Im lặng để họ biểu thị hạnh phúc:
Hai người đang yêu nhau, ngồi bên nhau, không ai nói với ai
lời nào nhưng họ vẫn hiểu lòng nhau. Ánh mắt và cử chỉ sẽ đưa họ đến bến bờ hạnh
phúc mà không thể có một lời lẽ nào thay thế được.
Im lặng để biểu thị sự khoan dung:
Một anh nhân viên nhỏ tuổi do nóng vội và thiếu kinh nghiệm.
Khi gặp một người đồng nghiệp lớn tuổi đã tỏ ra khinh thường và lên giọng quát
mắng không thương tiếc khi thấy người đồng nghiệp lớn tuổi ấy chưa làm vừa ý.
Người đồng nghiệp lớn tuổi đã im lặng và tỏ thái độ khoan dung trước hành vi
thiếu suy nghĩ của anh đồng nghiệp trẻ. Thời gian sẽ trả lời cho người đồng
nghiệp trẻ ấy kết quả của sự nóng vội và vô lễ ấy. Anh ta đã đến xin lỗi người
đồng nghiệp lớn tuổi và trở nên kính phục người bạn đồng nghiệp lớn tuổi của
mình.
Im lặng biểu thị hữu nghị:
Trong một nhóm bạn, tự dưng xuất hiện những quan điểm đối lập
nhau về một vấn đề nào đó. Mọi người bắt đầu công kích và chỉ trích nhau. Để
tránh sự đụng độ không cần thiết bạn cần im lặng để bày tỏ tình cảm hữu nghị và
sự tôn trọng của mình đối với những người đang gặp khó khăn. (Sẽ giải thích sau
như một trọng tài, lửa đang cháy không đổ thêm dầu)
Im lặng biểu thị ngầm đồng ý:
Bạn muốn tán thành một ý kiến của một người nào đó, nhưng bạn
lại nể mặt một người. Nếu bạn công khai tán thành có nghĩa là bạn phủ nhận lại
quan điểm của chính mình trước đó; hoặc bạn sợ xảy ra hiện tượng bất đồng với bạn
bè thân thích của mình…Lúc này im lặng để đối phó với những áp lực từ nhiều
phía. Như vậy, vừa không trái với lương tâm vừa không làm ảnh hưởng đến tình cảm
và công tác của bạn.
Im lặng là biểu thị sự phản đối;
Trường hợp này trái ngược với sự im lặng biểu thị đồng ý,
tán thành ngầm.
Ví dụ: Con trẻ chịu sự giáo dục quá nghiêm khắc của ba mẹ, cấp
dưới yêu cầu quá vô lý với cấp trên hay ngược lại….thường là họ im lặng để phản
kháng lại. Không nói năn ý kiến gì nhưng không làm theo, không nghe theo. Một
hình thức phản kháng công khai hiệu quả.
Sự im lặng đã chuyển tải một thông tin rất lớn trong một số
tình huống nhất định. Giao tiếp bằng lời làm cho quá trình giao tiếp thêm hài
hòa, sinh động và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên dùng không đúng lúc, không đúng nơi sẽ
gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc, thậm chí trở thành bi kịch. Do đó, từ cổ xưa lịch
sử đã nhận định rằng:
“ Tính người thật khó hiểu; dung mạo bất nhất, hành động
trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu nhuận mà vô hại; kẻ bề ngoài cung kính mà
trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng mà lại nhát sợ. kẻ trông có vẻ
tận lực mà lại bất trung.”
Xã hội biết bao người gồm cả người thiện, người ác. Vì vậy sống
giữa những người hiền lành, những người đức cao vọng trọng bạn cũng cần “Biết”
họ để học họ, tin dùng họ: Biết người giao việc; Biết người để hợp tác; Biết
người để trụ vững; Biết người để lớn mạnh..... Các bạn thấy có đúng không?
Đào Minh Trung