Đây là pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có
kết quả tức thời, đến để thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình
giác hiểu.
Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn.
(Tương Ưng Bộ Kinh IV. Trang 404)
Đây là pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có
kết quả tức thời, đến để thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình
giác hiểu. (Tương Ưng Bộ Kinh IV. Trang 477)
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
(Pháp Cú, kệ số 82)
Này các Tỷ-kheo, khi các người hội họp với nhau, có hai việc
cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh. (Trung Bộ Kinh
I. Trang 364)
Đối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày lành,
Các tịnh nghiệp thanh tịnh,
Luôn thành tựu (thiện) hạnh.
(Trung Bộ Kinh I. Trang 93-94)
Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các người cần phải học tập như sau:
"Chúng ta giữ tâm không biến nhiễm, không thốt ra những lời ác ngữ, sống với
lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sống bao phủ
người này với tâm câu hữu với từ. Với người này là đối tượng, ta sống biến mãn
cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không
sân." Chư Tỷ-kheo, như vậy các người cần phải học tập. (Trung Bộ Kinh I.
Trang 287)
Với những bậc có trí,
Ở đời, trú chánh niệm,
Không thọ hưởng các dục,
Không hành trì điều ác,
Dầu chịu sự khổ đau,
Từ bỏ các dục vọng,
Họ được gọi hạng người,
Đi ngược lại dòng đời.
(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 558)
Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin
vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh
điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo
lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp
với định kiến; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các
Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện – các
pháp này là có tội; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu thực
hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kalama, hãy từ bỏ
chúng! Này các Kalama, khi nào tự mình biết như sau; "Các pháp này là thiện;
các pháp này không có tội; các pháp này không bị người trí chỉ trích; các pháp
hày nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này các
Kalama, hãy đạt đến và an trú! (Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 337-8)
Phàm có hạnh nghiệp nào,
Sanh từ tham, sân, si,
Do kẻ vô trí làm
Dầu có ít hay nhiều
Tại đây được cảm thọ,
Không phải tại chỗ khác
Do vậy vị Tỷ-kheo,
Từ bỏ tham, sân, si,
Làm khởi lên minh trí,
Từ bỏ mọi ác thú.
(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 243)
Vị ấy rõ biết như sau: "Trước ta có tham, tham ấy là bất
thiện, nay ta không có nữa, như vậy là thiện. Trước ta có sân, sân ấy là bất
thiện, nay ta không có nữa, như vậy là thiện. Trước ta có si, si ấy là bất thiện,
nay ta không có nữa, như vậy là thiện." Như vậy, ngay trong đời sống hiện
tại, vị ấy được giải thoát khỏi hy cầu, được tịch tịnh, thanh lương, cảm thấy
an lạc, tự mình an trú trong Phạm tánh. (Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 354-5)
Như rùa dấu thân phần,
Trong mai rùa của nó.
Cũng vậy, vị Tỷ-kheo,
Thâu nhóm mọi tâm tư,
Không nương tựa một ai,
Không hại một người nào,
Không nói xấu một ai,
Hoàn toàn đạt tịch tịnh.
(Tương Ưng Bộ Kinh IV. Trang 293)
Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn.
(Tương Ưng Bộ Kinh IV. Trang 404)
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia.
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
(Pháp Cú, kệ số 85)
Có hai duyên, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi.
Thế nào là hai ? Tiếng nói [lời dạy] của người [trí] khác và như lý tác ý. Những
pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi. (Tăng Chi Bộ
Kinh I. Trang 161)
Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp tối thượng,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp tối thượng.
(Pháp Cú, kệ số 115)
Này các Tỷ-kheo, có ba công việc, Tỷ-kheo cần phải làm trước.
Thế nào là ba? Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ
trì tăng thượng tuệ học. (Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 416-7)
Tịnh Tuệ sưu tầm