Dhajaggasuttaṃ
Yassānussaranenāpi,
antalikkhepi pāṇino;
Patiṭṭhamadhigacchanti,
bhūmiyaṃ viya sabbathā.
Sabbupaddavajālamhā,
yakkhacorādisambhavā;
Gaṇanā na ca muttānaṃ,
parittaṃ taṃ bhaṇāma he.
Evaṃ me sutaṃ–
ekaṃ samayaṃ
bhagavā sāvatthiyaṃ
viharati jetavane
anāthapiṇḍikassa ārāme.
Tatra kho bhagavā
bhikkhū āmantesi–
“bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū
bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca–
“Bhūtapubbaṃ, bhikkhave,
devāsurasaṅgāmo
samupabyūḷho ahosi.
Atha kho, bhikkhave,
sakko devānamindo
deve tāvatiṃse āmantesi–
‘Sace, mārisā,
devānaṃ saṅgāmagatānaṃ
uppajjeyya bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā,
mameva tasmiṃ samaye
dhajaggaṃ ullokeyyātha.
Mamaṃ hi vo dhajaggaṃ
ullokayataṃ yaṃ
bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha,
atha pajāpatissa devarājassa
dhajaggaṃ ullokeyyātha.
Pajāpatissa hi vo devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ
yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
No ce pajāpatissa devarājassa
dhajaggaṃ ullokeyyātha,
atha varuṇassa devarājassa
dhajaggaṃ ullokeyyātha.
Varuṇassa hi vo devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ
yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
No ce varuṇassa devarājassa
dhajaggaṃ ullokeyyātha,
atha īsānassa devarājassa
dhajaggaṃ ullokeyyātha.
Isānassa hi vo devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ
bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissatī’ti.
Taṃ kho pana, bhikkhave,
sakkassa vā devānamindassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ,
pajāpatissa vā devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ,
varuṇassa vā devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ,
īsānassa vā devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ
yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā,
so pahīyethāpi nopi pahīyetha.
Taṃ kissa hetu?
Sakko hi, bhikkhave,
devānamindo avītarāgo
avītadoso avītamoho
bhīru chambhī utrāsī palāyīti.
Ahañca kho, bhikkhave,
evaṃ vadāmi– ‘sace tumhākaṃ,
bhikkhave, araññagatānaṃ vā
rukkhamūlagatānaṃ vā
suññāgāragatānaṃ vā
uppajjeyya bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā,
mameva tasmiṃ samaye anussareyyātha–
‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho
vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū
anuttaro purisadammasārathi
satthādevamanussānaṃ buddho bhagavā’ti.
Mamaṃ hi vo, bhikkhave, anussarataṃ
yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
No ce maṃ anussareyyātha,
atha dhammaṃ anussareyyātha–
‘svākkhāto bhagavatā dhammo
sandiṭṭhiko akāliko
ehipassiko opaneyyiko
paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti.
Dhammaṃ hi vo, bhikkhave, anussarataṃ
yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā,
so pahīyissati.
No ce dhammaṃ anussareyyātha,
atha saṅghaṃ anussareyyātha–
‘suppaṭipanno
bhagavato sāvakasaṅgho
ujuppaṭipanno
bhagavato sāvakasaṅgho
ñāyappaṭipanno
bhagavato sāvakasaṅgho
sāmīcippaṭipanno
bhagavato sāvakasaṅgho,
yadidaṃ cattāri purisayugāni
aṭṭha purisapuggalā
esa bhagavato sāvakasaṅgho,
āhuneyyo pāhuneyyo
dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo
anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti.
Saṅghaṃ hi vo, bhikkhave,
anussarataṃ yaṃ
bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
Taṃ kissa hetu?
Tathāgato hi, bhikkhave,
arahaṃ sammāsambuddho
vītarāgo vītadoso vītamoho
abhīru acchambhī
anutrāsī apalāyī”ti.
Idamavoca bhagavā.
Idaṃ vatvāna sugato
athāparaṃ etadavoca satthā–
“Araññe rukkhamūle vā,
suññāgāreva bhikkhavo;
anussaretha sambuddhaṃ,
bhayaṃ tumhāka no siyā.
“No ce buddhaṃ sareyyātha,
lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ;
atha dhammaṃ sareyyātha,
niyyānikaṃ sudesitaṃ.
“No ce dhammaṃ sareyyātha,
niyyānikaṃ sudesitaṃ;
atha saṅghaṃ sareyyātha,
puññakkhettaṃ anuttaraṃ.
“Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ,
dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo;
bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā,
lomahaṃso na hessati.
Dhajaggasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
NGHE ÂM THANH
Aṭānāṭiyasuttaṃ
- Kinh Āṭānāṭiya
KINH ĐẦU LÁ CỜ
Chỉ mới nghĩ đến bài hộ kinh này,
mà các chúng sanh trong khắp các phương,
ở trong hư không cũng như trên đất,
đều được hộ trì thoát lưới tai ương,
từ cướp, dạ xoa.., vô số không xuể,
chư hiền chúng ta hãy
tụng lên Hộ Kinh này.
Tôi được nghe như vầy - Một
thời Đức Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anāthapiṇḍika. Rồi Thế
Tôn gọi các Tỳ-khưu: "-- Này các Tỳ-khưu." "-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn." Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau –
“Thuở xưa, này các Tỳ-khưu,
đã xảy ra một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asūra. Rồi này
các Tỳ-khưu, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên -
"-- Này thân hữu, khi
các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; khi
ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ
của ta, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
Nếu các Ông không ngó lên
đầu ngọn cờ của ta, thì hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn
cờ của Thiên vương Pajāpati, thì sợ
hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
Nếu các Ông không ngó lên đầu
ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, hãy
ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa.
Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên
cũng sẽ tiêu diệt.
Nếu các
Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isāna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ
của Thiên vương Isāna, thì sợ hãi,
hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
Này các Tỳ-khưu,
khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn
cờ của Thiên vương Pajāpati, hay khi
họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa,
hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isāna, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên,
có thể sẽ biến mất hoặc sẽ không biến mất.
Vì cớ
sao? Này các Tỳ-khưu, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt
sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
Và này
các Tỳ-khưu, Ta nói như sau: Này các Tỳ-khưu, khi các con đi vào rừng, đi đến
gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có
khởi lên, trong khi ấy hãy chỉ nhớ đến Như lai như vầy:
"Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên
Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
Này các Tỳ-khưu,
khi các con nhớ đến Như lai, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có
khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
Nếu các con
không nhớ đến Như Lai, thì hãy nhớ đến Pháp:
-
"Ðây
là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại[1],
cho quả lập tức, đến để mà thấy, dẫn người hướng thượng,
pháp do người trí tự mình kinh
nghiệm."
Này các Tỳ-khưu,
khi các con nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có
khởi lên sẽ tiêu diệt.
Nếu các con
không nhớ đến Pháp, thì hãy nhớ đến chúng Tăng:
-
Thực hành thiện lành là
chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;
Thực hành ngay thẳng là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;
Ứng lí thực hành[2]
là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;
Cung kính thực hành là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;
tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ
tử này của đức Thế Tôn đáng được tôn trọng, đáng được tiếp rước, đáng được cúng
dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
[1]
- saṅdiṭṭhiko = thiết thực hiện tiền,
hiển nhiên, có thể thấy được một cách rõ ràng, tự thân chứng, thuộc về đời này,
xem thêm bài kinh Paṭhamasandiṭṭhikasutta.
[2]
- thực hành bát chánh đạo để thành tựu Đạo quả - Niết Bàn
Này các Tỳ-khưu,
khi các con nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược
có khởi lên sẽ tiêu diệt.
Vì cớ
sao? Này các Tỳ-khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân,
ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy. Thế
Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp: -
Này các vị Tỳ-khưu,
trong rừng hay gốc cây,
hay tại căn nhà trống,
hãy niệm bậc Chánh Giác.
các con có sợ hãi,
sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
tối thượng chủ ở đời,
và cũng là Ngưu vương,
trong thế giới loài người,
vậy hãy tư niệm Pháp,
hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
vậy hãy tư niệm Tăng,
là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỳ-khưu,
như vậy tư niệm Phật,
tư niệm Pháp và Tăng,
sợ hãi hay hoảng hốt,
hay lông tóc dựng ngược,
không bao giờ khởi lên.