Kẻ
thù kế tiếp là trạo cử, lăng xăng lo lắng hay lo ra.
Ai cũng bị đau khổ vì kẻ thù nầy, nên nó rất
quen thuộc với chúng ta.
Ai cũng mắc chúng ở những mức độ khác nhau.
Vì thế ta cần phải suy gẫm xem chướng ngại
nào,
là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với ta.
Tất cả đều nằm trong ta chờ cơ hội để lộ diện.
Nhưng có một hay hai chướng ngại,
chỉ cần ta khẽ động tịnh là nhảy ra ngay,
làm chủ ta.
Đó là những chướng ngại ta cần đối đầu, tu sửa.
Tâm
lăng xăng khiến thân cũng chẳng yên.
Thân là tên đầy tớ ngoan ngoản của tâm.
Thân chỉ là một xác chết khi không có tâm.
Bất cứ thân làm điều gì cũng là do tâm điều
khiển,
dầu ta có ý thức về điều đó hay không.
Thông thường các phản ứng của ta xảy ra tức
thì, theo bản năng,
nên ta không biết rằng tâm đã ra lệnh: “Làm
cái nầy, làm cái kia”,
ta nghĩ là thân ta hành, nhưng không thể có
thân hành,
nếu không có tâm điều khiển.
Tâm
sinh ra lăng xăng phần lớn là do những kinh nghiệm,
xảy ra trong quá khứ, những chuyện ta đã
làm, hay đã không làm,
tất cả những thứ ta ước muốn thực hiện trong
đời,
nhưng đã không thực hiện.
Tâm lăng xăng khó tập trung vì niệm cứ dấy
khởi liên tiếp.
Đức
Phật đã so sánh nó với một mặt hồ đầy sóng gió.
Khi tình cảm ta đầy sóng gió, ta sẽ chết đắm
vì nó.
Ta không còn thấy sự việc rõ ràng nửa.
Lo lắng
thường vì tương lai, và nhiều người trong chúng ta rất hay lo lắng, mà quên ngừng
lại để suy nghĩ sự lo lắng đó thật vô ích và kỳ quặc.
Lo lắng về tương lai là điều vô ích.
Vì có lo lắng về tương lai, ta cũng chẳng thể
sống cho tương lai đó.
Vì cuộc đời là vô thường luôn có sự thay đổi,
không những ta sẽ già hơn, khôn ngoan hơn -hy vọng là thế- mà hoàn cảnh cũng đổi
khác, tình cảm, suy nghĩ của ta cũng khác. Thì lo lắng về tương lai thật vô
ích.
Nếu bạn
có những tấm ảnh khi bạn ở lứa tuổi
4, 8, hay 12, 15, hãy lấy chúng ra và soi
gương,
so sánh gương mặt nào là của bạn.
Bạn là chú/cô bé 4 tuổi, 8 tuổi, 15 tuổi,
hay là người đang nhìn vào kiếng bây giờ,
hay tất cả cũng là bạn?
Nếu tất cả là bạn, thì bạn đã là hàng ngàn
con người khác nhau.
Và đó chính là chúng ta, luôn biến đổi.
Thì cô/chú bé 15, 20 tuổi đi lo về chuyện gì
sẽ xảy ra,
cho một người già 60, có phải là vô ích
không?
Ta sẽ không thể nhớ cô/chú bé đó đã nghĩ
suy, lo lắng điều gì.
Cũng thế đối với sự lo lắng cho ngày mai.
Dầu cho ta có nhớ được mình đã lo lắng điều
gì, cũng chẳng ích chi.
Một con người hoàn toàn khác ngày hôm nay sẽ
sống ở ngày mai.
Điều
đó không có nghĩa là ta không thể dự định điều gì.
Dự tính và lo lắng là hai việc khác nhau.
Dự tính sẽ trở thành lo lắng khi ta tự hỏi,
không biết những dự tính của ta có thành sự
thật không.
Không có gì sai với sự dự tính,
nhưng sau đó hãy quên nó đi cho đến ngày ta
có thể thực hiện được,
mà không cần phải lo lắng với những chuyện
gì sẽ xảy ra ở tương lai.
Lo lắng
làm ta đau khổ, tâm ta bấn loạn.
Nó tách ta ra khỏi thế giới thực tại,
ngay giây phút nầy, là khoảng khắc duy nhất
ta thực sự sống trong đó.
Những giờ phút ta đắm chìm trong lo lắng,
là những giờ phút bị đánh mất đi.
Nếu ta không sống cho từng giây phút hiện tại,
có nghĩa là ta đánh mất cuộc sống. Khi ta hối
tiếc dỉ vãng,
lo lắng cho tương lai, ta không thực sự sống.
Ta chỉ hoài niệm và phỏng đoán. Đó không phải
là cuộc sống.
Cuộc sống không phải để suy tưởng về nó, mà
để ta sống trong đó.
Chỉ có như thế thì cuộc đời mới có ý nghĩa,
và kinh nghiệm sống mới có thể xảy ra từng
giây phút.
Đó là một trong những nghệ thuật, thiền có
thể truyền cho chúng ta,
sống trong giờ phút hiện tại mới thật là sống.
Tâm
ta sẽ chẳng bao giờ được an bình,
hạnh phúc hay tĩng lặng nếu ta không sống
trong giờ phút hiện tại.
Tâm sẽ đắm chìm trong đấu tranh tư tưởng để
làm
những việc ta nghĩ đáng lý ra ta phải làm,
để đến những nơi ta nghĩ là ta phải có mặt,
để bảo vệ những tài sản ta cho là quí giá.
Một cuộc chiến đấu gay go, đau khổ không ngừng
nghĩ.
Hạnh phúc, an lạc hình như không thuộc số phận
chúng ta.
Nhưng ta có thể đạt được những thứ đó nếu ta
cố gắng,
nếu ta biết nhận diện kẻ thù và đuổi chúng ra khỏi nhà tâm của ta.
*
Đức
Phật chỉ cho ta năm cách để đối trị những tư tưởng xao lãng,
lo ra, bằng các câu chuyện ẩn dụ.
Như một người thợ mộc đóng hai khúc gổ vào
nhau,
và thấy là chúng không vừa nhau.
Ông lấy ra và thay khúc gổ khác. vừa hơn. Đó
là nhờ có thay đổi.
Nếu tâm ta cứ lo lắng về tương lai,
tiếc nuối quá khứ thì cũng có sự không ăn khớp.
Không có hạnh phúc, không có an bình trong
đó.
Vậy thì hãy thay đổi! Hãy thay bằng cái vừa
vặn, ăn khớp hơn.
Khi tu thiền, hãy để tâm thiền lắng sâu vào
ta.
Trong đời sống hằng ngày hãy để cho tâm được
trọn vẹn, hữu ích.
Hãy thay đổí!
https://archive.org/details/su-trau-do-i-lo-ng-ye-u-thuo-ng_202006
Rà quét toàn thân và chỉ dẫn đầy đủ thiền tập Tứ Niệm Xứ
https://archive.org/details/12.-que-t-ca-m-tho-toa-n-tha-n
Vô
ngã, Vô ưu
Thiền quán về Phật Đạo
Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
Nguyên tác: "Being Nobody, Going
Nowhere
Meditations On The Buddhist Path",
Wisdom Publications, 1987