Trong giao tiếp, các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết đều quan
trọng nhưng có một nghịch lý là từ nhỏ đến lúc trưởng thành, chúng ta dành nhiều
thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc chứ không ai tập lắng nghe.
Trong quá trình làm việc, các nhà quản trị dành tới 32.7 %
thời gian cho việc nghe, 25.8% thời gian cho việc nói; 22.6% thời gian cho việc
viết và dành 18.8% cho việc đọc.
Nghe làm sao cho hiệu quả? Không phải ai cũng biết cách.
Từng tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc nhóm. Bản thân
tôi thấy rất rõ những điều này.
Khi một cá nhân đưa ra ý kiến, hiếm khi các bạn chịu chăm
chú lắng nghe; để đánh giá đúng, sai. Thay vào đó, chúng ta hướng suy nghĩ của
mình vào những hướng khác, chuyện khác…??
Nếu bạn dư ra một giây, bạn sẽ dễ bị phân tán tư tưởng, nghĩ
sang một vấn đề khác.
Bởi chúng ta chưa có thói quen nghe?
Việc nghe có nhiều mức độ: không nghe, nghe có chọn lọc,
nghe chăm chú và nghe thấu cảm.
Theo quan điểm thông thường ta thường nhắc đến 2 cụm từ
"nghe có chọn lọc" và "nghe chăm chú". Xem đó là tiêu chí để
nghe, nhưng bạn có biết khi bạn "nghe có chọn lọc" sẽ dẫn đến những
thông tin bạn nghe được chỉ lõm bõm, mang máng, không hệ thống và không được hiểu
thấu đáo, vì vậy không thể đạt được hiệu quả cao.
Khi nghe chăm chú, bạn sẽ tập trung sự chú ý và sức lực vào
việc nghe, vì vậy bạn trở nên nghe thụ động, bạn chỉ cố chăm chăm nghe để lĩnh
hội mà không chịu động não suy nghĩ, không có chính kiến,…đều này làm bạn trở
nên rập khuôn, khô cứng, thiếu sự linh hoạt, uyển chuyển khi vận dụng kiến thức
vào cuộc sống.
Hãy chọn cách nghe thấu cảm: tự đặt mình vào vị trí, tình cảm
của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào.
Đây là một cách nghe chủ động, có phân tích, phê phán, phản
biện. Nghe thấu cảm không chỉ nghe bằng tai, mà còn nghe bằng mắt, nghe bằng cả
trái tim, khối óc để "nghe" được cả những điều ẩn chứa trong ánh mắt,
nụ cười, cử chỉ…của đối tác, nghe cả trong phút giây im lặng.
Nghe quan trọng lắm! Nhưng chúng ta vẫn chưa nghe tốt ! Đó
là do những rào cản: môi trường, quan điểm, văn hóa, trình độ…bên cạnh đó chúng
ta chưa có cái nhìn đúng đắn về nghe.
Hãy tôn trọng người khác. Giữ quan điểm: Có người nói và có
người nghe, bạn sẽ tập cho mình một thói quen nghe tốt. Tất nhiên, không dễ gì
bạn có thể thành thục trong một vài lần, mà đó là cả một quá trình rèn thành kỹ
năng. Nghe những điều sai để rút kinh nghiệm, nghe những điều dở để hiểu vì sao
họ dở,…hãy nhớ lắng nghe là tôn trọng.
Tình trạng ồn ào, mất trật tự… khi giảng viên giảng bài tại
các giảng đường là điều khá phổ biến. Liệu chúng ta có tôn trọng người nói?
Vì sao chúng ta đều không thích nghe?
Vì chúng ta chưa tìm được động cơ để nghe. Chúng ta tham gia
vào cuộc tán gẫu vì mục đích vui vẻ là chính.
Ta chăm chú nghe thầy cô giảng vì mục đích: hiểu bài, học hỏi…
Làm thế nào khi chúng ta không có hứng để nghe?
"Khi lắng nghe bạn hãy coi nhiệm vụ của bạn không phải
là tìm cách phản ứng mà là tìm cách hiểu họ. Hãy cố gắng nắm bắt nhận thức, nhu
cầu cũng như những điều còn băn khoăn của họ."
William Ury& Fisher Roger- Harvard
Hãy luôn tự nhủ nghe được là có lợi, không ích thì nhiều. Đó
là điều phải rèn luyện.
Để việc nghe bớt nhàm chán bạn phải tác động vào người nói.
Đừng ngại tham gia vào chủ đề; hãy đưa ra quan điểm; ý kiến của mình…bạn sẽ làm
cho việc nghe dễ dàng và thú vị hơn. Nó sẽ kích thích bạn phải chú ý nghe hơn nữa
để tiếp tục phản biện, đưa ra lý lẽ…
Hãy giơ tay phát biểu trong giờ học, đảm bảo hôm đó bạn sẽ
không ngủ gật hay xao lãng đi vấn đề.
Tạo hóa ban cho ta 2 tai, 2 mắt và 1 miệng. Hãy sử dụng hiệu
quả để trở thành một người giao tiếp thành công.
Trích "Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống"-
PGS.TS Đoàn thị Hồng Vân
Nguồn caohockinhte