trải nghiệm chia sẻ hình ảnh tốt nhất là lý do giải
thích cho việc có rất nhiều người sử dụng Facebook. Chính vì thế, chúng tôi biết
rằng sự kết hợp giữa Facebook và Instagram sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho
người dùng”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lại không có cùng suy nghĩ với
CEO của Facebook. Họ cho rằng mạng xã hội này đang tỏ ra e ngại với sự phát triển
của Instagram bởi chia sẻ hình ảnh là một trong những tính năng được chú trọng
nhiều nhất trên Facebook mà Instagram thì đang tấn công vào điểm này của họ
thông qua việc chia sẻ hình ảnh qua các thiết bị di động. Đây có thể là một
trong những lý do khiến Facebook không tiếc tiền để mua lại Instagram.
Hoàn toàn trái ngược với Facebook, Instagram được xây dựng dựa
trên trải nghiệm của người dùng. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã
hội, mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và
cảm xúc về các bức hình. Facebook và Instagram là hai công ty hoạt động với
cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận thì lại hoàn toàn khác nhau.
Instagram cũng đang có được những gì mà Facebook đã từng có:
một cộng đồng người dùng đông đảo. Người dùng có thể yêu thích và muốn sử dụng
Facebook nhưng với Instagram thì chỉ có thể dùng từ "yêu". Và đó cũng
là cái Facebook đang thiếu khi mà Instagram thực sự hướng tới những trải nghiệm
của người dùng.
Bên cạnh đó, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của
người dùng thiết bị di động. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội
mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm
xúc về những khoảnh khắc trong cuộc sống của họ thông qua hình ảnh. Vì vậy, việc
Facebook mua lại Instagram là để đáp ứng một trong những tính năng cần thiết nhất
của họ, đó là biến dịch vụ mạng xã hội mà hãng này đang cung cấp trở nên hấp dẫn
hơn trên thiết bị di động.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều dịch vụ chia sẻ
hình ảnh trực tuyến xuất hiện và cạnh tranh với nhau như Flickr, Picasa của
Google hay Photobucket của Myspace. Tuy nhiên, Instagram lại là ứng dụng chia sẻ
hình ảnh kiêm mạng xã hội dành cho điện thoại di động.
Instagram đã được hai nhà phát triển Kevin Systrom và Mike
Krieger giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10-2010 và có trụ sở tại San
Francisco (Mỹ) với tổng cộng 13 nhân viên. Điểm đặc trưng của ứng dụng chỉnh sửa
ảnh này là sẽ cho ra những tấm ảnh hình vuông với các hiệu ứng mang màu sắc cổ
điển.
Với ứng dụng Instagram, các thành viên chỉ cần lập tài khoản
miễn phí để có thể chụp ảnh từ điện thoại và thêm hiệu ứng, tạo ra những bức ảnh
giống với phong cách cổ điển như chụp bằng máy ảnh phim và rửa ảnh bằng các hóa
chất.
Sau đó người sử dụng có thể chia sẻ với hàng loạt các dịch vụ
mạng xã hội như Facebook hay Twitter hay cả dịch vụ mạng xã hội của riêng
Instagram. Họ cũng có thể xem và bình luận bộ sưu tập hình ảnh của những người
khác.
Ban đầu, ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị của Apple
như iPhone và iPad, thu hút gần 30 triệu người sử dụng chỉ trong vòng hai năm.
Vào đầu tháng 4 này, Instagram đã bổ sung thêm phiên bản Instagram dành cho điện
thoại sử dụng hệ điều hành Android, chạm mốc một triệu người sử dụng chỉ trong
vòng 12 giờ đồng hồ.
Việc mua lại Instagram sẽ giúp Facebook cải tiến tính năng
chỉnh sửa ảnh trên các thiết bị di động. Đại diện của Instagram khẳng định sẽ
không có sự thay đổi trong cách thức hoạt động của ứng dụng trong thời gian tới
và họ chỉ bắt tay với Facebook để phát triển và xây dựng mạng lưới.
Ngoài ra, CEO của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới còn
cho biết thương vụ này sẽ không ảnh hưởng đến việc tích hợp Instagram vào các mạng
xã hội đối thủ của Facebook: "Chúng tôi nghĩ rằng việc Instagram được kết
nối đến các dịch vụ khác chính là một phần quan trọng của việc trải nghiệm.
Chúng tôi dự định sẽ vẫn giữ lại tính năng chia sẻ lên các mạng
xã hội khác, tùy chọn không chia sẻ lên Facebook nếu người dùng muốn như thế,
và cuối cùng là cho phép chạy tính năng theo dõi (follow) độc lập với danh sách
bạn bè trong Facebook".
Nguồn doanhnhanvnwwebblog