Kẻ
thù của ta là lòng nghi hoặc.
Đức Phật đã ví nó giống như một cuộc hành
trình đến sa mạc mà không mang theo vật dụng, không có bản đồ, do đó ta cứ đi
luẩn quẩn để rồi bị cướp, bị đói khát.
Ngài
cũng ví lòng nghi hoặc như một mặt hồ phủ đầy cỏ cây.
Làm sao ta có thể nhìn thấy đáy nước với một
mặt hồ như thế.
Lòng
nghi hoặc thường có mặt như khi ta nghi nghờ về sự Giác Ngộ của Đức Phật,
về sự thật của Pháp, về sự diễn giảng Pháp của
tăng đoàn.
Nhưng ảnh hưởng nặng nề hơn cả cho sự tiến bộ
của bản thân là nghi ngờ về chính khả năng của mình, về trực giác tâm linh của
mình.
Lòng
tự tin sẽ phát sinh khi ta có thể làm được những điều mà ta đã vạch định.
Trong thiền, điều đó có nghĩa là ta có thể
ngồi cho đến khi tâm ta chìm sâu trong tĩnh lặng. Như thế ta sẽ có thêm lòng tự
tin trong lần tọa thiền sau,
vì ta biết là ta có thể làm được điều ta muốn
làm với tâm.
Ta biết là phần nào ta đã làm chủ được tâm.
Lòng
tự tin có nhiều khía cạnh. Đó là không phải là sự càn bướng,
mà là một cảm giác tin tưởng rằng mình có thể
hoàn toàn dựa vào chính mình.
Sự nương tựa đó chỉ có thể xảy ra khi ta có
thể làm chủ được tình cảm mình.
Không thể có lòng tự tin, khi ta còn lệ thuộc
vào tình cảm của mình.
Khi ta còn bực tức, giận dữ, lo âu, sợ sệt,
thèm muốn, ghen ghét, tham lam,
khi tất cả những thứ tình cảm nầy còn làm chủ
ta, thì khó thể tìm được sự an bình.
Và khi không an bình, ta đâm ra thiếu tự
tin.
Chỉ khi nào mọi thứ tình cảm sân si trong ta
đã được điều phục,
ta mới có được nội tâm cứng rắn,
mới chắc rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra ta
sẽ phản ứng nhẹ nhàng,
tự chủ, lúc đó ta mới thực sự có lòng tự
tin.
Đó là một khía cạnh quan trọng của lòng nghi
hoặc vì chỉ khi ta có lòng tự tin về chính bản thân, lúc đó ta mới có đủ lòng tự
tin để đi theo con đường đạo cho đến tận cùng. Tóm lại nhờ vào lòng tự tin, ta
mới có thể nói:
“Tôi có thể làm được. Tôi sẽ theo đuổi việc
đó tới cùng”.
Lòng
nghi hoặc thường dấy khởi trong những người không có lòng từ.
Nếu không có từ tâm, ta không thể phụng sự một
lý tưởng nào,
dốc lòng tin theo một con đường đạo nào.
Không có từ tâm,
ta khó thể dâng hiến cả đời mình cho một lý
tưởng nào đó.
Nếu ta không thể dâng hiến đời mình cho con
đường ta đã chọn,
thì
cũng giống như ta đã thành hôn,
nhưng vẫn nghĩ mình sẽ gặp được một người tốt
hơn người bạn đời của mình.
Không thể có một hôn nhân tốt đẹp được khi
ta có những ý nghĩ như thế.
Con
đường tâm linh còn đòi hỏi một sự dốc tâm hơn thế nửa. Vì chỉ có ta,
không có người thứ hai nào bên cạnh góp sức
vào để vun bồi cho sự hòa hợp nầy.
Ta phải hiểu con đường từ trong trái tim
mình.
Như thế sẽ không có nỗi nghi hoặc nào có thể
xen vào. Ta sẽ không cần tự hỏi:
“Không biết Đức Phật có Giác Ngộ không?”.
Đó là một câu hỏi thừa thãi. Khi chúng ta đi
theo con đường của Ngài,
thì tự ta sẽ khám phá ra thôi.
Muốn
trọn vẹn đi theo con đường của Đức Phật là một việc làm trọn cả cuộc đời.
Điều đó không có nghĩa là ta không thể có cuộc
sống riêng,
hay làm những chuyện khác,
nhưng nó có nghĩa là tất cả phải được làm
trong tinh thần của Pháp.
Lúc đó bất cứ ta làm gì cũng là cơ hội để ta
học hỏi thêm.
Đức
Phật chỉ cách đối trị cho lòng nghi hoặc cũng giống như trạo cử, lo lắng;
đó là học hỏi thêm Phật Pháp, giao tiếp với
bạn hiền, bạn đạo.
Đức
Phật nói người đã bỏ hết được năm điều chướng ngại kể trên là người đã hoàn tất
cuộc đời mình, không còn gì để làm nữa.
Năm
chướng ngại nầy là tờ hộ chiếu đưa ta đến cõi tái sinh.
Chúng là thông hành vĩnh cữu của ta. Ta phải
làm một điều gì đó,
nếu ta muốn thoát ra khỏi vòng sanh tử nầy.
Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng làm cuộc đời
ta dễ chịu hơn.
Và đó chẳng phải là điều mà tất cả chúng ta
đều đang kiếm tìm sao?
Sự thoải mái, hạnh phúc.
Nhưng không phải là thứ lạc thọ ta có tìm thấy
qua việc thỏa mãn vật chất.
Hạnh phúc mà ta kiếm tìm chỉ có thể có được
qua tâm an lạc,
và kẻ thù nầy là nguồn gốc của tâm không an
lạc.
https://archive.org/details/su-trau-do-i-lo-ng-ye-u-thuo-ng_202006
Vô ngã, Vô ưu
Thiền quán về Phật Đạo
Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
Nguyên tác: "Being Nobody, Going
Nowhere
Meditations On The Buddhist Path",
Wisdom Publications, 1987