Trong thế giới lắm phiền
lụy nầy, để có được một sinh phong tự tại, chúng ta nên có lúc biết nhìn lại
mình để tự tìm thấy một sự thư giản trong cái yên lặng sâu thẳm và bình yên.
Cái yên tĩnh tâm hồn đó là cả một nguồn động lực cho thiền định và nhờ có nó,
ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn thế giới quanh mình đồng thời thành tụ cái giá
trị trí tuệ trong chính nội tâm. Nhưng để nuôi dưỡng sự tĩnh lặng đó của tâm
hồn, trước hết ta phải biết an định thể xác vật lý nầy đã, bằng công phu điều
tức hay một thao tác thư giản nào đó. Mà sự yên tĩnh có được từ những giàn xếp
trong sinh hoạt thường nhật thì đã đành, ngoài ra, người hành giả còn phải biết
dành ra những thời gian sống cô đơn chỉ mình với mình trong trời đất thiên
nhiên nữa. Từ đó ta sẽ hiểu rằng không phải do tình cờ mà chính Ðức Phật cũng
đã thường sống trong núi rừng nhiều hơn ở những nơi đô thị phố xá. Do đó ta có
thể nói rằng một nếp sống viễn ly dù ở nơi đâu, lúc nào - các khoá thiền hay
bất cứ hình thức sống cách ly nào tương tự - đều là những môi trường trưỡng
dưỡng cái yên tĩnh nội tại trong tâm hồn chúng ta, những người hành giả.
Một cách rốt ráo, có thể
nói rằng con đường dẫn tới sự yên tĩnh thật sự cho nội tâm chính là làm thế nào
giải trừ được những vọng chấp phân biệt về cái thương và ghét, ưa thích và bất
mãng bằng cách đình chỉ toàn triệt thái độ sống chất nặng tham chấp với quá
nhiều dự tính và thất vọng. Bởi với nếp sống vướng vít đó, ta sẽ quên mất những
kinh nghiệm chính chắn về thực tại của các pháp. Trong khi mãi mê rong chơi đây
đó trong những chốn đào nguyên ảo tưởng nhiều hoa cỏ, ta sẽ tiêu phí gần hết
thời gian mình có được trong lúc thật ra có thể cảm nhận tất cả những gì rất
thật đang xãy ra chung quanh và trước mắt mình.
Chúng ta với nếp sống
đó, chỉ có thể là những Lưu Thần, Nguyễn Triệu mà không hề biết rằng ai là
người đã, đang và sẽ có mặt trên con đường trầm luân sinh tử. Ðại khái chúng ta
đang dạy khờ chơi một ván bài may rủi. Ðời sống tĩnh lặng chỉ có được khi ta
biết tự chủ và từng giây phút sống tự tại, tỉnh thức. Tĩnh giác chi là một bóng
cây cho những khách đi đường bị nắng đốt. Nó là một sự chở che mang trọn ý
nghĩa vô tư, buông bỏ...
Pablo Neruda, Một nhà
thơ Chi-Lê đã nói lên được phần nào những điều vừa đề cập, qua bài thơ
"Keeping quiet" của mình:
Nào, chúng mình sẽ đếm
từ một đến mười hai
Rồi cùng giữ im lặng
Chỉ một lần thôi
Trên mặt đất nầy
Ðừng nói chi cả nha người
Dù bằng một thứ ngữ ngôn nào đó
Hãy ngưng lại mọi sự
Trong một phút giây thôi
Và cũng đừng động đậy đôi tay nhiều nữa
Ðó sẽ là một khoảnh khác diệu kỳ
Không có gì là vội vã hay nỗ lực
Chúng ta sẽ cùng nhau có mặt
Trong một thoáng chốc huyền hoặc
Người ngư phủ trên vùng biển lạnh
Bổng nhiên chùn tay không đánh bắt gì
Và người lỗ phu trên ruộng muối
Cũng quên đi, không nhìn tới vết thương trên tay
Rồi những người lính, Những người đã gây nên chiến tranh
Chiến tranh bằng khí độc và lữa đỏ
Chỉ vì những chiến thắng bạo tàn đẩm máu
Sẽ mặc lên mình những manh áo sạch
Rồi nhàn du với anh em của mình
Dưới những tàn cây
Không còn gì bận bịu...
Tôi không muốn người đời hiểu sai
sự buông bỏ đó
Vì người có hiểu không
Ðời sống thật ra
đúng như nó vẫn là!
Khi chúng ta không biết chuyên tâm
Ðể điều động nhiệp sống của chính mình
Và không có nổi một lần
Chẳng Làm Gì Cả
Thì có lẽ
Một sự câm lặng nặng nề
Sẽ phủ trùm lên
Nỗi buồn không hiểu được bản thân
Sự buông mình về cõi chết mù tăm
Trái đất có thể dạy ta học được nhiều điều
Khi giữa những mùa đông của cuộc đời
Nỗi sống chết của mọi loài được hiển hiện
Nào, bây giờ tôi sẽ đếm đến con số mười hai
Xin người hãy lặng thinh
Và tôi xin được lên đường!
Rồi cùng giữ im lặng
Chỉ một lần thôi
Trên mặt đất nầy
Ðừng nói chi cả nha người
Dù bằng một thứ ngữ ngôn nào đó
Hãy ngưng lại mọi sự
Trong một phút giây thôi
Và cũng đừng động đậy đôi tay nhiều nữa
Ðó sẽ là một khoảnh khác diệu kỳ
Không có gì là vội vã hay nỗ lực
Chúng ta sẽ cùng nhau có mặt
Trong một thoáng chốc huyền hoặc
Người ngư phủ trên vùng biển lạnh
Bổng nhiên chùn tay không đánh bắt gì
Và người lỗ phu trên ruộng muối
Cũng quên đi, không nhìn tới vết thương trên tay
Rồi những người lính, Những người đã gây nên chiến tranh
Chiến tranh bằng khí độc và lữa đỏ
Chỉ vì những chiến thắng bạo tàn đẩm máu
Sẽ mặc lên mình những manh áo sạch
Rồi nhàn du với anh em của mình
Dưới những tàn cây
Không còn gì bận bịu...
Tôi không muốn người đời hiểu sai
sự buông bỏ đó
Vì người có hiểu không
Ðời sống thật ra
đúng như nó vẫn là!
Khi chúng ta không biết chuyên tâm
Ðể điều động nhiệp sống của chính mình
Và không có nổi một lần
Chẳng Làm Gì Cả
Thì có lẽ
Một sự câm lặng nặng nề
Sẽ phủ trùm lên
Nỗi buồn không hiểu được bản thân
Sự buông mình về cõi chết mù tăm
Trái đất có thể dạy ta học được nhiều điều
Khi giữa những mùa đông của cuộc đời
Nỗi sống chết của mọi loài được hiển hiện
Nào, bây giờ tôi sẽ đếm đến con số mười hai
Xin người hãy lặng thinh
Và tôi xin được lên đường!
Sự tĩnh lặng nội tại là
cả một hành trình có ý nghĩa chuyển hoá đời sống của chúng ta qua nỗ lực chuyên
tâm bất nhị, qua thái độ chấp nhận tất cả những bất toàn của đời sống và một sự
bằng lòng vô tư với thực tại.
Ở những bước đầu tiên
của đời sống thiền định, công phu của chúng ta dù ít hay nhiều cũng còn bị chi
phối, pha lẫn bởi những nỗ lực nặng nề và toan tính chủ quan. Ðạt tới một trình
độ cao hơn, ta sẽ tự học được cái nghệ thuật tĩnh lặng bằng cách đặt mình ra
ngoài mọi xao động của các phức cảm. Lúc đó một cảnh giới nội tâm yên tĩnh,
bình hoà sẽ mở ra trước mắt ta. Ta sẽ đột nhiên cảm nhận rằng mọi tạp loạn của
đời sống vừa được đình chỉ quanh mình và nhờ vậy, cả thể xác sinh lý nầy cũng
sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn nhiều. Các giác quan lúc nầy cũng thông
hoạt, bén nhạy hơn để nắm bắt dễ dàng tất cả đối tượng ngoại giới vừa xãy đến.
Như vậy xem như ta đã có được cái kinh nghiệm tìm thấy an lành, tịnh lạc từ nay
sự ngơi nghỉ, buông xả của nội tâm mà không hề cần tới những bôn ba phóng ngoại
nữa.