Wednesday, January 9, 2013

Những khao khát và thôi thúc

Những khao khát và thôi thúc không được thỏa mãn ngay lập tức là 1 hình thức của sự đau khổ. Vì nó có thể chống lại mối quan tâm của 1 người, khiến họ hành động theo những khao khát đó nên điều quan trọng là phát triển kỹ năng chịu đựng chúng. Hành động theo những khao khát và thôi thúc sẽ làm củng cố hoặc tăng cường sức mạnh của chúng bằng cách loại bỏ sự khó chịu và mang lại những niềm vui trong ngắn hạn.
Ví dụ, 1 khao khát không được thỏa mãn về cocaine thật là khó chịu. Nếu 1 người hành động theo sự khao khát bằng cách sử dụng cocaine, anh ấy thoát khỏi sự đau khổ và trải nghiệm 1 sự nâng cao tâm trạng trong ngắn hạn, cả 2 điều này sẽ củng cố những khao khát về cocaine. Những hành động theo sự khao khát được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể tăng cường sức mạnh của niềm tin phổ biến rằng chúng không thể kháng cự lại được.
Lướt qua khao khát (urge surfing) là 1 kỹ thuật dựa trên thiền định để ngăn ngừa sự tái phạm, 1 cách điều trị được thiết kế để giúp bệnh nhân vượt qua những thôi thúc sử dụng ma túy và rượu (Daley& Marlatt, 2006). Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng 1 cách hiệu quả để kiểm soát những thôi thúc khác, bao gồm thôi thúc tự làm hại bản thân, chè chén, và hành động theo những cảm xúc của bạn. Lướt qua khao khát dựa trên quan điểm cho rằng những thôi thúc là những hiện tượng có giới hạn về thời gian. Nếu không có cơ hội hành động theo những thôi thúc thì chúng thường không kéo dài lâu. Cũng giống như những cảm xúc của chúng ta đạt đến cường độ đỉnh điểm của chúng và sau đó suy giảm dần, nên những khao khát và thôi thúc cũng tương tự vậy. Cố gắng kìm nén 1 thôi thúc hoặc chống lại nó chỉ làm tăng cường nó. Nói cách khác, chống lại nó chỉ nuôi dưỡng nó. Khi luyện tập kỹ thuật lướt qua khao khát, thân chủ có 1 thái độ thiền định trước thôi thúc và quan sát nó theo 1 cách không đánh giá và tách rời bản thân khỏi nó. Thay vì chống lại sự thôi thúc, thân chủ quan sát nó nổi lên và tàn dần.

Can thiệp

 “Những thôi thúc và khao khát có thể gây đau khổ khi chúng ta không thể hoặc không nên thỏa mãn chúng. Ví dụ, nếu tôi đang ăn kiêng thì tôi không nên thỏa mãn khao khát ăn bánh socola. Thay vào đó, tôi cần chịu đựng sự khao khát. Đôi lúc sự khao khát tưởng chừng như không thể kháng cự lại được. Nhưng chúng không phải vậy. Sự thật là những khao khát và thôi thúc sẽ trôi qua như là chức năng của thời gian. Giống như những con sóng, chúng đạt đến cường độ đỉnh và sau đó tàn dần. Nếu chúng ta nghĩ về chúng theo cách đó, chúng ta có thể lướt qua hoặc cưỡi lên con sóng thôi thúc. Khi bạn có 1 sự thôi thúc, hãy mang nó về nhận thức của bạn và quan sát nó mà không đánh giá. Đừng đẩy nó đi hoặc cố kìm nén nó.

Tham khảo: “Emotion regulation in psychotherapy” – Robert L.Leahy