Tuesday, January 29, 2013

Sức mạnh của những trải nghiệm đầu tiên


Tình yêu & Tình dục

Lứa tuổi đầu 20, chúng ta phát triển và nội tâm hoá 1 tường thuật có tính chất tự truyện về cuộc đời của chúng ta, giải thích rõ ràng chúng ta là ai, và như thế nào trong tương lai - Dan McAdams, 1 nhà tâm lý tại Northwestern và là tác giả cuốn sách' The Redemptive Self: Stories Americans Live By'. Câu chuyện của chúng ta có những cảnh quan trọng - những cảnh cao trào, những cảnh thấp và những bước ngoặt - và 1 trải nghiệm đầu tiên có thể là bất kỳ điều gì trong những cảnh đó.

Một phần của lý do tại sao những kinh nghiệm đầu tiên ảnh hưởng đến chúng ta rất mạnh mẽ là vì chúng in dấu trong tâm hồn chúng ta với 1 sự sinh động, sâu sắc, mạnh mẽ và không phai tàn như những ký ức khác. Bạn có thể không nhớ nụ hôn thứ 4 hoặc thứ 20 bạn từng có, nhưng bạn gần như chắc chắn nhớ nụ hôn đầu tiên của bạn. Điều này được biết đến như là hiệu ứng thứ nhất.

David Pillemer, nhà tâm lý trường đại học New Hampshire nói: Khi mọi người được yêu cầu nhớ lại những kỷ niệm thời đại học, 25% trong số những điều họ nhớ đến từ những tháng thứ 1,2 hoặc 3 của năm đầu tiên. Những điều mọi người nhớ 1 cách sinh động nhất là những sự kiện như nói tạm biệt bố mẹ họ, gặp những người bạn cùng phòng đầu tiên, và lớp học đầu tiên của họ. Trong thực tế, khi các nhà tâm lý yêu cầu những người già nhớ lại những sự kiện của cuộc đời họ, những sự kiện thường được họ nhớ nhất xảy đến với họ vào cuối tuổi thanh thiếu niên và những năm đầu tuổi 20. Chúng ta cũng nhớ lại tốt hơn những sự kiện thế giới, âm nhạc, những cuốn sách và bộ phim xảy đến trong suốt những phần lúc đầu đời của chúng ta. "Những ký ức đầu đời" này xuất hiện vì đó là thời gian chúng ta có hầu hết những trải nghiệm đầu tiên, nhà tâm lý Jefferson Singer giải thích.

Hãy xem xét về nụ hôn đầu tiên hoặc quan hệ tình dục đầu tiên. Chúng có thể tạo ra những cảm giác rất mới và không quen, được trải nghiệm gần như là không thực, huyền ảo. "Khi bạn yêu cầu ai đó kể về nụ hôn đầu tiên của họ, dù họ không phải nhà văn nhưng bạn có thể nhìn thấy tài hùng biện, thơ, ẩn dụ, phép cải dung và phép cường điệu", nhà tâm lý John Bohannon III - ở đại học Butler nghiên cứu về những nụ hôn đầu tiên- cho biết. Đó là cảm giác hồn lìa khỏi xác - sự thú vị trong suốt 1 nụ hôn, sự khó chịu khi bạn lần đầu tiên chịu đựng đau khổ từ cái chết của 1 người thân yêu - là phổ biến trong những trải nghiệm đầu tiên, là những cảm xúc của sự không thực, quá kỳ lạ và huyền ảo.

Những cảm giác cảm xúc mãnh liệt đó đã làm cho những trải nghiệm đầu tiên khắc sâu trong trí nhớ, tạo ra cái mà các nhà tâm lý gọi là "những ký ức duy nhất" (flashbulb memories). Những ký ức như nụ hôn đầu tiên, cuộc hẹn hò đầu tiên, ngày đầu tiên đi học, ngày sinh của đứa con đầu tiên, thu hút tất cả các giác quan của chúng ta cùng 1 lúc.

Bên cạnh sự tham gia của cảm xúc, những trải nghiệm đó cũng đầy ắp tính mới lạ. "Sự mới lạ thúc đẩy dopamine và norepinephrine, những hệ thống não gắn liền với sự tập trung chú ý và phần thưởng," nhà nhân chủng học Helen Fisher (tác giả cuốn sách "Why Him? Why Her?") giải thích.

Một mối tình đầu lãng mạn có 1 yếu tố quan trọng của sự mới lạ: "Đó là lần duy nhất bạn yêu khi bạn chưa bao giờ bị tan nát trái tim", nhà xã hội học Laura Carpenter (đại học Vanderbilt) và là tác giả cuốn sách "Virginity Lost: An Intimate Portrait of First Sexual Experiences". Bạn có thể có những mối quan hệ tốt hơn sau này, nhưng không bao giờ là 1 mối tình mà bạn chưa bao giờ bị tổn thương.

Những mối tình đầu đầy sức mạnh có thể in vào trong tâm trí bạn và nó có thể được kích hoạt trong những mối quan hệ sau này - nhà tâm lý Susan Andersen, nghiên cứu về những biểu tượng tinh thần của những người quan trọng. Nếu bạn gặp 1 ai đó nhắc bạn về (thậm chí là) 1 chút về người yêu cũ - cho dù nó là sự giống nhau về ngoại hình hoặc 1 sự giống nhau về thái độ, cử chỉ, giọng nói, cách chọn từ, hoặc những sở thích - Andersen nói nó có thể thu hút biểu tượng bạn có trong trí nhớ của bạn. Hiệu ứng này được gọi là sự chuyển dịch (transference).

Không chỉ có những phẩm chất của 1 người bị chuyển dịch trong tâm trí của bạn - mà những cảm xúc cũ, những động cơ cũ và những kỳ vọng cũ của bạn cũng bị kích hoạt lại. Nếu 1 nguời mới nhắc bạn về người yêu cũ bạn vẫn yêu, những nghiên cứu của Andersen cho thấy, bạn sẽ thích người mới đó nhiều hơn, muốn gần gũi với họ và thậm chí bắt đầu lặp lại những hành vi bạn từng làm với ex của bạn. Những hành vi bạn làm với người mới này, ít nhất tạm thời sẽ xác nhận những kỳ vọng của bạn. Bằng cách tương tác với họ theo 1 cách cụ thể, bạn sẽ làm cho người mới này hành động giống như ex của bạn. Đó là kỳ vọng của bạn trở thành hiện thực.

Mất mát

Trong cuốn sách "Lolita" của Vladimir Nabokov, nhân vật phản diện Humbert Humbert mô tả về Annabel, 1 cô bé hàng xóm thời thơ ấu yêu anh ta say đắm trong 1 mùa hè, sau đó chết vì bệnh phát ban: "Tôi tua đi tua lại những ký ức đau khổ đó".

Sự mất mát đầu tiên khác biệt về chất so với những mất mát sau này vì chúng nhấn chìm chúng ta vào thực tế lạnh lùng rằng chúng ta liên tục có nguy cơ bị mất người chúng ta yêu thương nhất - 1 khái niệm chúng ta biết về mặt lý trí đến 1 độ tuổi nào đó, nhưng nó không cảm thấy thực cho đến khi nó thực sự xảy đến với chúng ta.

"Chúng ta bám lấy sự gắn bó trong 1 thế giới của sự vô thường," nhà tâm lý Robert Neimeyer nói (đại học Memphis, nghiên cứu làm thế nào con người rút ra ý nghĩa từ sự mất mát và đau thương). "Chúng ta dàn xếp với sự căng thẳng đó như thế nào hình thành nên con người chúng ta."

Sự mất mát đầu đời có thể phá hoại khả năng tin tưởng hoặc cảm thấy an toàn của bạn, hoặc gắn bó bản thân trọn vẹn trong những mối quan hệ sau này, Singer giải thích. Có 1 mối liên kết rõ ràng giữa sự mất mát đầu đời và trầm cảm, và mất mát đầu đời cũng gắn liền với giảm khả năng hình thành những mối gắn bó sau này.

Nhưng nhiều người phát hiện thấy sau khi sống sót từ 1 mất mát đau thương, họ trở nên phục hồi nhanh hơn. Những người lạc quan vượt qua mất mát tốt hơn người ít lạc quan.

Nhưng yếu tố dự đoán lớn nhất của khả năng phục hồi khi đối mặt với sự mất mát là 'tạo ra ý nghĩa' (sense-making), dệt trải nghiệm đó thành 1 tường thuật lớn hơn về chúng ta là ai và cuộc sống của chúng ta, Mary-Frances O'Connor, 1 nhà khoa học hành vi ở UCLA nghiên cứu về nỗi thương tiếc (grief). Cha của Robert Neimeyer đã tự tử khi ông là 1 đứa trẻ và ông đã cống hiến cuộc đời mình để nghiên cứu con người rút ra ý nghĩa từ sự đau thương như thế nào.

Con người bị mắc kẹt bởi sự mất mát hoặc sang chấn đầu đời - như những nạn nhân của tội phạm hoặc bị bạo hành - có nguy cơ rút ra những kết luận vô lý về thế giới hoặc về vị trí của họ trong thế giới. Có lẽ người bạn trai đầu tiên của bạn bạo hành bạn. Bạn có thể kết luận 1 cách sai lầm rằng bạn không đủ chu đáo - trong khi sự thật là nó có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Đó là cái bẫy của những trải nghiệm đầu tiên. Vì chúng đáng nhớ, không thể quên được, chúng xuất hiện dễ dàng trong tâm trí và chúng ta khái quát hoá quá mức khi rút ra những kết luận về kiểu người của chúng ta. Những trải nghiệm đầu tiên tích cực có thể truyền cảm hứng cho chúng ta suốt đời, nhưng những trải nghiệm tiêu cực đầu tiên có thể khó mà vượt qua.

Vì vậy, nếu bạn quá tập trung vào 1 sự kiện tiêu cực như là 1 bước ngoặt trong cuộc đời bạn, hãy hỏi bản thân: Liệu những gì đã xảy ra có thực sự phẩm ánh bạn là ai không? Hoặc những người khác đưa ra những sự lựa chọn tương tự trong những hoàn cảnh tương tự? "Trong những trải nghiệm lặp đi lặp lại, chúng ta hiểu được những yếu tố hoàn cảnh bên ngoài chúng ta" Singer nói. "Nhưng đối với lần đầu tiên, chúng ta không có bối cảnh, vì vậy chúng ta nhiều khả năng xem nó như 1 sự phản ánh về tính cách của chúng ta."

Những lời nói dối

Hai phụ nữ đã kể lại chi tiết câu chuyện về lời nói dối đầu tiên của họ với nhà tâm lý Bella DePaulo (đại học Harvard, nghiên cứu về sự lừa dối). Người thứ nhất kể 1 câu chuyện về làm thế nào cô í muốn đi ra ngoài vào 1 tối khi còn là 1 đứa trẻ nhưng bị cha cấm. Nhưng cô vẫn đi và nói dối cha về nơi cô đi. Khi ông tin toàn bộ câu chuyện, cô nhận ra mình có 1 tài năng mới và cô thoải mái nói dối kể từ đó.

Người thứ 2 kể 1 câu chuyện khi còn là 1 bé gái, cô đã rất tò mò về bạn trai của chị cô. 1 đêm cô trốn trong phòng với điện thoại và nghe họ nói chuyện. Khi cha cô đi vào và bắt gặp, cô hoảng sợ và thốt ra, "Con chỉ đang lau điện thoại!" Cảm thấy tội lỗi vì lời nói dối, cô ngay lập tức thú nhận và xin lỗi, quyết định sẽ không bao giờ nói dối nữa.

Lời nói dối đầu tiên không được xã hội chấp nhận. Bạn nhận ra 1 khả năng mà bạn không biết là mình có. Đối với sự trung thực cực kỳ hoặc cực kỳ không trung thực, lời nói dối có thể tiết lộ tính cách: 1 quyết định sẽ không bao giờ lặp lại hành động đó, hoặc sự nhận ra đây là 1 cách hành xử mới. Nhưng đối với nhiều người nằm giữa 2 cực này, những hậu quả của lần nói dối đầu tiên phụ thuộc vào phản ứng của 1 người trước nó, DePaulo nói. Nếu chúng ta làm 1 việc gì đó mà chúng ta không nên - ví dụ ăn cắp - và bị phát hiện và bị phạt, chúng ta có thể khắc cốt ghi tâm bài học ăn cắp là sai, không kết nạp nó vào hệ thống giá trị của chúng ta. Nhưng nếu không bị ai phát hiện, chúng ta có thể quyết định rằng đó không phải vấn đề lớn.

DePaulo giải thích "Những trải nghiệm đầu tiên nói với bạn điều gì đó về bản thân bạn và những điều bạn thích trong 1 tình huống mới". "Nó kiểm tra môi trường xã hội và xem cách người khác phản ứng, nhưng nó cũng kiểm tra bạn là ai, bạn nghĩ về bản thân mình như thế nào và liệu bạn có muốn trở thành con người đó."

Nếu bạn có được sự phấn khích từ việc nói dối, thật dễ dàng để bạn lặp lại hành vi đó lần tới.

"Nó được gọi là hiệu ứng vi phạm sự kiêng khem"(the abstinence violation effect), Singer giải thích. Nếu tôi sẵn sàng lầm lỡ lần thứ nhất, thì tại sao không có lần thứ hai? Bây giờ tôi không còn là 1 người ăn kiêng nữa, tôi có thể ăn cái bánh khác. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng với việc ăn kiêng mà còn với những sự vi phạm lớn khác. Nếu bạn là 1 người lính, lần đầu giết người của bạn có thể buộc bạn suy ngẫm về đạo đức và cái chết. Nhưng giết ai đó có thể không cảm thấy như 1 vấn đề lớn trong lần thứ 2.

Với những vi phạm cũng như với những trải nghiệm lần đầu tiên khác, điều quan trọng cần nhớ là 1 hành động không định nghĩa về bạn. Khi những nhà tâm lý điều trị cho những người nghiện bắt đầu uống lại, nhà tâm lý nói "Bạn không tái nghiện đâu, bạn chỉ lầm lỡ 1 lần". Nhưng "nếu bạn ngụy biện rằng 'Bây giờ nó đã kết thúc' thì khi đó bạn có thể dễ dàng hợp lý hoá cho lần uống tiếp theo và tiếp theo và tiếp theo và nó sẽ là sự tái nghiện. Nhưng 1 sự lầm lỡ có thể được sửa chữa."

Thành công

Năm 1982, trước khi Michael Jordan là Michael Jordan, anh í là 1 sinh viên trường đại học North Carolina. Anh đã chơi bóng rổ tốt, nhưng khi là sinh viên năm nhất 19 tuổi, anh liên tục bị đàn anh làm lu mờ. Khi trường North Carolina bước vào trận đấu tranh chức vô địch NCAA với trường Georgetown, điều gì đó đã thay đổi trong lối chơi của Jordan. Trong 3 hiệp đầu của trò chơi, anh ghi 14 điểm. Nhưng nó vẫn chưa đủ. Đội Georgetown được dẫn dắt bởi những ngôi sao Patrick Ewing đã chiến thắng 62 - 61, trận đấu chỉ còn 17 giây. Khi đó, trận đấu dường như kết thúc thì Jordan đã thực hiện 1 trong nhưng cú ném bóng nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng rổ giúp đội North Carolina dành chức vô địch.

Cú ném thành công đầu tiên đó là 1 bước ngoặt, Jordan nhớ lại vài năm sau đó. Nó đem lại cho anh sự tự tin. Trong phần còn lại của sự nghiệp của anh, đặc biệt khi anh cần tập trung cao độ để ném bóng, anh sẽ nhớ lại giây phút đó để làm cho bản thân ở trong 1 trạng thái chiến thắng. Anh sử dụng cú ném đầu tiên đó để thi đấu trong những tình huống căng thẳng, như là nền tảng cho sự tự tin của anh khi thực hiện những cú ném khác. Anh nói với bản thân 'Tôi đã làm được điều này trước đây, tôi có thể làm lại nó.'

Singer giải thích, sự thành công đầu tiên mang lại thức ăn cho cảm nhận về bản sắc cá nhân của bạn như là 1 người thành công. Nó tiết lộ 1 điều gì đó trong tính cách bạn mà trước đây không rõ ràng. 'Tôi có thể làm được điều này. Đây là con người tôi.'

Tất nhiên là những thất bại đầu tiên cũng có thể đáng nhớ như những thành công đầu tiên. Nếu bạn thi trượt, bạn có thể bắt đầu cảm thấy như 1 kẻ thua cuộc. Và thất bại luôn luôn là 1 khả năng. Nhưng điều khác biệt giữa những người xuất sắc với phần còn lại trong chúng ta là khả năng gạt những trải nghiệm tiêu cực đằng sau họ. Ginsburg giải thích, những người làm việc xuất sắc rất giỏi trong việc tha thứ cho bản thân họ, quên thất bại rất nhanh để họ có thể tập trung vào điều tích cực. Nếu bạn có thể làm như vậy, dù bạn có thể thất bại nhiều lần nhưng bạn sẽ luôn là người thành công, thành công này sẽ sinh ra những thành công khác.

Chỉ 1 chiến thắng có thể không đủ để thúc đẩy sự tự tin của bạn mãi mãi. Lòng tự tin đích thực đến từ sự tích lũy dần dần sự tự tin trong 1 thời gian dài của những thành công. Nhưng 1 chiến thắng đầu tiên ấn tượng có thể truyền cảm hứng và thúc đẩy bạn và thay đổi khái niệm về cái tôi của bạn từ 'Tôi là 1 kẻ thất bại' thành 'Tôi là người thành công.'

Và 1 thành công đầu tiên cũng có thể tiết lộ về những khả năng mà bạn không nhận ra là bạn có.

Những kỳ vọng về 1 trải nghiệm "nên" như thế nào có thể làm bạn suốt đời cảm thấy thất vọng.

Một mối quan hệ đầu tiên tiêu cực có thể đoạ đày con người liên tục mắc kẹt vào những mối quan hệ làm hại bản thân họ. Hiệu ứng ngược lại cũng đúng. Nếu mối quan hệ đầu tiên của bạn là tích cực và lành mạnh, bạn có thể mong đợi những người mới là thân thiện và an toàn - làm bạn cảm thấy yêu thương, thổ lộ những cảm xúc của bạn và xây dựng tính thân mật với người mới đó.

Nhà xã hội học Laura Carpenter (đại học Vanderbilt, tác giả cuốn sách 'Virginity Lost: An Intimate Portrait of First Sexual Experiences) nói, những người xem lần quan hệ tình dục đầu tiên của họ là 1 bước ngoặt quan trọng và tích cực có xu hướng chờ đợi mối quan hệ yêu thương khác trước khi họ quan hệ tình dục lại. Nhưng nếu họ bị đối tác từ chối thì những người đó cảm thấy mình vô giá trị, như thể họ đã đánh mất 1 phần đặc biệt của bản thân họ. "1 số người trong số họ cảm thấy họ không có quyền nói không với những đối tác tình dục tương lai vì họ đã bị 'làm dơ bẩn' và 'hủy hoại'", Carpenter nói. "Họ bước vào những mối quan hệ mà họ không muốn và cảm thấy họ phải quan hệ tình dục vì họ đã từng quan hệ tình dục. Đó là 1 vòng xoắn ốc."

Để quá khứ trở thành quá khứ

Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn có thể nhìn nó khác đi. Sau đây là cách làm.

Đưa ra 1 sự lựa chọn. Quyết định dừng đắm chìm trong quá khứ, Susan Nolen-Hoeksema khuyên. Hãy liệt kê những ưu và khuyết điểm của việc đắm chìm vào quá khứ - 1 bài tập có thể làm bạn cảm thấy lố bịch, vì những khuyết điểm sẽ nhiều hơn ưu điểm. Nói với bản thân, "Tôi biết điều này là khó khăn, nhưng tôi chọn tiến lên phía trước."

Hạn chế sự nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại của bạn. Chỉ cho phép bản thân nghiền ngầm 15 phút, 2 lần/ngày. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với nó.

Kiểm tra thực tế. Có lẽ bạn thấy mình đang nghĩ "Tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc trở lại." Dừng lại. Sự thật là không có điều gì sẽ chính xác giống nhau. Không có lý do gì bạn không thể tìm thấy hạnh phúc trong hiện tại và tương lai, với những người mới và những trải nghiệm mới.

Đừng nhầm lẫn con đường với điểm đến. Có lẽ bạn đã mất 1 tình yêu tuổi trẻ và không thể từ bỏ. Có lẽ bạn đã bị sa thải và cảm thấy như 1 kẻ thất bại. Hãy làm rõ những giá trị của bạn - Sự sáng tạo? Tình yêu? Nhận ra rằng bạn không cần công việc đặc biệt đó để làm những việc sáng tạo. Bạn không cần đối tác đặc biệt đó để có 1 mối quan hệ yêu thương. Tiếp tục con đường của bạn.

Sống trong hiện tại. Cách tốt nhất để thoát khỏi việc sống trong quá khứ là tập trung vào hiện tại và tương lai - nhà tâm lý Jefferson Singer nói. "Hãy mạo hiểm và làm những việc cụ thể để tạo ra những trải nghiệm mới cho bản thân, ở đây và ngay bây giờ."
o0o
Tham khảo
Heartbreak and Home Runs: The Power of First Experiences
From winning the science fair to losing a first boyfriend, certain youthful experiences cast a long shadow, revealing character and at times actually shaping it.
By Jay Dixit, published on January 01, 2010 - last reviewed on July 07, 2012

Nguồn: PsychologyToday