Tuesday, June 9, 2020

Bát Chánh Ðạo Chánh Kiến


 

Con đường dẫn đến sự đọan diệt khổ đau, để được tự do, giải thoát, là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Giống như các lời dạy khác của Ðức Phật, Bát chánh đạo cũng dựa vào ba phần: cư xử có đạo đức (Giới), sự chú tâm (Ðịnh) và trí tuệ (Tuệ).

 

Bát chánh đạo cần được xem như con đường có tám ngành, tám phần ngang nhau, mà ta cần thực hành tất cả tám phần đồng đều, chứ không phải như một cái thang mà ta cần phải tuần tự leo xong cấp bực này mới bước lên bậc thang khác. Bát chánh đạo cũng có thể được xem như là một chuyển động vòng tròn vì nó bắt đầu bằng Chánh kiến và cuối cùng kết thúc bằng Chánh kiến. Dầu Chánh kiến chỉ được nhắc ở lúc ban đầu, nhưng kết quả của việc đi qua Bát chánh đạo phải là Chánh kiến.

 

1. Chánh Kiến

 

Chánh kiến là bước đầu tiên vì trước hết ta phải thấy rõ ràng chẳng có thể làm gì khác trong cuộc đời này hơn là đi tìm con đường giải thoát khổ đau qua những giới luật tâm linh. Như thế chắc chắn là ta phải tìm cho được những giới luật đúng để giúp ta biết được mình đã làm gì sai. Những chướng ngại của chúng ta là khổ đau, thất vọng, áy náy, cảm giác không trọn vẹn. Có một khoảng trống trong trái tim ta cần được phủ lấp bằng một hay nhiều người, bằng tư tưởng, bằng công việc, hay một niềm hy vọng. Rút cuộc không có gì lấp nó đầy.

 

Khi một điều luật có thể giải thích được tại sao ta phiền não và chỉ cho ta phương cách đoạn trừ phiền não, tiến tới sự an vui, thì các điều luật đó phải rất đáng tin cậy. Hơn nữa, các lời thuyết giảng cũng phải gần gũi với các kinh nghiệm của chúng sanh. Pháp của Ðức Phật có thể làm được những điều đó.

 

Chánh kiến bao gồm việc nhận thức được rằng tất cả chúng ta đều có thể thực sự tu sửa để tiến tới giải thoát. Chánh kiến cũng có nghĩa là hiểu biết về nghiệp, biết rằng chỉ có ta chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra cho ta, không đổ thừa hoàn cảnh, đổ lỗi cho người khác hay bất cứ thứ gì ở bên ngoài ta. Có nghĩa là ta làm chủ nghiệp của ta. Rằng chỉ có ta có thể thay đổi được nghiệp của mình.

 

Biết rằng ta có thể thay đổi không chưa đủ, cần phải có quyết tâm thay đổi. Ðó là hai cách nhìn đúng: hiểu biết về nghiệp và ước muốn thay đổi để thoát ra khỏi những khổ đau. Không phải là thay đổi thế giới ta đang sống, hay người chung quanh ta mà là thay đổi chính bản thân. Ta không thể thay đổi được vấn đề, nhưng ta có thể thay đổi phản ứng của mình trước một vấn đề. Ngoài ra ta còn có thể dần dần đi hết con đường Bát chánh đạo để đạt được một chánh kiến về tự ngã, đó là vô ngã.

 

Ta cần có trí tuệ để thực hành các giới luật tâm linh. Không có trí tuệ để biết mình cần phải làm gì, ta sẽ không thể tu Thiền.

 

Vì có khổ đau con người mới có cơ hội để thực hành. Thay vì lúc nào cũng trốn tránh mọi phiền não, cố gạt chúng ra khỏi mắt ta hay than khóc, đau đớn vì chúng, ta nên mang ơn chúng. Ðó là người thầy tốt của ta. Vị Thầy duy nhất của ta, nhưng tiếc thay không phải ai cũng biết học hỏi từ thầy mình.

 

Có nhiều cách để đối phó với khổ đau. Cách đầu tiên và cũng là thông dụng nhất là đổ lỗi cho người khác. Ðiều đó thì dễ rồi. Mọi người không ít thì nhiều, đều hành động như thế, nhưng cách đó hơi trẻ con. Cách thứ hai để đối phó với khổ đau, thất vọng là trở nên chán nản, đắm chìm trong khổ đau. Cách thứ ba là tự thương hại mình, cảm thấy như mình là người đang mang những nỗi khổ đau của cả thế giới. Không có ai đau khổ bằng mình, việc đó rõ ràng không đúng sự thật. Khi ta tự thương thân trách phận, ta cũng muốn cho người khác phải khổ đau như ta. Nhưng hoài công. Hành động như thế ta chỉ làm cho người khác khó chịu, bực mình. Một cách đối phó nữa với đau khổ là nghiến răng, đè nén tình cảm và làm như nó không có mặt. Cách đó cũng không giải quyết được gì vì làm ngơ thì chẳng giải quyết được gì cả.

 

Cách thứ năm là nhìn thẳng vào khổ đau, và nói rằng: "Ồ, bạn cũ của tôi lại đến rồi. Lần này tôi sẽ học được gì đây?". Ðó là chánh kiến. Lúc đó ta mới thật sự hiểu rằng cõi người là cõi tốt nhất cho sự Giác ngộ. Khổ đau là người thầy tốt nhất của ta vì nó sẽ nắm chặt lấy ta, nhấn chìm ta trong đau khổ, cho đến khi ta học được điều gì từ đó. Lúc ấy, sự đau khổ mới buông thả ta. Nếu ta không học được gì trong sự đau khổ đó, chắc chắn là lần sau nó lại đến với ta nữa, vì cuộc đời có gì khác hơn là một lớp học cho người lớn. Nếu ta không qua được một môn gì đó, chắc chắn ta phải ngồi lại đó mãi. Bài học nào ta vắng mặt, ta sẽ gặp lại nó. Ðó là lý do tại sao ta bắt gặp mình nhiều lần phản ứng cùng một cách trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên rồi cũng có lúc ta nhận ra điều đó, và chánh kiến phát sinh: "Tôi phải làm cái gì đó để tự thay đổi. Tôi cứ gặp phải vấn đề này mãi "

 

Chánh kiến là nền móng căn bản ta phải có để bước vào con đường đạo. Chánh kiến lúc mới đầu chưa giúp ta có cái nhìn đúng về tự ngã. Phải đợi đến một lúc sau. Căn bản, chánh kiến liên quan đến hai sự thật đầu tiên trong Tứ diệu đế. Khi ta thấy đúng sự thật là ta đang ở trong một cuộc chiến vô vọng nếu ta cứ tiếp tục đòi hỏi dục lạc, và bảo vệ cho cái tôi của mình, đó là ta đang đi trên con đường đạo. Ðó là lúc ta bước vào đạo, và đó là giây phút tuyệt vời. Lúc đó ta cảm thấy chắc chắn rằng ta đã tìm ra con đường đạo, và chắc chắn là ta sẽ đạt được kết quả cuối cùng. Chỉ còn vấn đề thời gian. Cảm giác vui mừng đó cần thiết cho việc tu Thiền, và tu Thiền là điều kiện tiên quyết để đi trọn con đường.

 

Mỗi chúng ta là một minh chứng cho lời Phật dạy. Chúng ta có đau khổ, có tham muốn, nhưng chúng ta cũng có chánh kiến và có thể nhận biết nghiệp quả của mình. Chúng ta có thể thay đổi và biết học hỏi từ những kinh nghiệm khổ đau trong quá khứ. Có rất nhiều cách để ta chứng minh lời Ðức Phật dạy, nếu chúng ta để ý quan sát đủ. Ðiều đó tạo cho chúng ta niềm tin rằng ta có thể đi đến cuối con đường của Bát chánh đạo. Lòng tự tin này rất cần thiết cho sự tu tập của ta. Tự tin không có nghĩa là cao ngạo, mà là độc lập. Mỗi người chúng ta phải tự tìm sự giải thoát cho chính mình.

 

Ðức Phật dạy rằng ta không nên nghe theo lời Phật dạy một cách mù quáng mà phải tự tìm hiểu và chứng nghiệm được những điều Phật dạy. Trong bài Kinh Kalama nổi tiếng, Ðức Phật đã nói về mười lý do ngăn trở ta đi theo con đường tâm linh. Những điều này cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay cũng như cho dân tộc Kalama trước đây. Chúng mang đầy ý nghĩa đối với ta bây giờ cũng như trước đó.

 

Người Kalama đã đến gặp Phật khi Ngài đến viếng thủ đô của Kesaputta và họ thưa với Ðức Phật: "Bạch Thế Tôn, đã có rất nhiều vị giáo chủ đến thành phố của chúng con, mỗi vị đều có những giáo lý làm chúng con tin tưởng được. Tuy nhiên các vị giáo chủ lại bác bỏ, thoá mạ lẫn nhau. Giờ thì chúng con hoàn toàn không biết tin vào ai nữa. Chúng con rất hoang mang". Ðức Phật nói: "Hỡi người Kalama, các người có nghi ngờ, thắc mắc là đúng". Rồi Ðức Phật giảng cho họ về năm giới luật, và hỏi họ rằng có phải họ sẽ được hạnh phúc nếu họ giữ theo năm giới luật này và đau khổ nếu họ phạm giới. Người Kalama đồng ý với Ðức Phật như thế. Lúc đó Ðức Phật thuyết, "Ðừng bao giờ tin vào kinh điển, chỉ vì chúng đã được đọc tụng; biên chép hay được các Thầy truyền trao xuống, hay vì mọi người chung quanh chúng ta đều tin; cũng không nên tin vì chúng có tính cách huyền bí hay chúng giống như những điều mình vẫn tin tưởng, hay vì chúng hợp lý. Cũng đừng tin vì đó là những quan điểm mình cần bênh vực; hay vì người nói là một vị thầy nổi tiếng hay chỉ bởi vì vị Thầy mình đã nói như thế".

 

Sau khi nghe lời giảng của Phật, người Kalama trở nên đệ tử của Ðức Phật. Những lời hướng dẫn đó vẫn còn đúng cho đến ngày nay. Ðừng tin tưởng vào điều gì đó vì nó là truyền thống, hay vì mọi người quanh ta tin, hay vì chúng đã được viết trong sách vở, nhưng Ðức Phật nói chỉ nên tin sau khi ta đã tìm hiểu và nhận biết rằng điều đó có ích và đúng.

 

Rõ ràng là ta đã tìm thấy đau khổ nơi chính bản thân và càng hướng vào bên trong để suy gẫm, ta càng thấy có nhiều bất như ý. Nhưng khi chúng ta không còn muốn biến sự đau khổ của cá nhân mình thành niềm vui cho chỉ riêng mình, thì sự xung đột sẽ biến mất, khổ đau sẽ qua đi. Chấp nhận mọi việc như chúng xảy ra cũng là chánh kiến.

 

Những người Bà la môn, các thầy cúng ở Ấn Ðộ thời đó, không thích Phật vì Ngài đe dọa cách kiếm sống của họ. Ngài dạy rằng con người không cần phải có người làm trung gian giữa họ với đấng thần linh, mới có được hạnh phúc, và việc đổ hương lên các thần đá, hay dâng cúng hương hoa đều vô ích. Vì đó là cách kiếm sống của người Bà la môn, nên dù cũng có nhiều người Bà la môn sau trở thành đệ tử Phật, số khác không khỏi có lòng thù hằn Ðức Phật.

 

Một hôm, một trong những người Bà la môn thù Phật đã đến chỗ đức Phật đang thuyết giảng, đi qua đi lại trước mặt đức Phật. Rồi ông ta dùng lời lẽ thô tục để chửi mắng Phật. Ông ta cho rằng Phật đã truyền dạy những giáo lý sai lầm, Phật đáng bị đuổi ra khỏi nước, rằng Phật đã phá vỡ nền tảng gia đình vì những người trai trẻ đi theo Ðức Phật trở thành các vị tu sĩ, rằng dân chúng không nên ủng hộ Phật; nghĩa là ông ta mạ lị Phật bằng đủ mọi lời lẽ.

 

Khi người Bà la môn đã hết lời chửi bới, Ðức Phật, người từ nãy giờ đã ngồi im lặng nói: "Nầy, ông Bà la môn, ông thường có khách đến nhà không?" người Bà la môn trả lời: "Dĩ nhiên tôi luôn có khách đến nhà". Ðức Phật lại nói: "Khi có khách trong nhà ông có tiếp đãi họ không? Có cho họ đồ ăn, uống không?" Người Bà la môn trả lời: "Dĩ nhiên rồi, dĩ nhiên là tôi cho họ đồ ăn, thức uống". Ðức Phật lại tiếp: "Vậy nếu họ không nhận sự tử tế ấy, họ từ chối những đồ ông cho, thì những món đồ đó thuộc về ai?" Người Bà la môn nói: "Của tôi, của tôi" Ðức Phật nói: "Ðúng vậy ông Bà la môn, khi ta không nhận những món đồ của ông. Chúng thuộc về ông".

 

Ðây là một câu chuyện đáng cho chúng ta nhớ. Bất cứ sự công kích, sân hận đe dọa nào, đều thuộc về người nói ra những lời ấy. Chúng ta không phải nhận chúng là của ta.

Vô ngã, Vô ưu

Thiền quán về Phật Đạo

Ni sư Ayya Khema

Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Nguyên tác: "Being Nobody, Going Nowhere

Meditations On The Buddhist Path",

Wisdom Publications, 1987

 

Con đường dẫn đến sự đọan diệt khổ đau, để được tự do, giải thoát, là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Giống như các lời dạy khác của Ðức Phật, Bát chánh đạo cũng dựa vào ba phần: cư xử có đạo đức (Giới), sự chú tâm (Ðịnh) và trí tuệ (Tuệ).

 

Bát chánh đạo cần được xem như con đường có tám ngành, tám phần ngang nhau, mà ta cần thực hành tất cả tám phần đồng đều, chứ không phải như một cái thang mà ta cần phải tuần tự leo xong cấp bực này mới bước lên bậc thang khác. Bát chánh đạo cũng có thể được xem như là một chuyển động vòng tròn vì nó bắt đầu bằng Chánh kiến và cuối cùng kết thúc bằng Chánh kiến. Dầu Chánh kiến chỉ được nhắc ở lúc ban đầu, nhưng kết quả của việc đi qua Bát chánh đạo phải là Chánh kiến.

 

1. Chánh Kiến

 

Chánh kiến là bước đầu tiên vì trước hết ta phải thấy rõ ràng chẳng có thể làm gì khác trong cuộc đời này hơn là đi tìm con đường giải thoát khổ đau qua những giới luật tâm linh. Như thế chắc chắn là ta phải tìm cho được những giới luật đúng để giúp ta biết được mình đã làm gì sai. Những chướng ngại của chúng ta là khổ đau, thất vọng, áy náy, cảm giác không trọn vẹn. Có một khoảng trống trong trái tim ta cần được phủ lấp bằng một hay nhiều người, bằng tư tưởng, bằng công việc, hay một niềm hy vọng. Rút cuộc không có gì lấp nó đầy.

 

Khi một điều luật có thể giải thích được tại sao ta phiền não và chỉ cho ta phương cách đoạn trừ phiền não, tiến tới sự an vui, thì các điều luật đó phải rất đáng tin cậy. Hơn nữa, các lời thuyết giảng cũng phải gần gũi với các kinh nghiệm của chúng sanh. Pháp của Ðức Phật có thể làm được những điều đó.

 

Chánh kiến bao gồm việc nhận thức được rằng tất cả chúng ta đều có thể thực sự tu sửa để tiến tới giải thoát. Chánh kiến cũng có nghĩa là hiểu biết về nghiệp, biết rằng chỉ có ta chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra cho ta, không đổ thừa hoàn cảnh, đổ lỗi cho người khác hay bất cứ thứ gì ở bên ngoài ta. Có nghĩa là ta làm chủ nghiệp của ta. Rằng chỉ có ta có thể thay đổi được nghiệp của mình.

 

Biết rằng ta có thể thay đổi không chưa đủ, cần phải có quyết tâm thay đổi. Ðó là hai cách nhìn đúng: hiểu biết về nghiệp và ước muốn thay đổi để thoát ra khỏi những khổ đau. Không phải là thay đổi thế giới ta đang sống, hay người chung quanh ta mà là thay đổi chính bản thân. Ta không thể thay đổi được vấn đề, nhưng ta có thể thay đổi phản ứng của mình trước một vấn đề. Ngoài ra ta còn có thể dần dần đi hết con đường Bát chánh đạo để đạt được một chánh kiến về tự ngã, đó là vô ngã.

 

Ta cần có trí tuệ để thực hành các giới luật tâm linh. Không có trí tuệ để biết mình cần phải làm gì, ta sẽ không thể tu Thiền.

 

Vì có khổ đau con người mới có cơ hội để thực hành. Thay vì lúc nào cũng trốn tránh mọi phiền não, cố gạt chúng ra khỏi mắt ta hay than khóc, đau đớn vì chúng, ta nên mang ơn chúng. Ðó là người thầy tốt của ta. Vị Thầy duy nhất của ta, nhưng tiếc thay không phải ai cũng biết học hỏi từ thầy mình.

 

Có nhiều cách để đối phó với khổ đau. Cách đầu tiên và cũng là thông dụng nhất là đổ lỗi cho người khác. Ðiều đó thì dễ rồi. Mọi người không ít thì nhiều, đều hành động như thế, nhưng cách đó hơi trẻ con. Cách thứ hai để đối phó với khổ đau, thất vọng là trở nên chán nản, đắm chìm trong khổ đau. Cách thứ ba là tự thương hại mình, cảm thấy như mình là người đang mang những nỗi khổ đau của cả thế giới. Không có ai đau khổ bằng mình, việc đó rõ ràng không đúng sự thật. Khi ta tự thương thân trách phận, ta cũng muốn cho người khác phải khổ đau như ta. Nhưng hoài công. Hành động như thế ta chỉ làm cho người khác khó chịu, bực mình. Một cách đối phó nữa với đau khổ là nghiến răng, đè nén tình cảm và làm như nó không có mặt. Cách đó cũng không giải quyết được gì vì làm ngơ thì chẳng giải quyết được gì cả.

 

Cách thứ năm là nhìn thẳng vào khổ đau, và nói rằng: "Ồ, bạn cũ của tôi lại đến rồi. Lần này tôi sẽ học được gì đây?". Ðó là chánh kiến. Lúc đó ta mới thật sự hiểu rằng cõi người là cõi tốt nhất cho sự Giác ngộ. Khổ đau là người thầy tốt nhất của ta vì nó sẽ nắm chặt lấy ta, nhấn chìm ta trong đau khổ, cho đến khi ta học được điều gì từ đó. Lúc ấy, sự đau khổ mới buông thả ta. Nếu ta không học được gì trong sự đau khổ đó, chắc chắn là lần sau nó lại đến với ta nữa, vì cuộc đời có gì khác hơn là một lớp học cho người lớn. Nếu ta không qua được một môn gì đó, chắc chắn ta phải ngồi lại đó mãi. Bài học nào ta vắng mặt, ta sẽ gặp lại nó. Ðó là lý do tại sao ta bắt gặp mình nhiều lần phản ứng cùng một cách trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên rồi cũng có lúc ta nhận ra điều đó, và chánh kiến phát sinh: "Tôi phải làm cái gì đó để tự thay đổi. Tôi cứ gặp phải vấn đề này mãi "

 

Chánh kiến là nền móng căn bản ta phải có để bước vào con đường đạo. Chánh kiến lúc mới đầu chưa giúp ta có cái nhìn đúng về tự ngã. Phải đợi đến một lúc sau. Căn bản, chánh kiến liên quan đến hai sự thật đầu tiên trong Tứ diệu đế. Khi ta thấy đúng sự thật là ta đang ở trong một cuộc chiến vô vọng nếu ta cứ tiếp tục đòi hỏi dục lạc, và bảo vệ cho cái tôi của mình, đó là ta đang đi trên con đường đạo. Ðó là lúc ta bước vào đạo, và đó là giây phút tuyệt vời. Lúc đó ta cảm thấy chắc chắn rằng ta đã tìm ra con đường đạo, và chắc chắn là ta sẽ đạt được kết quả cuối cùng. Chỉ còn vấn đề thời gian. Cảm giác vui mừng đó cần thiết cho việc tu Thiền, và tu Thiền là điều kiện tiên quyết để đi trọn con đường.

 

Mỗi chúng ta là một minh chứng cho lời Phật dạy. Chúng ta có đau khổ, có tham muốn, nhưng chúng ta cũng có chánh kiến và có thể nhận biết nghiệp quả của mình. Chúng ta có thể thay đổi và biết học hỏi từ những kinh nghiệm khổ đau trong quá khứ. Có rất nhiều cách để ta chứng minh lời Ðức Phật dạy, nếu chúng ta để ý quan sát đủ. Ðiều đó tạo cho chúng ta niềm tin rằng ta có thể đi đến cuối con đường của Bát chánh đạo. Lòng tự tin này rất cần thiết cho sự tu tập của ta. Tự tin không có nghĩa là cao ngạo, mà là độc lập. Mỗi người chúng ta phải tự tìm sự giải thoát cho chính mình.

 

Ðức Phật dạy rằng ta không nên nghe theo lời Phật dạy một cách mù quáng mà phải tự tìm hiểu và chứng nghiệm được những điều Phật dạy. Trong bài Kinh Kalama nổi tiếng, Ðức Phật đã nói về mười lý do ngăn trở ta đi theo con đường tâm linh. Những điều này cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay cũng như cho dân tộc Kalama trước đây. Chúng mang đầy ý nghĩa đối với ta bây giờ cũng như trước đó.

 

Người Kalama đã đến gặp Phật khi Ngài đến viếng thủ đô của Kesaputta và họ thưa với Ðức Phật: "Bạch Thế Tôn, đã có rất nhiều vị giáo chủ đến thành phố của chúng con, mỗi vị đều có những giáo lý làm chúng con tin tưởng được. Tuy nhiên các vị giáo chủ lại bác bỏ, thoá mạ lẫn nhau. Giờ thì chúng con hoàn toàn không biết tin vào ai nữa. Chúng con rất hoang mang". Ðức Phật nói: "Hỡi người Kalama, các người có nghi ngờ, thắc mắc là đúng". Rồi Ðức Phật giảng cho họ về năm giới luật, và hỏi họ rằng có phải họ sẽ được hạnh phúc nếu họ giữ theo năm giới luật này và đau khổ nếu họ phạm giới. Người Kalama đồng ý với Ðức Phật như thế. Lúc đó Ðức Phật thuyết, "Ðừng bao giờ tin vào kinh điển, chỉ vì chúng đã được đọc tụng; biên chép hay được các Thầy truyền trao xuống, hay vì mọi người chung quanh chúng ta đều tin; cũng không nên tin vì chúng có tính cách huyền bí hay chúng giống như những điều mình vẫn tin tưởng, hay vì chúng hợp lý. Cũng đừng tin vì đó là những quan điểm mình cần bênh vực; hay vì người nói là một vị thầy nổi tiếng hay chỉ bởi vì vị Thầy mình đã nói như thế".

 

Sau khi nghe lời giảng của Phật, người Kalama trở nên đệ tử của Ðức Phật. Những lời hướng dẫn đó vẫn còn đúng cho đến ngày nay. Ðừng tin tưởng vào điều gì đó vì nó là truyền thống, hay vì mọi người quanh ta tin, hay vì chúng đã được viết trong sách vở, nhưng Ðức Phật nói chỉ nên tin sau khi ta đã tìm hiểu và nhận biết rằng điều đó có ích và đúng.

 

Rõ ràng là ta đã tìm thấy đau khổ nơi chính bản thân và càng hướng vào bên trong để suy gẫm, ta càng thấy có nhiều bất như ý. Nhưng khi chúng ta không còn muốn biến sự đau khổ của cá nhân mình thành niềm vui cho chỉ riêng mình, thì sự xung đột sẽ biến mất, khổ đau sẽ qua đi. Chấp nhận mọi việc như chúng xảy ra cũng là chánh kiến.

 

Những người Bà la môn, các thầy cúng ở Ấn Ðộ thời đó, không thích Phật vì Ngài đe dọa cách kiếm sống của họ. Ngài dạy rằng con người không cần phải có người làm trung gian giữa họ với đấng thần linh, mới có được hạnh phúc, và việc đổ hương lên các thần đá, hay dâng cúng hương hoa đều vô ích. Vì đó là cách kiếm sống của người Bà la môn, nên dù cũng có nhiều người Bà la môn sau trở thành đệ tử Phật, số khác không khỏi có lòng thù hằn Ðức Phật.

 

Một hôm, một trong những người Bà la môn thù Phật đã đến chỗ đức Phật đang thuyết giảng, đi qua đi lại trước mặt đức Phật. Rồi ông ta dùng lời lẽ thô tục để chửi mắng Phật. Ông ta cho rằng Phật đã truyền dạy những giáo lý sai lầm, Phật đáng bị đuổi ra khỏi nước, rằng Phật đã phá vỡ nền tảng gia đình vì những người trai trẻ đi theo Ðức Phật trở thành các vị tu sĩ, rằng dân chúng không nên ủng hộ Phật; nghĩa là ông ta mạ lị Phật bằng đủ mọi lời lẽ.

 

Khi người Bà la môn đã hết lời chửi bới, Ðức Phật, người từ nãy giờ đã ngồi im lặng nói: "Nầy, ông Bà la môn, ông thường có khách đến nhà không?" người Bà la môn trả lời: "Dĩ nhiên tôi luôn có khách đến nhà". Ðức Phật lại nói: "Khi có khách trong nhà ông có tiếp đãi họ không? Có cho họ đồ ăn, uống không?" Người Bà la môn trả lời: "Dĩ nhiên rồi, dĩ nhiên là tôi cho họ đồ ăn, thức uống". Ðức Phật lại tiếp: "Vậy nếu họ không nhận sự tử tế ấy, họ từ chối những đồ ông cho, thì những món đồ đó thuộc về ai?" Người Bà la môn nói: "Của tôi, của tôi" Ðức Phật nói: "Ðúng vậy ông Bà la môn, khi ta không nhận những món đồ của ông. Chúng thuộc về ông".

 

Ðây là một câu chuyện đáng cho chúng ta nhớ. Bất cứ sự công kích, sân hận đe dọa nào, đều thuộc về người nói ra những lời ấy. Chúng ta không phải nhận chúng là của ta.

Nghe Âm Thanh

Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo

https://archive.org/details/1.-cha-nh-kie-n

Vô ngã, Vô ưu

Thiền quán về Phật Đạo

Ni sư Ayya Khema

Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Nguyên tác: "Being Nobody, Going Nowhere

Meditations On The Buddhist Path",

Wisdom Publications, 1987