Ví dụ:
• Từ chối cho
người khác vay tiền (vì người này hay vay tiền bạn bè mà không trả)
• Từ chối khi được
mời thử uống rượu, dùng ma tuý, QHTD
• Từ chối nhận
nhiệm vụ quá sức với mình.
• Từ chối nhận
quà khi nó có giá trị “trên mức tình cảm”.
2.3.2. Những lưu ý trong kỹ năng từ chối.
• Từ chối rất
khó, nhất là từ chối những người mà bạn yêu mến, kính trọng hay mang ơn.
• Kĩ năng từ chối
không chỉ là biết “nói không” khi được đề nghị, mà phải làm sao cho người khác
không dám hay không có cơ hội đề nghị.
• “Không muốn”
và “không nên” là hai vấn đề khác nhau. Từ chối điều không muốn dễ hơn từ chối
điều bạn cũng muốn, cũng thích, nhưng không nên…
2.3.3. Nội dung kỹ năng từ chối
• Biết mình là
ai: Cứng rắn hay dễ bị lung lay? Kiên định hay cả nể? Sống có nguyên tắc hay dễ
bị lôi kéo?
• Biết giá trị
cá nhân của mình: Bạn mong muốn điều gì nhất? (giá trị cá nhân là những điều ta
cho là quan trọng nhất trong cuộc đời và dồn mọi tâm sức để đạt được và duy trì
nó)
• Chia sẻ giá trị
cá nhân của mình với mọi người (nhất là người thân cận nhất, thương yêu nhất)
• Phòng từ xa
hơn nước đến chân mới nhảy.
• Không muốn điều
gì thì đừng bao giờ trao đổi về điều đó. (đừng tâm sự với người khác là bạn
chưa bao giờ được thử cảm giác ma tuý/ đừng bao giờ khoe rằng người nọ, người
kia đã QHTD. Người khác có thể hiểu lầm rằng bạn “đang gợi ý” họ)
• Không hứa hẹn
dịp khác, không nói lý do vòng vo. (VD: Hôm nay em sợ, hôm nay tôi không muốn,
rất tiếc mình đang bận!). Người khác nghĩ rằng bạn đồng ý, nhưng vào dịp khác.
• Thông cảm và
hiểu biết: (Nói: Em biết anh rất muốn điều đó, nhưng quả thật em không thể nào
giúp anh được… dễ chiụ hơn nói: Em cực ghét trò đó!)
• Không phê phán
và miệt thị, dạy dỗ người khác. Bạn không muốn, nhưng người khác muốn, họ có
“giá trị cá nhân” riêng của họ.
• Đừng nói
“không” ngay khi người ta vừa cất lời. Hãy nói mềm mỏng hơn rằng: “Tôi biết rằng…”,
“Em không thể vì…”.
• Đừng “trầm trọng
hoá vấn đề”: Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý
những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng “nhiễm” cơn nóng của
họ hoặc đừng “đổ dầu vào lửa”. Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ
chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn
từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời
từ chối của bạn hơn.
• Thành thật với
chính mình, không ai thương bạn hơn bạn, hạnh phúc của bạn là do chính bạn quyết
định. Đừng vì sợ mất đi hay tổn thương một mối quan hệ nào đó mà phải chấp nhận
những điều mình không muốn hay chưa muốn. Bạn cũng cần được tôn trọng!
Tạ Thị Mảnh Mai