Sunday, June 28, 2020

Ratanasuttaṃ - KINH CHÂU BÁU


Ratanasuttaṃ

 

1.          Paṇidhānato paṭṭhāya 

       Tathāgatassa dasa pāramiyo,

Dasa upapāramiyo, 

dasa paramatthapāramiyoti

Samatiṃsa pāramiyo, 

pañca mahapariccāge,

Lokatthacariyaṃ ñātatthacariyaṃ 

buddhatthacariyanti

Tisso cariyāyo pacchimabhave 

gabbhavokkantiṃ

Jātiṃ abhinikkhamanaṃ 

padhānacariyaṃ bodhipallaṅke

Māravijayaṃ sabbaññutaññāṇappativedhaṃ

Dhammacakkappavattanaṃ, 

nava lokuttaradhammeti

Sabbepime Buddhaguṇe āvajjetvā

Vesāliyā tīsu pākarantaresu

Tiyāmarattiṃ parittaṃ karonto

Ayasmā Anandatthero viya

Kāruññacittaṃ upaṭṭhapetvā


2.            Koṭīsatasahassesu, 

        cakkavāḷesu devatā;

Yassānaṃ paṭiggaṇhanti, 

yañca Vesāliyā pure.


3.            Rogāmanussadubbhikkha-

        sambhutaṃ tividhaṃ bhayaṃ;

Khippamantaradhāpesi, 

parittaṃ taṃ bhaṇāma he.


4.            Yānīdha bhūtāni samāgatāni,

bhummāni‚ vā yāni va antalikkhe.

sabbeva bhūtā sumanā bhavantu,

athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ.


5.            Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe,

mettaṃ karotha mānusiyā pajāya;

divā ca ratto ca haranti ye baliṃ,

tasmā hi ne rakkhatha appamattā. 


6.            Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,

 saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ;

 na no samaṃ atthi tathāgatena,

 idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ;

        etena saccena suvatthi hotu.  
 
         idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


7.      Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ,

yadajjhagā sakyamunī samāhito;

na tena dhammena samatthi kiñci,

idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ;

etena saccena suvatthi hotu.


8.      Yaṃ buddhaseṭṭho [1] parivaṇṇayī suciṃ, samādhimānantarikaññamāhu;

samādhinā tena samo na vijjati,

idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ;

etena saccena suvatthi hotu.


9.      Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā,

cattāri etāni yugāni honti;

          te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā,

etesu dinnāni mahapphalāni;

idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


 10.   Ye suppayuttā manasā daḷhena,

nikkāmino gotamasāsanamhi;

te pattipattā amataṃ vigayha,

          laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā.


11.    Yathindakhīlo pathavissito siyā,

catubbhi vātehi asampakampiyo.

tathūpamaṃ sappurisaṃ vadāmi,

          yo ariyasaccāni avecca passati;

          idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

          etena saccena suvatthi hotu.


12.    Ye ariyasaccāni vibhāvayanti,

gambhīrapaññena sudesitāni;

          kiñcāpi te honti bhusaṃ pamattā,

na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti;

          idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


13.    Sahāvassa dassanasampadāya,

tayassu dhammā jahitā bhavanti.

          sakkāyadiṭṭhī vicikicchitañca,

sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci.


14.    Catūhapāyehi ca vippamutto,

chaccābhiṭhānāni abhabba kātuṃ.

          idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


15.            Kiñcāpi so kamma karoti pāpakaṃ,

kāyena vācā uda cetasā vā.

          abhabba so tassa paṭicchadāya,

abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā.

          idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


16.            Vanappagumbe yatha phussitagge,

gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe.

          tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi,

nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya.

          idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ,

etena saccena suvatthi hotu.


17.    Varo varaññū varado varāharo,

anuttaro dhammavaraṃ adesayi;

          idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ,

          etena saccena suvatthi hotu.


 18.    Khīṇaṃ purāṇaṃ nava natthi sambhavaṃ,

          virattacittāyatike bhavasmiṃ;

          te khīṇabījā avirūḷhichandā,

          nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo.

          idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ,

          etena saccena suvatthi hotu.


19.    Yānīdha bhūtāni samāgatāni,

          bhummāni vā yāni va antalikkhe;

          tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,

          buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.


20.    Yānīdha bhūtāni samāgatāni,

          bhummāni vā yāni va antalikkhe;

          tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,

          dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.


21.    Yānīdha bhūtāni samāgatāni,

          bhummāni vā yāni va antalikkhe;

          tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,

          saṅghaṃ namassāma suvatthi hotūti.

Ratanasuttaṃ niṭṭhitaṃ..

NGHE ÂM THANH

       Ratanasuttaṃ - KINH CHÂU BÁU  

https://archive.org/details/01-morning-chanting-pa-auk-sayadaw/03+-+Ratana+Sutta+-+Sayadaw+Nguy%C3%AAn+Tu%E1%BB%87.mp3


KINH CHÂU BÁU

 

1.                Tôn Giả Ananda, với từ tâm vô lượng
trì tụng Kinh Châu Báu, suốt trọn cả ba canh
ba vòng thành Vesali, niệm tất cả ân đức của Như Lai
đại nguyện, gồm ba mươi pháp độ là mười ba-la-mật,
mười thường ba-la-mật, mười thắng ba-la-mật
năm pháp đại xả thí, và cả ba đại hạnh:

đại hạnh cho thế gian, đại hạnh cho thân tộc,

đại hạnh quả vị Phật, trong kiếp chót giáng trần

xuất gia tầm giải thoát, sáu năm tu Khổ hạnh

chiến thắng đại ma quân, đạt Nhất Thiết Chủng Trí

chứng chín pháp siêu phàm và chuyển vận Pháp luân.

2.3    Mười muôn triệu thế giới, chư thiên khắp các cõi

Uy lực kinh thọ trì, tiêu trừ mọi tai ương

đói khát và bệnh tật, cùng phi nhơn quấy nhiễu

trong thành Vesali, thảy đều được tan biến.

Này hỡi chư hiền giả, chúng tôi sẽ tụng lên

Hộ Kinh Châu Báu ấy.

4.      Phàm những sanh linh nào, đã tụ hội nơi đây,

Hoặc các hạng địa tiên hay các hạng thiên tiên,
Mong rằng mọi sanh linh, được đẹp ý vui lòng,
rồi xin hãy thành tâm lắng nghe lời dạy này.

5.      Do vậy các sanh linh, tất cả hãy lắng tâm,
rồi khởi lòng từ mẫn, đối với thảy mọi loài,
ban ngày và ban đêm, họ dâng lễ cúng dường,
vì vậy chớ xao lãng, hãy hộ trì cho họ.

6.      Phàm có tài sản nào, đời này hay đời sau,
hay ở tại thiên giới có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được, với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật, có châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này mọi loài được hạnh phúc.

7.      Pháp bất tử tối thượng, ly dục, diệt phiền não
Đức Thích Ca Mâu Ni, có định chứng pháp này
Không có gì sánh bằng, Pháp thiền vi diệu ấy
Như vậy, nơi Chánh Pháp, có châu báu thù diệu
Mong với sự thật này mọi loài được hạnh phúc.

8.      Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, nói lên lời tán thán,
Định thù diệu trong sạch, liên tục không gián đoạn,
Không gì sánh bằng được, Pháp thiền vi diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp, có châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

9.      Thánh tám vị bốn đôi, Ðệ tử đấng Thiện Thệ,
là những bậc ứng cúng, được trí giả tán thán
Cúng dường đến các Ngài, được kết quả to lớn.
Như vậy, nơi Tăng chúng, có châu báu thù diệu
Mong với sự thật này mọi loài được hạnh phúc.

10     Những vị đã li dục, với ý thật kiên trì,
đã khéo léo phụng hành, lời dạy Gotama.
Họ đạt được quả vị, họ thể nhập bất tử,
Họ chứng đắc dễ dàng, hưởng thọ sự tịch tịnh,
Như vậy, nơi Tăng chúng, có châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này mọi loài được hạnh phúc.

11.    Ví như cột trụ đá được chôn chặt xuống đất,
dầu bốn hướng cuồng phong cũng không hề lay động
Ta nói bậc chân nhân, thấu rõ Tứ Thánh Đế
(cũng tự tại bất động, trước tám pháp thế gian)
Như vậy, nơi Tăng Chúng, có châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

12.    Bậc thấu triệt Thánh Đế, đã được khéo thuyết giảng

bởi trí tuệ uyên thâm, dù cho có bất cẩn

thì cũng không bao giờ, tái sanh kiếp thứ tám,

Như vậy, nơi Tăng Chúng, có châu báu thù diệu

Mong với sự thật này mọi loài được hạnh phúc.

13.    Với đầy đủ tri kiến Thanh Văn đạo quả tuệ,

vị ấy đoạn trừ được đồng thời ba kiết sử:

Thân kiến và hoài nghi, luôn cả giới cấm thủ.

14.    Vị không thể nào phạm, sáu trọng nghiệp bất thiện

vĩnh viễn giải thoát mình ra khỏi bốn đọa xứ,

Như vậy, nơi Tăng Chúng, có châu báu thù diệu

Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

15.    Thiện Thệ tuyên bố rằng, đối với bậc “Kiến Đạo”

dù vô tâm phạm lỗi, bằng thân, ý, hay lời,

cũng không hề che dấu, lỗi lầm của vị ấy 

Như vậy, nơi Tăng Chúng, có châu báu thù diệu

Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

16.    Đẹp là những cây rừng, đội chồi non đầu ngọn.

          Trong tháng hạ nóng bức, những ngày hạ đầu tiên.

Pháp thù thắng Phật thuyết, được ví dụ như vậy.
Pháp đưa đến Niết bàn, Pháp lợi ích tối thượng,
Như vậy, nơi Ðức Phật, có châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

17.    Ðức Phật bậc vô thượng, liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng, chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng,

Như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu

Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.


18.    Nghiệp cũ đã đoạn tận, nghiệp mới không sanh khởi,

Tâm tư không kiết sử trong sanh hữu tương lai

Bởi tham muốn đã đọan, các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt, bậc trí chứng Niết bàn
Như vậy, nơi Tăng Chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

19.    Phàm những sanh linh nào, đã tụ hội nơi đây,
Hoặc trên mặt đất này, hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Ðức Phật, đã như thực xuất hiện,
Ðược loài Trời, loài Người, đảnh lễ và cúng dường,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

20.    Phàm những sanh linh nào, đã tụ hội nơi đây,

Hoặc trên mặt đất này, hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Chánh pháp, đã như thực xuất hiện,
Ðược loài Trời, loài Người, đảnh lễ và cúng dường,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

21.    Phàm những sanh linh nào, đã tụ hội nơi đây,
Hoặc trên mặt đất này, hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ chúng Tăng, đã như thật xuất hiện,
Ðược loài Trời, loài Người, đảnh lễ và cúng dường,

Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

(Dứt bài kinh Châu Báu)


[1] - anubuddhapaccekabuddhasutabuddhakhyesu