Tâm chúng ta như nước, phiền
não như bùn. Khi vấy bùn thì bị dơ. Khi phiền não có mặt, tâm trở nên ô nhiễm
và chúng ta phải dùng nước để rửa nó ( dùng tâm để rửa sạch tâm ô nhiễm). Tâm tự
xét đoán tạo ra phiền não và cũng chính tâm rửa sạch phiền não này.
Khi đối tượng sanh lên (có
thể là vật hay người) tâm bắt đầu xét đoán đối tượng và tạo ra phiền não.
Vì
phiền não tâm đau khổ ! chúng ta phải thực sự hiểu rằng “ đối tượng bên ngoài
không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự đau khổ, chính tâm mình xét đoán bên
trong, tạo điều kiện cho phiền não sanh khởi. Khi có phiền não thì có khổ.
Chính ta làm tâm ô nhiễm.
Vì ai mà chúng ta cứ để cho
tâm mình đau khổ hoài ? Nói cách khác khi nổi sân với người khác, ta làm ta đau
khổ. Xét đoán, chỉ trích người khác lợi ích gì ? dính vào để tự chuốt lấy phiền
não vào tâm. Đừng để ngoại cảnh làm tâm mình bức xúc.
Người biết bảo vệ tâm, không
bao giờ để cho hoàn cảnh bên ngoài, làm mất sự yên tỉnh của tâm.