Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc
ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ
mó, lúc suy nghĩ…Bất cứ việc gì chúng ta làm thì nên làm trong chánh niệm, sinh
động, trọn vẹn và hoàn tất. Đó là thiền.
Thiền định không phải chỉ có ngồi mà thôi. Đó là một lối sống
cần được gắn liền vào suốt cuộc đời của chúng ta.
Thiền định được xem như một lối giáo dục về cách nhìn, cách
nghe, cách ngửi, cách ăn, cách uống và cách đi đứng trong tỉnh thức hoàn toàn.
Khai mở chánh niệm là yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình dẫn đến giác ngộ.
Tâm ý và chánh niệm
Bản chất của tâm ý là không có màu sắc. Khi đượm màu sắc, đó
là “tham ý. Khi sân hận bùng ra ngay
trong giây phút, đó là “tâm ý nóng giận”. Nếu không có chánh niệm, tâm ý sẽ bị
chi phối bởi sự nóng giận, cáu kỉnh. Sân hận, tạo ra độc tố và làm ô nhiễm tâm
ý. Nhưng tâm ý không phải là nóng giận, nóng giận không phải là tâm ý. Tâm ý
không phải là tham, tham không phải là tâm ý.
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không
thích. Tâm ý có nghĩa là “khả năng hiểu biết”, “khả năng tri nhận”.
Chánh niệm là một việc khác: tỉnh giác, tỉnh thức , nhớ lại,
chuyên tâm. Nó có nghĩa là không quên, chỉ cần tỉnh thức, chánh niệm những việc
gì đang xảy ra. Khi chúng ta phải đi trên cầu tre chật hẹp để qua sông, chúng
ta phải thận trọng từng bước một. Nếu quên đi, có thể mình sẽ bị rơi xuống nước.
Lúc không có chánh niệm chúng ta sẽ bị thương hoặc bỏ mạng.
Vậy, thực tế cho biết chánh niệm là sự không quên những gì
đang thật sự xảy ra ngay trong giây phút hiên tại, trong tư tưởng, trong ý
nghĩ, trong lời nói và cả trong hành động.
Thiền sư Munindra nói rằng mặc dù tâm ý lúc nào cũng có đó,
nó vẫn hoạt động, nhưng không phải lúc nào chánh niệm cũng vẫn hiện diện bên
ta.
“Rất nhiều lúc bạn cảm thấy tâm ý còn đó, ở ngay bên bạn,
nhưng bạn không ở bên tâm ý. Tâm ý đang ở tận đâu đâu vì bạn đang bận lo nghĩ đến
chuyện gì khác chẳng hạn như trong lúc đang ăn, đang nhai một cách máy móc,
không cần suy nghĩ, không có chánh niệm.
Chỉ có một cách duy nhất để hướng dẫn mọi hành động đó là cần
phải có tỉnh thức trong từng giây phút một.
Có nhiều cách hành thiền chánh niệm
Thiền sư Murindra cho rằng có nhiều cách hành thiền chánh niệm
vipassana (inside meditation, nội quán). Tất cả đều là phương tiện. Khi đã hiểu
được cách hành thiền của một môn phái rồi thì thiền giả có thể tiếp nhận dễ
dàng phép hành thiền của các môn phái khác.
Bất kỳ theo cách của một môn phái nào đi nữa thì cũng đều có
ích lợi hết, và nên ghi nhớ rằng mình phải giữ cho tâm rộng mở vì không có gì để
bám víu cả.
Khi tâm ý đã đạt đến trạng thái tỉnh lặng rồi thì năng lực sẽ
được phục hồi trở lại. Lúc đó hành thiền không cần phải cố gắng lắm, không gò
bó lắm. Nó trở nên hài hòa cho cả cơ thể.
Khi chúng ta đã hiểu rõ tiến trình của thiền quán rồi thì nó
trở nên rất dơn giản.
Lúc chưa hiểu rõ, thì thiền có vẻ vô cùng khó khăn vì chúng
ta chưa được huấn luyện để chỉ chấp nhận việc đang xuất hiện ra trong hiện tại
màkhông bám víu, không kết tội, không
phán xét. Khi chúng ta hiểu được Pháp (Dharma) rồi, thì thiền trở thành một việc
rất bình thuờng-nó là một lối sống.
Khi một người đã đạt được mức chánh niệm rồi thì một thời
gian sau đó thiền trở nên tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng nào cả cũng như
không có tranh chấp với cơ thể.
Lợi ích của chánh niệm
Chúng ta dễ thành công trong mọi sinh hoạt nếu mình làm
trong chánh niệm. Không những chỉ có ích lợi về mức độ tâm linh mà thôi, nhưng
chánh niệm cũng còn có ích lợi cả về mặt thể chất nữa. Đây là một tiến trình
thanh lọc. Khi tâm ý được tinh khiết, nhiều bệnh tật thuộc tâm thể sẽ khỏi đi một
cách tự nhiên.
Chúng ta hiểu được
các cơn tức giận, hận thù, ganh tức của chính mình- tất cả các tâm sở bất thiện
xuất hiện trong tâm ý nhưng chúng ta không hiểu tại saorất nhiều căn bệnh về
tâm thể tích tụmột cách vô thức hoặc do phản xạ từ cảm xúc, có thể được kềm hãm
lại, nhưng không thể xem là được loại bỏ hoàn toàn.
Thiền sư Munindra được hỏi có khi nào ngài nóng giận không?
Ngài trả lời làđôi khi có.Nhưng khi nóng giận, cáu kỉnh đến thì đều có dấu hiệu
báo trước hết. Đó là cảm xúc khó chịu. Khi có dấu hiệu, chúng ta đừng nên để nó
thoát ra ngoài miệng bằng lời nói hay bằng hành động. Hãy để nó đi qua. Hãy
nhìn nó, nhận diện nóbằng chánh niệm,và thầm nhủ trong tâm: “nóng giận, nóng giận,
nóng giận”.
Khi chúng ta tiếp cận
và nhận ra được chúng, chúng ta sẽ cảm thấy bớt đi được một số bệnh tật về thể
chất và về tinh thần. Chúng ta cảm thấy dễ chịu, và yêu đời hơn. Khi chúng ta để
tâm đến chúng, chúng ta thấy chúng không có bản chất tỉnh. Đó là một tiến
trình, sau đó thì chúng biến đi, nhưng đừng mong đợi chúng đến hay chúng đi. Nếu
mong đợi, chúng ta vướng mắc vàotâmmong đợi.
Không bám víu, không kết tội, không hy vọng. Bất cứ việc gì
xảy đến cho mình thì hảy nhận nó như thế trong hiện tại, ngay trong giây phút
đó, không khen, không ghét. Nếu thương thì mình nuôi dưỡng nó bằng tâm tham, nếu
ghét nó thì nuôi dưỡng bằng tâm sân hận. Cả hai cách đều làm cho tâm bị mất
quân bình, không lành mạnh, không tốt.
Vật thể tự nó không tốt cũng không xấu. Chính tâm ý mình gán
cho nó một màu sắc-nói nó tốt hay xấu. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi lý lẽ đó và có
phản ứng. Hảy nhẹ nhàn, bình thản trước mọi sự việc khi nó xảy đến.Giữ cho tâm
ý được quân bình. Chúng ta đang noi theo con đường Trung đạo. Hảy hoàn toàn tỉnh
giác.
Những cảm giác khó chịu, cảm giác xấu rất nổi bật trong
ta.Ngược lại khi mình có được cảm giác tốt, dễ chịu thì mình hay ít quan tâm đến
chúng. Mình không thích cảm giác khó chịu, bực bội nên kết tội chúng.
Chúng ta cần đào xâu trong cảm giác xấu. Chúng ta cần phải
hiểu chúng là gì. Cần phải có sự cân bằng giữa tâm và trí, giữa cảm xúc và tri
thức,giữa đức tin và trí tuệ. Vậy làm sao thực hiện? Chỉ có sati, hay chánh niệm
mới đem lại trạng thái quân bình, sự cân bằng cho cả hai.
Quá cố gắng làm cho chúng ta bồn chồn, quá nhiều tập trung
tư tưởng làm cho chúng ta buồn ngủ. Làm thể nào để biết cần bao nhiêu sức cố gắng,
cần bao nhiêu samadhi mới đủ? Đó là nhiệm
vụ của chánh niệm. Khi có chánh niệm, sẽ có được sự quân bình giữa tâm và trí.
Nếu chúng ta biết sống giây phút hiện tại trong chánh niệm
và với tâm trong sạch (thí dụ trong đức hạnh, virtue hay sila) thì giây phút sắp
tới sẽ viên mãn và có được một tương lai tốt đẹp. Con đưòng Trung đạo sẽ đưa ta
về hướng giải thoát, hoàn toàn ra ngoài vòng sanh tử.
Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo:
Con đường dẫn tới giải thoát khổ đau được gọi là Trung Đạo
vì nó tránh hai cực đoan, đó là hưởng thụ lạc thú vật chất và ép xác khổ hạnh.
Chỉ khi nào thân thể
được thoải mái với những tiện nghi hợp lý mà không hưởng thụ những lạc thú vật
chất một cách quá đáng, thì tâm trí mới có sự trong sáng và khỏe mạnh để hành
thiền và chứng ngộ chân lý.
Pháp tu Trung Đạo là siêng năng vun bồi đức hạnh, hành thiền,
và đạt đến trí tuệ, là những pháp tu được giải thích chi tiết trong Bát Chánh Đạo,
đó là tám điều chánh đưa đến an lạc và giác ngộ: bao gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệp
và Chánh mạng là trau dồi đức hạnh. Đối với Phật tử tại gia thì cố gắng giữ năm
giới:
1/ Không giết người hay các loài sinh linh khác;
2/ Không cố ý lấy tiền bạc và tài sản của người khác;
3/ Không tà dâm;
4/ Không nói dối, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt và nói lời
hai lưỡi;
5/ Không uống rượu hay các chất ma túy.
Là những thứ làm suy yếu sự chánh niệm và ý thức về đạo đức.
Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, là nói đến việc hành thiền vốn có
tính cách thanh lọc tâm trí qua chứng nghiệm trạng thái an tĩnh nội tâm và hành
thiền còn có tích cách tăng cường cho tâm trí thông hiểu ý nghĩa của đời sống.
Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là sự hiển lộ của Phật trí, chấm dứt mọi khổ đau,
chuyển hóa bản thân và đạt được sự an lạc bất biến cùng với từ bi vô lượng.”
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả
trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát
và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong
Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức
về việc mình làm và cái mình muốn. Chánh niệm là phần thứ bảy trong tám phần của
Bát Thánh Đạo. Nhờ chánh niệm mà hành giả có thể hiểu được thực tính của vạn hữu.
Sưu tầm.