Ăn phải no, phải an toàn, phải ngon, phải đẹp rồi mà vẫn
chưa đủ. Nhiều người còn có nhu cầu cao hơn nữa, đó là “ăn sang”. “Sang” không
chỉ là thức ăn, đồ dùng đắt tiền, độc đáo, mà còn phải được “phục vụ” như nhà
hàng. Từ đó mới sinh ra những đấng lang quân ngồi bệ vệ như “thượng đế” để vợ
con phục vụ bữa ăn của chính mình.
Nhưng đừng vội tưởng ăn sang là “đỉnh” nhất. Độc đáo phải là
“ăn để thể hiện sự tồn tại”! Nghĩa là có một số người thích được thể hiện, có
nhu cầu thể hiện, khẳng định, chứng tỏ bản thân ngay trong chuyện ăn uống. Ăn
như thế nào để thể hiện được địa vị, quyền lực, sự giàu có, gu ăn uống và kể cả
thể hiện cái tôi của mình. Để thỏa mãn được mấy cái “thể hiện” này, sẽ có những
ông chồng trở nên đòi hỏi cao, thích yêu sách, thích ra lệnh và có khuynh hướng
chê bai trong bữa ăn.
Những ông xã dễ thương
Thật ra các nhu cầu trong ăn uống - dù cao dù thấp - cũng
đâu tội tình gì, vấn đề là tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó như thế nào thôi!
Hãy nhìn những ông được gọi là “dễ thương” trong chuyện ăn uống thử xem có phải
là:
- Để thỏa mãn nhu cầu ăn no, họ nói “Tui dễ nuôi lắm, bà xã
cho ăn cái gì cũng được” và luôn ăn nhiệt tình những thức ăn vợ nấu.
- Để thỏa mãn nhu cầu ăn “an toàn”, người chồng sẽ sưu tầm
những mẹo vặt về lựa chọn thực phẩm trên báo, tạp chí, trên Internet phụ vợ;
hơn nữa họ còn có sáng kiến và thực hiện trồng rau sạnh trong nhà.
- Thỏa mãn nhu cầu ăn ngon: chồng dễ thương tự biết “kẻ bồng
em, người xay lúa”, nên tự nhủ vợ nấu mệt rồi mình phải giúp cô ấy dọn bàn ăn
thôi! Trong bữa ăn, chồng không hề nghe điện thoại mà còn kiếm chuyện tiếu lâm
kể cho mọi người cùng ăn ngon miệng. Khi biết tay nghề của vợ không thể nâng cấp
hơn nữa, nhiều ông chồng có khiếu nấu ăn ngon sẵn sàng tác chiến thay vị trí của
vợ để “cả nhà cùng ngon”.
- Còn muốn ăn “sang” không thua gì nhà hàng? Chồng thỉnh thoảng
đưa vợ con đi ăn nhà hàng để cùng trải nghiệm cảm giác làm thượng đế! Hay hay
hay…
Đúng như ông bà ta dạy “muốn ăn phải lăn vô bếp”, điều này
nói lên sự phân công hợp lý trong việc nấu nướng, bếp núc nói riêng và việc nội
trợ nói chung ở gia đình. Dung hòa vấn đề “ẩm thực” trong gia đình, các thành
viên có thể lưu ý:
- Ai cũng có cái tôi nên cần biết cách dung hòa cái tôi của
mình, đồng thời tôn trọng cái riêng của người khác.
- Gia đình là cái nôi tạo dựng lề thói ăn uống có văn hóa của
mỗi người.
- Có thể tham khảo thực đơn qua Internet, báo chí, chương
trình truyền hình để cả nhà cùng học nấu ăn, cùng khám phá những món ăn mới.
- Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong gia đình qua
các bữa ăn gia đình và cùng nhau lên thực đơn cho ngày hôm sau hoặc tuần kế tiếp.
Cùng nhau thực hiện phương châm “SỐNG ĐƠN GIẢN”, bắt đầu
ngay từ chuyện ăn uống...
P/s Nói cho cố về ăn ăn uống uống rồi nói chuyện “SỐNG ĐƠN
GIẢN” nghĩa là sao không hiểu nổi?
St.