Sunday, June 28, 2020

Pubbaṇhasuttaṃ - Kinh BAN MAI

                 Pubbaṇhasuttaṃ

Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca,

Yo cā’manāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ,

Buddhānubhāvena vināsa’mentu.


Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca,

Yo cā’manāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ,

Dhammānubhāvena vināsa’mentu.


Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca,

Yo cā’manāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ,

Saṃghānubhāvena vināsa’mentu.


Dukkhappattā ca nidukkhā,

Bhayappattā ca nibbhayā;

Sokappattā ca nissokā,

Hontu sabbepi pāṇino.


Ettāvatā ca amhehi

sambhataṃ puññasampadaṃ;

Sabbe devā’numodantu

sabbasampattisiddhiyā.


Dānaṃ dadantu saddhāya,

sīlaṃ rakkhantu sabbadā;

Bhāvanābhiratā hontu,

gacchantu devatā’gatā.


Sabbe Buddhā balappattā,

paccekānañca yaṃ balaṃ;

Arahantānañca tejena,

rakkhaṃ bandhāmi sabbaso.


Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,

saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ;

na no samaṃ atthi tathāgatena,

idampi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ;

etena saccena suvatthi hotu.


 Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,

saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ;

na no samaṃ atthi tathāgatena,

idampi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ;

etena saccena suvatthi hotu.


Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,

saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ;

na no samaṃ atthi tathāgatena,

idampi Samghe ratanaṃ paṇītaṃ;

etena saccena suvatthi hotu.

 

Mahākāruṇiko Nātho,  

hitāya sabbapāṇinaṃ; 

Pūretvā pāramī sabbā,  

patto sambodhimuttamaṃ; 

Etena saccavajjena,  

sotthi te hotu sabbadā.

 

Jayanto bodhiyā mūle,  

Sakyānaṃ nandivaḍḍhano, 

Evameva jayo hotu,  

jayassu jayamaṅgale.

 

Aparājitapallaṅke,  

sīse puthuvipukkhale, 

Abhiseke sabbabuddhānaṃ,  

aggappatto pamodati. 


(Yasmiṃ divase tayo sucaritadhamme[1] paripūrenti sodivaso)


Sunakkhattaṃ sumaṅgalaṃ

suppabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ;

sukhaṇo sumuhutto ca,

suyiṭṭhaṃ brahmacārisu. 


(Tasmiṃ divase)

Padakkhiṇaṃ kāyakammaṃ
vācākammaṃ padakkhiṇaṃ

Padakkhiṇaṃ manokammaṃ
paṇīdhi te padakkhiṇe.

Padakkhiṇāni katvāna,
labhantatthe padakkhiṇe.
 


Te atthaladdhā sukhitā 

viruḷhā Buddhasāsane;

Arogā sukhitā hotha, 

saha sabbehi ñātibhi.


Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, 

rakkhantu sabbadevatā;

Sabba-Buddhānubhavena, 

sadā sukhī bhavantu te[2].


Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, 

rakkhantu sabbadevatā;

Sabba-Dhammānubhavena, 

sadā sukhī bhavantu te.


Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, 

rakkhantu sabbadevatā;

Sabba-Saṃghānubhavena, 

sadā sukhī bhavantu te.



[1] - Dasa kusalakammapathā – pāātipātā veramaī, adinnādānā veramaī, kāmesumicchācārā veramaī, musāvādā veramaī, pisuāya vācāya veramaī, pharusāya vācāya veramaī, samphappalāpā veramaī, anabhijjhā, abyāpādo, sammādiṭṭhi.

[2] - Nếu tụng cho mình thì chữ te đổi thành chữ me

NGHE ÂM THANH

     Pubbaṇhasuttaṃ - Kinh BAN MAI  

https://archive.org/details/01-morning-chanting-pa-auk-sayadaw/12+-+Pubbanha+Sutta+-+Sayadaw+Nguy%C3%AAn+Tu%E1%BB%87.mp3

Kinh BAN MAI 

Nhờ uy linh Phật Bảo, ngăn ngừa mọi tai ương;

Những điềm không may mắn, những mộng mị chẳng lành,

Tiếng điểu thú bi ai, tất cả các trở ngại,

mong những chướng ngại ấy, thảy đều mau tan biến.

Nhờ uy linh Pháp Bảo, ngăn ngừa mọi tai ương;
Những điềm không may mắn, những mộng mị chẳng lành,

Tiếng điểu thú bi ai, tất cả các trở ngại,

mong những chướng ngại ấy, thảy đều mau tan biến.

Nhờ uy linh Tăng Bảo, ngăn ngừa mọi tai ương;
Những điềm không may mắn, những mộng mị chẳng lành,

Tiếng điểu thú bi ai, tất cả các trở ngại,

mong những chướng ngại ấy, thảy đều mau tan biến.

Nguyện cầu cho muôn loài, đang khổ xin hết khổ
đang nguy dứt hiểm nguy, đang sầu hết sầu bi

Nguyện tất cả thiên thần, tựu thành mọi thiên lạc

Do nói lời tán thán, công đức của chúng tôi.

Bố thí với niềm tin, (nghiệp-quả và Tam Bảo)

Giữ Giới thật trong sáng, hoan hỉ Pháp thanh tịnh.

Thiên giả nào đã đến, lắng nghe Hộ Kinh này

Vui vẻ với công đức, xin trở về thiên xứ.

Chư Toàn Giác đại lực, Chư Ðộc Giác đại lực,
Thinh Văn Giác đại lực, Nguyện tổng trì uy đức
gia hộ Con an lành.

Phàm có tài sản gì, Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới, Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được, Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật, Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

Phàm có tài sản gì, Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới, Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được, Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Pháp, Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

 

Phàm có tài sản gì, Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới, Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được, Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Tăng, Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này, mọi loài được hạnh phúc.

Nhờ tất cả uy Phật, mong người[1] hằng an lành

Nguyện người trọn hạnh phúc, và chư thiên che chở

Nhờ tất cả uy Pháp, mong người hằng an lành 

Nguyện người trọn hạnh phúc và chư thiên che chở

         Nhờ tất cả uy Tăng, mong người hằng an lành

 

(Dứt bài kinh Ban Mai)


[1] - Nếu tụng cho mình thì chữ người đổi thành chữ con Ðại Bi cứu khổ - vì lợi ích chúng sanh,
huân tu ba la mật - chứng Vô Thượng Chánh Giác,
nhờ với chân ngôn nầy – mong người được an lành.

Vị đạt đến tối thắng, - khiến vương tộc Thích ca,

tăng trưởng niềm hoan hỷ; Vị đại thắng binh Ma,
bên cội cây Bồ đề, trên bồ đoàn bất thối,

nơi Chư Phật lên ngôi, địa cầu Liên Hoa đỉnh.

Mong người cũng chiến thắng, và khải hoàn như vậy. 

 

(Ngày nào hành thập thiện[1], ba hạnh nghiệp thanh tịnh)
đó là ấy ngày cát tường - ngày có sao vận lành,

có bình minh tốt đẹp, có thức giấc an lành,

mỗi giờ phút hưng thịnh, mỗi giây khắc hanh thông,

cúng dường vào phạm hạnh là tế tự nhiệm mầu. 

 (Trong những ngày như vậy)

có hành động chân chánh,

có lời nói an lành,

trong sáng là ý nghĩ,

ba nghiệp được tốt đẹp,

thực hành điều tốt đẹp,

thời đạt nhiều lợi ích. 

Nguyện cầu đến cho người – cùng thân bằng quyến thuộc
đạt lợi ích an vui - vô bệnh được an lạc – tấn tu trong Pháp Phật.

Nguyện người trọn hạnh phúc, và chư thiên che chở



[1] -Ba thiện nghiệp thân: không sát hại, không trộm cắp, không tà hạnh

- Bốn thiện nghiệp khẩu: không nói dối, không nói đâm thọc, không nói thô lỗ, không nói phù phiếm

- Ba ý thiện nghiệp: không tham, không sân hại, có chánh kiến

 

Bojjhaṅga Suttas - KINH THẤT GIÁC CHI

Bojjhaṅga Paritta

1.      Saṃsāre saṃsarantānaṃ, 

         sabbadukkhavināsane;

Satta dhamme ca bojjhaṅge, 

mārasenāpamaddane.


2.      Bujjhitvā ye c’ime sattā, 

         tibhavā muttakuttamā;

Ajātimajarābyādhiṃ, 

amataṃ nibbhayaṃ gatā.


3.      Evāmādiguṇūpetaṃ, 

         anekaguṇasaṅgahaṃ;

Osadhañca imaṃ mantaṃ, 

bojjhaṅgañca bhaṇāma he.


4.      Bojjhaṅgo sati saṅkhāto, 

         dhammānaṃ vicayo tathā;

Vīriyaṃ pīti pasaddhi, 

bojjhaṅgā ca tathāpare.


5.      Samādhupekkhā bojjhaṅgā, 

         satte’te sabbadassinā;

Muninā sammadakkhātā, 

bhāvitā bahulīkatā.


6.      Saṃvattanti abhiññāya, 

         nibbānāya ca bodhiyā;

Etena saccavajjena, 

sotthi te hotu sabbadā.


7.      Ekasmiṃ samaye Nātho, 

         Moggallānañca Kassapaṃ;

Gilāne dukkhite disvā, 

bojjhaṅge satta desayi.


8.      Te ca taṃ abhinanditvā, 

         rogā mucciṃsu taṅkhaṇe;

Etena saccavajjena, 

sotthi te hotu sabbadā.


9.      Ekadā Dhammarājāpi, 

         gelaññenā’bhipīḷito;

Cundattherena taṃyeva, 

bhaṇāpetvāna sādaraṃ.


10.    Sammoditvāna ābādhā, 

         tamhā vuṭṭhāsi ṭhānaso,

Etena saccavajjena, 

sotthi te hotu sabbadā.


11.    Pahīnā te ca ābādhā, 

         tiṇṇannampi mahesinaṃ;

Maggahatā kilesāva, 

pattā’nuppattidhammataṃ;

Etena saccavajjena, 

sotthi te hotu sabbadā.

Bojjhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

NGHE ÂM THANH

     Bojjhaṅga Suttas - KINH THẤT GIÁC CHI         

https://archive.org/details/01-morning-chanting-pa-auk-sayadaw/11+-+Bojjhanga+Sutta+-+Sayadaw+Nguy%C3%AAn+Tu%E1%BB%87.mp3

Hộ Kinh GIÁC CHI

1.2.3 Này hỡi các hiền giả, cùng chúng tôi trì tụng,

bài Hộ Kinh Giác Chi, tập hợp vô số đức, những đức ấy ví như: phương thảo dược qúy báu, như bài linh chú hay.

Các pháp thất giác chi của những vị hiền trí, luân lưu trong luân hồi

Tất cả những vị ấy, sau khi đã liễu thông, Bảy chi – Pháp giác ngộ,
đã hủy diệt binh ma, đã hủy diệt mọi Khổ, và v
ượt thoát tam hữu,

đạt vô úy bất tử [1], không sanh-già-bệnh-chết.

4.5.6. Các Pháp Thất giác chi, gồm có niệm giác chi,

trạch pháp, và tinh tấn, hỷ cùng với khinh an,

thêm nữa là định - xã, được Đại Hiền Toàn Giác,

khéo giảng, khéo tuyên thuyết, Bảy Pháp giác chi này,

nếu được khéo thực hành, thực hành cho thuần thục,

Mang lại các thắng trí, Niết bàn, Đạo Quả Tuệ.

Mong lời chân thật này, người hằng được an lành

7.8.   Một thuở, Bậc Đạo sư thấy hai vị trưởng lão,

Ngài Moggallāna và Ngài Kassapa lâm bệnh nặng khổ thân,

Phật bèn thuyết Giác chi. Các tôn giả hoan hỷ,

Thất giác chi được thuyết, Bệnh tức khắc lành ngay,

Mong lời chân thật này, người hằng được an lành.

9.10. Một thuở Đấng Pháp vương, thọ khổ thân trầm trọng

Cũng vậy Đức Cunda, cung kính tụng Giác chi,

Khiến Phật-đà hoan hỷ, bệnh liền khỏi tức thì

Mong lời chân thật này, người hằng được an lành.

11.    Phiền não nào đoạn tuyệt, bởi Đạo Tuệ nào rồi,
không còn sinh trở lại. Cũng vậy với Đức Phật,

và hai vị Đại Tiên, Bệnh hoàn toàn dứt hẳn.
Mong lời chân thật này, người hằng được an lành.

 

(Dứt kinh Giác Chi)



[1] - Niết-bàn


Aṭānāṭiyasuttaṃ - Kinh Āṭānāṭiya

Dhajaggasuttaṃ

          Yassānussaranenāpi, 

          antalikkhepi pāṇino;

          Patiṭṭhamadhigacchanti, 

          bhūmiya viya sabbathā.

          Sabbupaddavajālamhā

          yakkhacorādisambhavā;

          Gaanā na ca muttāna,

          paritta ta bhaṇāma he.


 Evaṃ me sutaṃ– 

 ekaṃ samayaṃ 

 bhagavā sāvatthiyaṃ 

 viharati jetavane 

 anāthapiṇḍikassa ārāme. 

 Tatra kho bhagavā 

 bhikkhū āmantesi– 

“bhikkhavo”ti. 


“Bhadante”ti te bhikkhū 

 bhagavato paccassosuṃ. 

 Bhagavā etadavoca–     

“Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, 

  devāsurasaṅgāmo 

  samupabyūḷho ahosi. 

 Atha kho, bhikkhave, 

 sakko devānamindo 

 deve tāvatiṃse āmantesi–

 ‘Sace, mārisā, 

 devānaṃ saṅgāmagatānaṃ 

 uppajjeyya bhayaṃ vā 

 chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, 

 mameva tasmiṃ samaye 

 dhajaggaṃ ullokeyyātha. 

 Mamaṃ hi vo dhajaggaṃ 

 ullokayataṃ yaṃ 

 bhavissati bhayaṃ vā 

 chambhitattaṃ vā 

 lomahaṃso vā, so pahīyissati.


No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha, 

atha pajāpatissa devarājassa 

dhajaggaṃ ullokeyyātha. 

Pajāpatissa hi vo devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ 

yaṃ bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā 

lomahaṃso vā, so pahīyissati.


No ce pajāpatissa devarājassa 

dhajaggaṃ ullokeyyātha, 

atha varuṇassa devarājassa 

dhajaggaṃ ullokeyyātha. 

 

Varuṇassa hi vo devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ 

yaṃ bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā 

lomahaṃso vā, so pahīyissati.


No ce varuṇassa devarājassa 

dhajaggaṃ ullokeyyātha, 

atha īsānassa devarājassa 

dhajaggaṃ ullokeyyātha. 


Isānassa hi vo devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ 

bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā 

lomahaṃso vā, so pahīyissatī’ti.


Taṃ kho pana, bhikkhave, 

sakkassa vā devānamindassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ, 

pajāpatissa vā devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ, 

varuṇassa vā devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ, 

īsānassa vā devarājassa 

dhajaggaṃ ullokayataṃ 

yaṃ bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, 

so pahīyethāpi nopi pahīyetha.


Taṃ kissa hetu? 

Sakko hi, bhikkhave, 

devānamindo avītarāgo 

avītadoso avītamoho 

bhīru chambhī utrāsī palāyīti.


Ahañca kho, bhikkhave, 

evaṃ vadāmi– ‘sace tumhākaṃ, 

bhikkhave, araññagatānaṃ vā 

rukkhamūlagatānaṃ vā 

suññāgāra­gatānaṃ vā 

uppajjeyya bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, 

mameva tasmiṃ samaye anussareyyātha–

‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho

vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū

anuttaro purisadammasārathi

satthādevamanussānaṃ buddho bhagavā’ti.


Mamaṃ hi vo, bhikkhave, anussarataṃ 

yaṃ bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā 

lomahaṃso vā, so pahīyissati.


No ce maṃ anussareyyātha, 

atha dhammaṃ anussareyyātha–

‘svākkhāto bhagavatā dhammo

sandiṭṭhiko akāliko

ehipassiko opaneyyiko

paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti.


Dhammaṃ hi vo, bhikkhave, anussarataṃ 

yaṃ bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, 

so pahīyissati.


          No ce dhammaṃ anussareyyātha, 

         atha saṅghaṃ anussareyyātha–

‘suppaṭipanno 

bhagavato sāvakasaṅgho

ujuppaṭipanno 

bhagavato sāvakasaṅgho

ñāyappaṭipanno 

bhagavato sāvakasaṅgho

sāmīcippaṭipanno 

bhagavato sāvakasaṅgho,


yadidaṃ cattāri purisayugāni 

aṭṭha purisapuggalā

esa bhagavato sāvakasaṅgho,

āhuneyyo pāhuneyyo 

dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo 

anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti.


Saṅghaṃ hi vo, bhikkhave, 

anussarataṃ yaṃ 

bhavissati bhayaṃ vā 

chambhitattaṃ vā 

lomahaṃso vā, so pahīyissati.


          Taṃ kissa hetu? 

Tathāgato hi, bhikkhave, 

arahaṃ sammāsambuddho 

vītarāgo vītadoso vītamoho 

abhīru acchambhī 

anutrāsī apalāyī”ti. 

Idamavoca bhagavā. 

Idaṃ vatvāna sugato 

athāparaṃ etadavoca satthā–

“Araññe rukkhamūle vā,

suññāgāreva bhikkhavo;

          anussaretha sambuddhaṃ,

bhayaṃ tumhāka no siyā.


“No ce buddhaṃ sareyyātha,

 lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ;

 atha dhammaṃ sareyyātha,

          niyyānikaṃ sudesitaṃ.

 

“No ce dhammaṃ sareyyātha,

          niyyānikaṃ sudesitaṃ;

 atha saṅghaṃ sareyyātha,

   puññakkhettaṃ anuttaraṃ.

 

“Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ,

dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo;

bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā,

lomahaṃso na hessati.

Dhajaggasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

NGHE ÂM THANH

KINH ĐẦU LÁ CỜ

Chỉ mới nghĩ đến bài hộ kinh này,

mà các chúng sanh trong khắp các phương,

ở trong hư không cũng như trên đất,

đều được hộ trì thoát lưới tai ương,

từ cướp, dạ xoa.., vô số không xuể,

chư hiền chúng ta hãy tụng lên Hộ Kinh này.

Tôi được nghe như vầy - Một thời Đức Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anāthapiṇḍika. Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu: "-- Này các Tỳ-khưu." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau –

“Thuở xưa, này các Tỳ-khưu, đã xảy ra một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asūra. Rồi này các Tỳ-khưu, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên -

"-- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; khi ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thì hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isāna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isāna, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."

Này các Tỳ-khưu, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isāna, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến mất hoặc sẽ không biến mất.

Vì cớ sao? Này các Tỳ-khưu, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.

Và này các Tỳ-khưu, Ta nói như sau: Này các Tỳ-khưu, khi các con đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy chỉ nhớ đến Như lai như vầy:

"Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".

Này các Tỳ-khưu, khi các con nhớ đến Như lai, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.

Nếu các con không nhớ đến Như Lai, thì hãy nhớ đến Pháp:

-          "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại[1], cho quả lập tức, đến để mà thấy, dẫn người hướng thượng,

pháp do người trí tự mình kinh nghiệm."

Này các Tỳ-khưu, khi các con nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

Nếu các con không nhớ đến Pháp, thì hãy nhớ đến chúng Tăng:

-         Thực hành thiện lành là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;

Thực hành ngay thẳng là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;

Ứng lí thực hành[2] là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;

Cung kính thực hành là chúng Tăng đệ tử đức Thế Tôn;

tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của đức Thế Tôn đáng được tôn trọng, đáng được tiếp rước, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."



[1] - saṅdiṭṭhiko = thiết thực hiện tiền, hiển nhiên, có thể thấy được một cách rõ ràng, tự thân chứng, thuộc về đời này, xem thêm bài kinh Paṭhamasandiṭṭhikasutta.

[2] - thực hành bát chánh đạo để thành tựu Đạo quả - Niết Bàn

Này các Tỳ-khưu, khi các con nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

Vì cớ sao? Này các Tỳ-khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp: -

Này các vị Tỳ-khưu,

trong rừng hay gốc cây,
hay tại căn nhà trống,

hãy niệm bậc Chánh Giác.
các con có sợ hãi,

sợ hãi sẽ tiêu diệt.

Nếu không tư niệm Phật,

tối thượng chủ ở đời,
và cũng là Ngưu vương,

trong thế giới loài người,
vậy hãy tư niệm Pháp,

hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

Nếu không tư niệm Pháp,

hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
vậy hãy tư niệm Tăng,

là phước điền vô thượng.

Vậy này các Tỳ-khưu,

như vậy tư niệm Phật,
tư niệm Pháp và Tăng,

sợ hãi hay hoảng hốt,
hay lông tóc dựng ngược,

không bao giờ khởi lên.

 

(Dứt bài kinh Đầu lá cờ)