Với hơn 100 tác phẩm quan trọng được rút ra từ các bảo tàng
quốc gia trên khắp Thái Lan, một trong số đó chưa bao giờ được triển lãm ở nước
ngoài. Đây là lần triển lãm toàn diện nhất thuộc loại hình này từ trước đến
nay.
Những ảnh hưởng và trao đổi giữa nhiều nền văn hóa góp phần
làm nên sự phong phú của nghệ thuật Phật giáo Thái Lan trong thiên niên kỷ vừa
qua. Phật giáo đến từ Ấn Độ từ trước thế kỷ thứ V. Nó không phải là một kiểu niềm
tin đơn thuần và bất biến. Thật vậy, một số dạng của Phật giáo đã pha trộn với Ấn
Độ giáo và tín ngưỡng thờ linh hồn.
Các hình thức nghệ thuật được tạo ra ở Thái Lan phản ánh sự
pha trộn đặc biệt này - được hình thành bởi các nền văn hóa và truyền thống
khác nhau, theo thị hiếu khác nhau của các cộng đồng địa phương và sự giao lưu
thông qua thương mại và xung đột.
Triển lãm khám phá nhiều phong cách độc đáo phát triển trong
việc tạo ra các hình ảnh Đức Phật, vật trang trí và các đồ vật phục vụ nghi lễ
khác, trên khắp bán đảo Thái Lan từ thế kỷ thứ VI cho đến ngày nay.
Sự đa dạng của nghệ thuật Phật giáo được nhìn thấy thông qua
các tác phẩm điêu khắc, đồ nội thất, đồ trang sức, tranh vẽ, bản thảo và gốm sứ.
Điểm nổi bật của đợt triển lãm lần này là bộ sưu tập riêng của ACM - một cuộn
giấy dài 31mét trang hoàng rực rỡ kể lại câu chuyện về Hoàng tử Vessantara, tiền
thân của Đức Phật.
Triển lãm cũng đề cập đến hai chủ đề chính vẫn còn quan trọng
đối với tôn giáo và văn hóa ở Thái Lan hiện nay. Ảnh hưởng từ Bà La Môn giáo,
hình thức đầu tiên của Ấn Độ giáo, vẫn có thể được tìm thấy, và thần Ganesha đầu
voi vẫn là một trong những vị thần phổ biến nhất ở Thái Lan. Một khái niệm quan
trọng của Phật giáo Thái Lan là tích lũy công đức, có thể góp phần cho tương
lai và mở đường cho sự giác ngộ của một người. Công đức thông qua nghệ thuật thực
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua các thời đại, từ việc tạo ra các hình ảnh
Đức Phật và các bài vị bằng đất sét, đồ dệt may và bùa hộ mệnh.
"Nghệ thuật Phật giáo ở Thái Lan là kinh nghiệm tuyệt vời
đa tầng lớp. Hơn 1.500 năm qua, nó không những phát triển nhiều hình thức ấn tượng
mà còn hấp thụ nhiều niềm tin và văn hóa khác nhau. Tất cả chúng ta đều có thể
học được rất nhiều về sự sáng tạo đã đi vào biểu thức tôn giáo, mãi cho đến
ngày hôm nay", tiến sĩ Alan Chong, Giám đốc Bảo tàng văn minh châu Á nói.
"Triển lãm này là một bước đi hướng đến sự đánh giá cao
những phong cách, trong đó các nghệ sĩ Thái Lan đã làm việc không ngừng để thể
hiện những gì có ý nghĩa nhất về cuộc sống và giáo lý của Đức Phật. Chúng tôi
hy vọng rằng khách đến thăm sẽ có được một sự hiểu biết tốt hơn về nhiều nền
văn hóa đã giúp định hình nghệ thuật Phật giáo Thái qua các thời đại",
Heidi Tan, người phụ trách chính của bảo tàng tại ACM và cũng là người phụ
trách triển lãm, cho biết.
Văn Công Hưng (Theo artdaily.com)