Như thương, ghét, buồn, vui …
Điều vô thường chuyển biến
Và từ tâm biểu hiện.
Cảm thọ là gì?
Trong đạo Phật có nói đến ba loại cảm
thọ. Cảm thọ là gì? Cảm thọ là những cảm giác, trạng thái mà khi chúng ta tiếp
xúc với ngoại cảnh nó được phát sinh ra. Ba loại cảm thọ đó là lạc thọ, khổ thọ
và xã thọ. Lạc thọ là những cảm giác dễ chịu khi ta tiếp xúc với những hoàn cảnh
thuận lợi, hợp với những gì mình mong muốn. khổ thọ là những cảm giác khó chịu,
khổ đau được sinh ra khi ta tiếp xúc với những hoàn cảnh bất như ý. Xã thọ là cảm
giác trung hòa, không dễ chịu cũng không khó chịu. Ba loại cảm thọ này điều vô
thường và chuyển biến. Chúng luôn thay đổi và chuyển biến cho nhau. Lúc này bạn
cảm thấy vui, nhưng lát nữa bạn cảm thấy buồn, hoặc không vui cũng không buồn.
Nếu bạn thường xuyên quan sát tâm mình thì bạn sẽ nhận ra điều này. Và tất cả
những loại cảm thọ này điều từ tâm mà biểu hiện. Vì chúng từ tâm mà biểu hiện,
nên cũng từ tâm mà mình nhận biết chúng, quan sát và chuyển hóa.
Giận thuộc
trong nhóm Phiền Não với tên gọi là Sân. Sân có nghĩa là gặp điều không vừa ý
thì oán giận.
Chúng ta muốn
nhận diện cơn giận để chuyển hóa thì trước hết chúng ta phải tập nhận diện những
hành động của cơ thể. Khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi… Chúng ta phải ý thức được
những động tác và tư thế đó. Đó là bước đầu để chúng ta thực tập nhận diện tâm
hành của mình, mà trong trường hợp này là tâm hành giận. Vì sao ta phải thực tập
như vậy? Bởi vì so với những động tác của thân thì những hoạt động của tâm hành
vi tế hơn nhiều. Nếu như chúng ta không có khả năng nhận diện được những hoạt động
của thân thì cũng thật khó để thấy được diễn biến của tâm. Để thấy được “cơn
bão giận” đang bắt đầu lớn dần và kịp thời chuyển hóa chúng trước khi chúng được
biểu hiện qua lời nói, và hành động.
Phép thực tập
đầu tiên là theo dõi hơi thở. Khi thở vào bạn biết bạn đang thở vào, khi thở ra
bạn biết bạn đang thở ra. Thực tập theo dõi hơi thở như vậy sẽ nuôi lớn ý thức
chánh niệm trong ta, giúp cho ta có được sự định tĩnh trước những hoàn cảnh bất
như ý. Ý thức sự vào ra của hơi thở cũng là một pháp thực tập rất phổ biến
trong Đạo Phật, và được trình bày rất rõ trong kinh Anapana . Bạn có thể thực tập
theo dõi sự vào ra của hơi thở mọi lúc, mọi nơi mỗi khi bạn nhớ đến. Nhưng bạn
phải lưu ý phần này, chúng ta ý thức sự vào ra của hơi thở chứ chúng ta không bắt
hơi thở vào ra theo ý muốn của chúng ta. Điều này có nghĩa là, hơi thở đi vào nếu
như dài bạn nhận biết hơi thở đi vào dài. Hơi thở đi ra nếu như ngắn bạn nhận
biết hơi thở đi ra ngắn. Chỉ nhận biết đơn thuần. Tôi biết có một số người khi
thực tập theo dõi hơi thở, chưa nắm vững được kĩ thuật nên đã cố ép hơi thở đi
theo ý mình, và sau một thời gian thực tập như vậy cảm thấy tức ngực, khó thở.
Nhờ nuôi lớn
chánh niệm bằng sự thực tập theo dõi hơi thở, nên việc ý thức về những động tác
của thân như đi, đứng, làm việc cũng dễ hơn. Kết quả đầu tiên của sự thực tập
này là bạn cảm thấy động tác của mình chậm rãi và khoan thai hơn. Cơ thể của
mình được buông thư nhiều hơn.