Saturday, June 27, 2020

Maṅgalasuttaṃ - HẠNH PHÚC KINH

    Maṅgalasuttaṃ

 

1.      Yaṃ mangalaṃ dvādasahi,

cintayiṃsu sadevakā;

Sotthānaṃ nādhigacchanti,

aṭṭhattiṃsañca maṅgalaṃ.


2.      Desitaṃ devadevena,

sabbapāpavināsanaṃ;

              Sabbalokahitatthāya,

mangalaṃ taṃ bhaṇāma he.


3.      Evaṃ me sutaṃ– 

ekaṃ samayaṃ Bhagavā 

Sāvatthiyaṃ viharati jetavane 

Anāthapiṇḍikassa ārāme. 

Atha kho aññatarā devatā 

abhikkantāya rattiyā 

abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ 

Jetavanaṃ obhāsetvā yena 

Bhagavā tenupasaṅkami;  

upasaṅkamitvā 

Bhagavantaṃ abhivādetvā 

ekamantaṃ aṭṭhāsi. 

Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā 

Bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi–


                         4. “Bahū devā manussā ca, 

maṅgalāni acintayuṃ 

ākaṅkhamānā sotthānaṃ, 

brūhi maṅgalamuttamaṃ”.

 
                           5. Asevanā ca bālānaṃ, 

  paṇḍitānañca sevanā;

         pūjā ca pūjaneyyānaṃ‚ 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

6.      Patirūpadesavāso ca, 

         pubbe ca katapuññatā;

attasammāpaṇidhi ca, 

etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 7.     Bāhusaccañca sippañca, 

         vinayo ca susikkhito;

         subhāsitā ca yā vācā, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

8.      Mātāpitu upaṭṭhānaṃ, 

         puttadārassa saṅgaho;

         anākulā ca kammantā, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 9.     Dānañca dhammacariyā ca, 

         ñātakānañca saṅgaho;

         anavajjāni kammāni, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 10.   Āratī viratī pāpā, 

         majjapānā ca saṃyamo;

         appamādo ca dhammesu, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 11.   Gāravo ca nivāto ca, 

         santuṭṭhi ca kataññutā;

         kālena dhammassavanaṃ‚ 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 12.   Khantī ca sovacassatā, 

         samaṇānañca dassanaṃ;

         kālena dhammasākacchā, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 13.   Tapo ca brahmacariyañca, 

         ariyasaccāna dassanaṃ; 

         nibbānasacchikiriyā ca, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

 

 14.   Phuṭṭhassa lokadhammehi, 

         cittaṃ yassa na kampati;

         asokaṃ virajaṃ khemaṃ, 

         etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

Etādisāni katvāna, 

sabbatthamaparājitā; 

sabbattha sotthiṃ gacchanti, 

taṃ tesaṃ maṅgalamuttaman”ti.

     

Maṅgalasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

NGHE ÂM THANH

3)       Maṅgalasuttaṃ - KINH PHƯỚC LÀNH     39

https://archive.org/details/01-morning-chanting-pa-auk-sayadaw/02+-+Mangala+Sutta-+Sayadaw+Nguy%C3%AAn+Tu%E1%BB%87.mp3

1)      KINH PHƯỚC LÀNH

 

1.    Những phước lành mà hàng thiên–nhân

       suốt mười hai năm đã suy nghĩ,

       họ cũng không biết được những điều cát tường

       gồm có ba mươi tám điều phước lành

 

2.    Đã được thuyết bởi thiên chủ muôn thiên (Đức Thế Tôn),

       nhằm hủy diệt mọi điều tội lỗi,

       và mang lại những điều lợi lạc cho tất cả thế gian.

       Hỡi chư hiền, hãy tụng lên những điều phước lành này.

                 

3.    Tôi là Ananda[1] đã được nghe như vầy -

       Một thuở Đức Thế Tôn, Ngự ở Sa-vát-thí, tại Đại tự Kỳ Viên

       Của trưởng giả tên là, Anāthapiṇḍika. (Tư-đà Cấp-cô-độc),

       Khi đêm đã gần mãn, có thiên tử xuất hiện với hào quang thù diệu, chiếu sáng cả Kỳ viên; đến đảnh lễ Thế tôn. Lễ xong đứng một bên, Vị thiên bạch Thế Tôn, bằng bài kệ như vầy:

 

4.    Nhiều chư Thiên nhân loại, Suy nghĩ về phước lành

       mong ước điều cát tường. Xin Ngài hãy nói lên

những phước lành cao thượng.
  

 (Thế Tôn tuỳ lời hỏi rồi giảng giải như vậy:)

5.    Không kết giao kẻ ngu (1); Thân cận người thiện trí, (2)

       Kính lễ bậc đáng lễ (3), là phước lành cao thượng.

6.    Ở nơi chốn thích hợp (4); Công đức trước đã làm, (5)

       Giữ mình được tốt đẹp (6), là phước lành cao thượng.

7.    Học nhiều (7), thực hành giỏi (8); Thuần thục các giới điều (9)

       Nói những lời lợi ích (10), là phước lành cao thượng.

8.    Phụng dưỡng mẹ và cha (11); Chăm sóc vợ và con (12)

       Việc làm không lẫn lộn (13), là phước lành cao thượng.

9.    Bố thí (14), hành Thiện Pháp (15); Hộ độ thân quyến thuộc (16)

       Hành xử không lỗi lầm (17), là phước lành cao thượng.

10.  Bỏ (18) và tránh (19) điều ác; Kiêng cữ các chất say, (20)

       Nỗ lực trong thiện nghiệp (21), là phước lành cao thượng.

11.  Cung kính (22) và khiêm nhường(23); tri túc (24) và tri ân (25)

       Đúng thời nghe chánh Pháp (26), là phước lành cao thượng.

12. Kham nhẫn (27) và nhu thuận (28); Tiếp kiến các Sa môn (29)

       Đàm luận Pháp tùy thời (30), là phước lành cao thượng.

13.  Tận tâm (31), hành Phạm hạnh (32); Tri-kiến Tứ Thánh Đế (33)

       Thực chứng được Niết Bàn (34), là phước lành cao thượng

14. Xúc chạm Pháp thế gian, tâm không động (35), không sầu (36)

       Tự tại (37) và vô nhiễm (38), là phước lành cao thượng

       Những sở hành như vậy, bất bại ở mọi nơi,

       Mọi nơi đến cát tường. Đây phước lành cao thượng.



[1]. Tôi ở đây là Vị Đại Đệ tử Đa Văn Đệ Nhất – Thị giả của Đức Phật – Ngài Ananda – chịu trách nhiệm trùng tuyên Kinh tạng tại cuộc Kết Tập Tam Tạng Kinh điển lần đầu tiên tại Rājagaha ba tháng sau khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn. Tại đó Ngài tụng lên tất cả các bài Kinh mà Ngài được nghe từ chính kim ngôn Đức Thế Tôn đã thuyết trong đó có bài Kinh này. Trong Tăng chúng Ngài Ananda có một trí nhớ siêu việt, phi thường khó có một vị nào sánh bằng.