Gia đình là một tập thể gồm hai hay nhiều người - có quan hệ
hôn nhân và huyết thống sống trong cùng một nhà. Gia đình là nơi những thành
viên trong gia đình cùng chia sẻ tình thương, kinh nghiệm, những giá trị truyền
thống đạo đức, phép tắc, trách nhiệm, sự gắn bó và niềm tự hào về gia đình.
Gia
đình có nhiều dạng: bao gồm cả những gia đình với con nuôi, gia đình chỉ có mẹ
hoặc cha, ông bà đóng vai trò như cha mẹ, cha mẹ tuổi vị thành niên, cha mẹ đi
làm, cha mẹ nội trợ, cha mẹ từ nhiều nền văn hoá, chủng tộc, và màu da khác
nhau, và gia đình gồm cha hay mẹ kế.
Thực tế cho thấy:
Trẻ em thường có ý thức tìm hiểu xem mình là ai, mình giống
và khác nhau với những đứa trẻ khác như thế nào. Ý thức được mình là một phần của
một tập thể lớn hơn, và ý thức tự lập của trẻ có thể bắt nguồn từ một gia đình
lành mạnh.
- Trẻ em rất cần có cảm giác được che chở, bảo bộc. Gia đình
thường là tập thể đầu tiên mà con trẻ thuộc về và cảm thấy gắn bó. Những mối
dây tình cảm ở con trẻ có được từ gia đình góp phần dẫn đến một cuộc sống đầy đủ
yêu thương và tình cảm gắn bó, thân thiện.
- Những nối kết tình cảm trong gia đình là chìa khóa cho sự
phát triển lành mạnh của trẻ: trẻ từ những gia đình gắn bó chặt chẽ có xu hướng
tự tin hơn, hạnh phúc hơn, và thành đạt hơn khi trưởng thành; trẻ từ những gia
đình ít gắn bó với nhau thường dễ sợ hãi, lo âu, và thất vọng khi lớn lên.
- Những xung đột và căng thẳng có thể xuất hiện trong gia
đình. Gia đình chấp nhận những xung đột và tìm cách giải quyết chúng thường bền
vững và đầm ấm hơn.
- Những gia đình ngoài đời hiếm khi giống những gia đình
trong phim hay trên tivi. Ngoài đời, một xung đột thường phải tốn nhiều hơn 30
hay 60 phút để giải quyết.
- Xây dựng một gia đình bền vững và gắn bó là điều chúng ta
có thể làm được.
Những lời khuyên:
Gia đình có ý nghĩa gì với bạn? Xác định rõ "gia
đình" có ý nghĩa thế nào với bạn. Bất kể trong hoàn cảnh gia đình nào bạn
đã lớn lên hay đang ở hiện giờ, bạn đều có thể theo đuổi những giấc mơ riêng của
mình về một gia đình kiểu mẫu. Hoàn cảnh có thể thay đổi tình hình gia đình bạn,
nhưng ngay cả khi như vậy, đa số những yếu tố cấu thành nên một gia đình vẫn giữ
nguyên giá trị, bao gồm tình yêu, sự cam kết, và sự chia sẻ cảm thông, kinh
nghiệm, truyền thống đạo đức, và phép tắc.
Hãy để những giá trị truyền thống trong quá khứ sống lại.
Khai thác những giá trị truyền thống của gia đình. Điều đó có thể giải thích
nguồn gốc của những thái độ và niềm tin truyền đời và giúp bạn khám phá sức ảnh
hưởng của những thế hệ cha ông lên gia đình mình, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Nó cũng có thể hé mở những câu chuyện về sức mạnh và sự quyết đoán, về niềm tin
vào giá trị của bản thân, và cả về việc phát huy những quyền lợi đã góp phần
đem lại niềm tự hào, tin tưởng, và sự thể hiện bản thân trong gia đình hiện
nay. Tiếp lấy sức mạnh từ những người thân trong gia đình, những người đã từng
trải trong cuộc sống trước bạn, tự hào về bản thân ngay trong cuộc sống xã hội.
Lôi kéo con bạn vào sự khám phá. Điều đó sẽ góp phần trực tiếp giúp con bạn thấy
giá trị của bản thân.
Dạy bảo con bạn về những giá trị của gia đình qua những tác
động và sự kiện hàng ngày. Hãy làm gương tốt cho con trẻ trong cách mà bạn xử
lý những tình huống thường nhật, qua những điều bạn quyết tâm thực hiện, qua
cách bạn xử lý những sai phạm, qua những cam kết bạn đặt ra, qua những lời giải
thích, qua những ứng xử với gia đình và bè bạn, và qua vị trí quan trọng của
gia đình đối với bạn. Ví dụ, nếu một gia đình đang dành thời gian bên nhau, và
buổi ăn tối hay trò chuyện của gia đình lại không ngừng bị gián đoạn bởi những
cú điện thoại công việc, con bạn có thể sẽ nghĩ rằng thời gian cho gia đình đơn
giản là không quan trọng bằng công việc. Khi con trẻ thấy bạn gác sang bên mọi
việc để dành thời gian đặc biệt cho gia đình, bé sẽ hiểu rằng gia đình là ưu
tiên.
Bắt đầu những phép tắc riêng của trẻ. Hãy để con bạn tạo ra
những nguyên tắc giúp bé hiểu thêm về cuộc sống. Ví dụ, khi trẻ đòi hỏi bạn sắp
xếp và giũ gối cho trước khi ôm chúc ngủ ngon mỗi tối, bé đang tạo một nguyên tắc
riêng. Có thể cha mẹ sẽ không hiểu rõ lý do tại sao những điều này đem đến cho
con trẻ cảm giác thoải mái và an toàn, nhưng điều quan trọng là họ thực hiện và
ủng hộ những nguyên tắc đó. Nguyên tắc cho phép gia đình xây dựng những mối
quan hệ, làm dịu những giai đoạn chuyển tiếp, giúp đỡ lúc đau buồn, thể hiện những
giá trị, và tôn trọng và thêm yêu vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống.
Chúc các bạn có một gia đình đầm ấm.