Sống trên đời, niềm vui và hạnh phúc nào cũng tương đối. Vì
vậy chúng ta cần sự thực tập để có được cuộc sống bình an không bị rơi vào hai
thái cực vui quá hoặc khổ quá. Nếu cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng căng thẳng
với nhiều khích động của hai trạng thái vui và buồn cũng là điều không tốt.
Nếu cuộc sống của chúng ta chỉ dựa vào thành công của khoa học
và sự thỏa mãn vật chất thì hạnh phúc có được thật là nhất thời và phù du nếu
không muốn nói sau đó thường là khổ não. Vì vậy khi chúng ta sống với tình
thương và lòng nhân đạo, tâm hồn của chúng ta sẽ lạc quan hơn và sự sống của
chúng ta cũng nhiều hy vọng hơn. Nhưng nếu chúng ta chỉ hy vọng suông mà không
đưa tới hành động thì hy vọng đó cũng sẽ không mang lại lợi ích gì. Là một tu
sĩ Phật Giáo, nên tôi thường hay cầu nguyện, thế nhưng tôi lại thành thật tin
tưởng rằng chỉ có hành động thực sự mới mang lại kết quả còn chỉ cầu nguyện
không thôi thì cũng chưa đủ, vì kết quả thực sự thường là do hành động chứ
không phải chỉ do niềm hy vọng mà thôi.
Là thân phận con người, không ai có thể tránh được khổ não.
Nhưng nếu chúng ta chịu nhìn cuộc đời với một quan niệm lạc quan, thì chúng ta
sẽ giảm thiểu đi rất nhiều sự căng thẳng, lo âu và phiền muộn. Nếu chúng ta chỉ
nhìn cuộc đời ở một góc cạnh và bi quan thì đau khổ sẽ nhận chìm chúng la. Về
phương diện này Đạo Phật dạy rằng khi có người nào đó làm hại chúng ta, cơn giận
của chúng ta sẽ bốc lên dữ dội nếu lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng đó là người
xấu ác làm hại mình. Nhưng nếu chúng ta nhận người đó ở góc cạnh khác và thấy họ
cũng có những điều tốt hoặc đã từng làm những điều tốt trong đời thì lúc đó
chúng la sẽ bớt đi tức giận và cảm thấy lòng mình bao dung hơn. Như vậy đạo Phật
đã dạy chúng ta phương pháp quán chiếu vấn đề một cách sâu sắc hơn ở nhiều góc
cạnh khác nhau, để từ đó chúng ta có thể mở rộng lòng vị tha đối với kẻ đã từng
làm hại và gây nhiều đau khổ cho ta. Khi chúng ta làm được việc này thì bi kịch
cũng chấrn dứt, khổ não vì thế cũng lan đi, tâm hồn chúng ta sẽ trở thành an
vui vì chúng ta đã hóa giải được vấn đề một cách tích cực.
Trong thực tế, tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng và được
quyền thọ hưởng hạnh phúc giống như nhau. Cũng như chúng la phải cùng nhau
chung sống trên quả địa cầu và không thể hủy diệt những sinh vật khác. Dù chúng
ta không thích người bạn láng giềng, chúng ta vẫn phải sống cạnh họ. Về mặt
kinh tế cũng vậy, chúng ta vẫn phải giữ mối tương quan với các nước khác kể cả
các quốc gia thù nghịch. Vì lẽ đó chúng ta cần phải sống với tâm hồn vị tha và
bao dung hơn để chúng ta có thể tìm được hạnh phúc cho chính bản thân mình.
Theo các nhà khoa học, con người phải có tình thương thì bộ óc mới có thể phát
triển đúng mức. Điều này cũng cho thấy bản chất của con người là thương yêu,
nhân từ và lòng tử tế. Khi chúng ta phát triển bản chất này một cách tốt đẹp
thì ngay cả các loài thú chúng ta cũng đừng nên giết hại nữa. Thật là đáng buồn
nếu chúng ta cố tình quên đi sự đau khổ của một sinh vật, trong khi chúng cũng
mong muốn được sống và sợ hãi cái chết như chúng ta.
Nói đến sự khổ đau thì đạo Phật có chia ra ba loại. Loại thứ
nhất là sự đau đớn của thể xác và tinh thần. Loại đau khổ thứ hai là hạnh phúc
và thú vui của mình bị biến đổi. Và loại thứ ba là khổ đau khi nhận thức được
cuộc sống ngắn ngủi vô thường. Bất cứ trường hợp đau khổ nào nếu chúng ta nhẫn
nại quán chiếu vấn đề với tâm bình an và sáng suốt thì những sự đau khổ về tinh
thần cũng sẽ được giảm đi rất nhiều. Khi phải đương đầu với những hoàn cảnh khó
khăn, chúng ta sẽ phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Sau đó nếu việc thành tựu thì
thật là đáng mừng, còn nếu thất bại thì cũng không có gì hối tiếc, bởi vì chúng
ta đã làm trọn vẹn hết sức mình.
Chúng ta cũng cần ghi nhớ một điều, đó là khi bị xâm lấn một
cách vô lý, chúng ta sẽ phải phản ứng, tự vệ hay chống đối. Nhưng dù bất cứ
trong tình huống nào chúng ta cũng phải cố gắng để tâm đừng sân hận. Vì khi tâm
bị cơn giận điều khiển chúng ta sẽ không còn sáng suốt nữa và cũng vì vậy mà
hành động của chúng ta sẽ không còn đi đúng mục tiêu. Đau khổ là điều mà con
người sợ hãi, nhưng đôi khi đau khổ lại là điều cần thiết vì nó có thể giúp cho
con người tỉnh thức nhận biết được vấn đề. Cũng như, khi con người va chạm với
khổ đau của cuộc sống thì ý thức về khổ đau sẽ đưa dẫn con người đi tới ý chí
muốn thoát khổ. Đạo Phật dạy chúng ta tin là có đời sống sau khi chết và thuyết
nghiệp báo nhân quả. Nếu thật sự tin tưởng vào điều này chúng ta cần phải luôn
luôn sống tử tế với lòng nhân ái và trách nhiệm đối với mọi người chung quanh
chúng ta. Điều này sẽ giúp tâm hồn chúng ta được bình an thanh thản trước mọi
biến động của cuộc sống.
Khi sống chân thật với người khác, chúng ta cũng phát triển
được tâm từ bi không phân biệt vì nếu có tâm phân biệt, thì một lúc nào đó ta
cũng sẽ lợi dụng người mà ta cho là thấp kém hơn. Khi đối diện với khổ đau của
người khác, thay vì làm ngơ hay bất lực chúng ta hãy mở lòng bi mẫn chân thành
chia sẻ nỗi khổ cùng họ với tất cả tình người, nhờ vậy nỗi đau của người ấy sẽ
được dịu đi và chúng ta cũng đã làm được một điều tốt đẹp. Nếu chúng ta có lòng
từ bi thật sự chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông được nỗi đau buồn của kẻ khác và
tình thương nảy sinh từ đó. Có hai loại tình yêu và lòng từ bi.
Lòng từ bi thật sự là tình yêu có lý trí, còn tình yêu thông
thường của thế gian xuất phát từ lòng ham muốn và vướng mắc. Thí dụ như khi có
một người đẹp xuất hiện, tâm ta liền nổi lên lòng ham muốn và mong ước người đẹp
đó thuộc về mình. Loại tình yêu đó đến từ lòng ham muốn và vướng mắc, vì vậy
nên không có thật mà chỉ là một loại vọng tưởng phát sinh. Đó là loại mà hôm
nay ta có thể yêu người ấy say đắm nhưng chỉ cần một điều gì đó xảy ra thì lập
tức tình cảm của ta cũng theo đó mà đổi thay. Do đó mà tình yêu hay lòng thương
người bị vướng mắc thì sẽ không bền bỉ vì nó có thể từ yêu rồi mai kia lại trở
thành ghét. Còn với tình thương của lòng từ bi thật sự thì chúng ta có thể thấy
được nỗi đau khổ của người khác. Với loại tình thương này chúng ta sẽ không
phân biệt ai là kẻ thù ai là bạn, mà tất cả đều là anh chị em với nhau.
Nhiều người, khi gặp cảnh quá đau khổ, họ đã nghĩ tới thuyết
nghiệp báo và cho rằng các điều xảy ra ở hiện tại thường là do nghiệp cũ. Chúng
ta phải phân biệt hai mức độ khác biệt nhau, nếu không sẽ hiểu sai về thuyết
nghiệp báo. Bởi vì có duyên chính và duyên phụ. Chẳng hạn khi chúng ta đau khổ
vì những bất công của xã hội, chúng ta có thể nghĩ rằng duyên chính là nghiệp
dĩ của các cá nhân liên hệ. Còn duyên phụ khiến cho duyên chính chín mùi phải
là những bất công của xã hội. Vì vậy theo tôi, tranh đấu để chống lại sự áp bức
và bất công là điều phải nên làm.
Tuy nhiên, nhiều khi trải qua kinh nghiệm nào đó quá khổ
đau, con người có thể thay đổi, trở thành từ bi hơn. Đó cũng là bản chất của khổ
đau. Nhưng chúng ta nên nhớ cho dù bất cứ nguyên nhân nào, khi đối diện vui sầu
khổ chúng ta cũng cố tránh đừng để rơi và tình trạng bi quan và suy sụp tinh thần.
Chúng ta cần có can đảm để có thể giải quyết vấn đề và không nên làm cho vấn đề
nặng nề hơn nữa.
Đối với cảm xúc về những sự xung đột tình cảm cũng vậy. Nếu
chúng ta không có được cơ hội để bộc lộ những xung đột tình cảm thì thật là
nguy hiểm, vì về sau này trong cuộc đời, khi có dịp thế nào chúng ta cũng bộc
phát tất cả sự giận dữ và thù hận lên người khác. Vì thế để tránh cực đoan này,
không nên che dấu hay đè nén sự đau khổ từ bên trong, nhưng cũng không nên bộc
lộ những cơn nóng giận hoặc thù hằn một cách tai hại.
Một khi cơn giận nổi lên chúng ta hãy cố suy nghĩ thử xem giận
có mang lại lợi ích nào không hay là hậu quả của nó có thể thật là kinh khủng.
Một con người tệ hại và đáng ghét đến đâu nhưng nếu chúng ta chịu tìm hiểu, họ
cũng vẫn có những điểm tốt. Khi chúng ta nghĩ về những điều tốt của họ, lập tức
cơn giận sẽ vơi đi. Đó cũng là phương cách tốt để giảm đi sự giận dữ và thù hận
trong lòng. Ngược lại, nếu chúng ta nuôi dưỡng lòng nhẫn nhục và từ ái thì nội
tâm của chúng ta lúc nào cũng cảm thấy tươi vui và hạnh phúc.
Nếu cơn giận quá lớn thì sao? Lúc ấy chúng ta nên hướng tâm
trí của mình vào một việc gì tốt đẹp khác. Hoặc chúng ta thực hành phương pháp
đem hơi thở của Phật Giáo là nhắm mắt lại và chú ý theo dõi hơi thở ra vào một
cách nhẹ nhàng. Đếm hơi thở sẽ giúp cho cơn giận của chúng ta từ từ nguôi dần
đi. Cũng đừng nên cố gắng đè nén và che dấu cơn giận vì làm như vậy chẳng khác
nào nuôi dưỡng thù hận càng ngày càng to lớn trong tâm ta. Như vậy thà rằng nói
ra mấy câu khó nghe nhưng rồi sẽ dễ chịu hơn.
Sống trên đời, niềm vui và hạnh phúc nào cũng tương đối. Vì
vậy chúng ta cần sự thực tập để có được cuộc sống bình an không bị rơi vào hai
thái cực vui quá hoặc khổ quá. Nếu cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng căng thẳng
với nhiều khích động của hai trạng thái vui và buồn cũng là điều không tốt. Khi
tinh thần được bình an tâm trí của chúng ta sẽ vững vàng, sáng suốt không bị
ngoại cảnh xô đẩy. Sống với trí tuệ này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc
giải quyết những khó khăn và thích nghi với cuộc đời.
Phục vụ cho niềm vui và hạnh phúc của người khác với tấm
lòng vị tha không vụ lợi cho mình cũng là phương cách mang đến cho chúng ta một
tinh thần yên vui lành mạnh. Bởi vì trong con người, ai cũng có những hạt giống
của từ bi và yêu thương, chỉ cần chúng ta nuôi dưỡng và phái triển đức tin này
thì chúng ta có thể giúp được những kẻ bất hạnh, những kẻ thiếu tình thương, những
kẻ thiếu hạnh phúc có khả năng sống vui vẻ như những người may mắn khác. Nhưng
chúng ta cũng đừng quên là nếu chúng ta sống và mong cầu nhiều quá thì có ngày
chúng ta sẽ thất vọng thì cuộc đời cũng không còn vui nữa. Là con người mong muốn
được hạnh phúc là chuyện tự nhiên. Nhưng nếu chúng ta vì hạnh phúc của cá nhân
mình mà coi thường hạnh phúc của người khác hoặc làm đổ vỡ hạnh phúc của họ là
điều mà chúng ta phải tránh.
Thế giới văn minh ngày nay phải đương đầu với nhiều sự khủng
hoảng trầm trọng. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu tình thương và lòng nhân từ.
Nhìn sâu vào vấn đề chúng ta thấy rằng hiểm họa của vũ khí nguyên tử thật là khủng
khiếp cho loài người. Nhưng muốn chấm dứt được thảm họa này con người thật sự
phải có lòng yêu thương lẫn nhau và quý trọng mạng sống của kẻ khác. Điều quan
trọng là chúng ta phải chú ý đến vấn đề giáo dục trẻ thơ để chúng có được môi
trường thân cận với những người bạn tử tế và nhất là gần gũi với cha mẹ anh em
trong gia đình. Tình thương của gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc
giúp trẻ em khỏe mạnh thể xác lẫn tinh thần và phát triển tình yêu thương đối với
những người chung quanh. Vì tình thương và lòng nhân ái không phải chỉ là sự
phát triển của loài người, mà nó còn là sự sống còn của nhân loại.
(ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - Chuyển ngữ: PHƯƠNG DUNG)