Cuộc đời giống như một quá trình không nhừng đưa ra các giải
đáp cho những vấn đề ; bất luận nó là vấn đề để lựa chọn , vấn đề đúng sai ,
hay là vấn đề hỏi đáp , vấn đề ứng dụng phức tạp , mà chỉ cần một chút không thận
trọng thì sẽ đi vào con đường lầm lạc , và hậu quả của sự thiếu thận trọng đó
có thể là vô cùng nghiêm trọng . Nhưng nếu như em đã nắm chắc trong tay chiếc
chìa khóa trí tuệ , thì tất cả những vấn đề ấy , kể cả những vấn đề khó khăn nhất
, đều tự nhiên được giải quyết một cách dễ dàng .
Nhà triết học cổ Hy Lạp Aristote ( 384-322) nói rằng con người
là động vật lý tính ; nhưng thực ra không phài ai cũng có thể thạo dùng lý tính
để suy nghĩ và trí tuệ . Có người có thề gạt bỏ mọi gian nguy để vượt lên phía
trước ; có người thì trái lại , ở trong chốn bình yên vẫn luống cuống , lúng
túng do dự ; sự khác biệt giữa họ chính là chỗ có hay không có trí tuệ , và có
thể hay không khéo dùng trí tuệ .
Vậy trí tuệ là gì ? theo cách hiểu thông thường . có vẻ như
“ thông minh” chính là trí tuệ , thực chất thông minh chỉ là hiểu được những
trí thức , vốn không phải là trí tuệ . hay nói rõ hơn , thông minh khác với trí
tuệ . Có khả năng nắm bắt tri thức một cách có hệ thống , biết vận dụng thông
minh tài trí một cách linh hoạt , có hiệu quả , mới là trí tuệ thật sự . Trí tuệ
chính là sự nhìn thấu suốt chân lý vũ trụ , là thể nghiệm một cách sâu sắc về
nhân tình thế thái ; nói theo truyền thống là : “ hiểu rõ việc đời , thông suốt
tình người ” ( đồng minh thế sự , luyện đạt nhân tình ) .
Giải thích cụ thể hơn thì có thể khẳng định , trí tuệ là biết
những việc đáng được biết , làm những việc đáng phải làm . Một người có trí tuệ
, thì sẽ biết lúc nào nên nhẫn nại , biết lúc nào thì nên hành động ; lúc cần
nói thì tuôn trào hùng biện , lúc cần trầm tỉnh thì một lời cũng không nói .
Người có trí tuệ lớn thì quả cảm nhạy bén , gặp việc thì có khả năng quyết đoán
kịp thời ; lúc lâm nạn cũng có khả năng phán đoán chính xác , và đồng thời còn
có khả năng “thấy mầm biết cây” nhìn xa trông rộng .
Tuy nhiên , mới chỉ biết trí tuệ là gì thì chưa có có ý
nghĩa gì quá to lớn ; điều quan trọng chính là bản thân có được trí tuệ đó hay
không , mới có thể có ích cho cuộc đời ; hơn nữa , còn phải biết phát huy và tạo
phước lành cho quần chúng . Trí tuệ có phải là bẩm sinh không ? Đối với số cực
ít là các bậc thánh nhân và tiên tri trong lịch sử loài người mà nói , có thể
là không sai , tức là có yếu tố “thiên sinh” , nhưng đối với đại đa số phổ biến
mà nói , trí tuệ cần phải trải qua những nổ lực không ngừng của bản thân và
tích lũy kinh nghiệm mới có thể có được .
Vậy thì , làm thế nào để có thể đạt được trí tuệ ? Nghe nhiều
biết rộng , ham học và ra sức thực hành , suy nghĩ cẩn trọng , đúng sai phân
minh , tu tâm dưỡng tánh , là con đường cơ bản tích lũy để đạt được trí tuệ . Bậc
trí giả có thể lấy tất cả những bài học trải nghiệm được để quy thành triết lý
, lấy những thể nghiệm nhân sinh cô kết thành trí tuệ , sinh mệnh , vì vậy có
khả năng nhìn xa hơn , nghĩ sâu hơn , so với những người bình thường . Người có
trí tuệ có tất cả những cáo gọi là “ hồng quan viễn kiến ” ( nhìn xa trong rộng
) ; bởi vì trí tuệ có khả năng “ kiến như vi trứ ” ( nhìn sự vật mới xuất hiện
, có thể đoán biết tương lai của sự vật đó ) và “ đổng chước cơ tiên” ( hiểu rõ
những việc sẽ xảy ra ) ; cho nên , người có trí tuệ , có thể khiến cho tự thân
thông đạt vô ngại , hoan hỷ tự tại .
Vì thế mà có thể nói , ham tìm tòi học hỏi , không ngừng
trau dồi phẩm đức , và thao dùng tư duy lý tính , tức đã là mở đầu cho công phu
nền tảng của trí tuệ.
TRƯƠNG BỒI CANH |
NGUYỄN PHƯỚC TÂM lược dịch | Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo