Trước hết, chúng ta phải
hình dung hóa những hình thái đau khổ mà mình vẫn luôn có thái độ đối kháng
hoặc nhắm mắt làm ngơ trong đời sống thường nhật. Ðể có được một tâm hồn giao
hòa, đồng cảm thật sự thì điều cần thiết là chúng ta phải nhìn lại cái khuynh
hướng trốn chạy mamg tính hữu cơ đối với các đau khổ, đồng phải có được những
cảm nghiệm khoáng đạt về toàn bộ nhân sinh quan của mình.
Ryokan, một thiền sư du
phương người Nhật Bản (ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18) đã diễn đạt sinh
phong tuyệt vời này trong một bài thơ của mình, mà nội dung đặc biệt chuyển tải
một ý hướng tha thiết nhắm đến điều mà đạo giáo vẫn gọi là "tự tại trong
vui buồn" - dịch thoát từ chánh văn là "vạn hỷ vạn sầu". Nội
dung đó muốn nhắn nhủ với chúng ta một điều rằng một sự giao hòa, vong thân và
vị tha sâu sắc, vô lượng chỉ có được từ một cảm nghiệm trọn vẹn về tất cả thực
tại bằng một trái tim rộng mở. Và sau đây là một trong những dòng thơ vừa nói
trên của Ryokan.
"Một lần nữa, bọn trẻ
con và tôi lại đánh nhau trên một chiến trường mà vũ khí của đôi bên chỉ là
những lá cỏ mùa xuân.
Chúng tôi tiến quân rồi lui binh, và cuộc chiến mỗi lúc một tế nhị, nhẹ nhàng hơn.
Hoàng hôn xuống rồi, ai về nhà nấy; và ánh trăng đã giúp tôi chịu đựng được niềm cô đơn của mình.
Chúng tôi tiến quân rồi lui binh, và cuộc chiến mỗi lúc một tế nhị, nhẹ nhàng hơn.
Hoàng hôn xuống rồi, ai về nhà nấy; và ánh trăng đã giúp tôi chịu đựng được niềm cô đơn của mình.
Những đêm tối mùa thu sao mà dài quá
Và cơn lạnh đã bắt đầu thấm đẫm vào chăn đệm của tôi.
Mười sáu năm trời qua rồi mà như mới hôm qua,
Vẫn chưa có một ai biết dành ra chút thương cảm cho tấm thân già yếu này.
Cơn mưa rồi cũng tạnh hẳn; giờ chỉ còn lại những giọt nước nhỏ xuống từ mái nhà.
Suốt đêm lũ côn trùng vẫn ra rã kêu hoài không dứt tiếng.
Tôi vẫn thao thức vì không thể nào ngủ được
Vẫn kê đầu trên gối, tôi ngắm nhìn những tia sáng thanh sạch của bình minh.
Ô hay! Lá y của Thầy tôi đã đủ rộng để choàng kín những kiếp đời khổ lụy trong cõi thế trầm phù này".
Tại sao chúng ta lại
không được như Ryokan: Biết phơi mở tất cả niềm vui và nỗi buồn, tất cả những
gì là sự thật trong cuộc sống của chính mình? Chúng ta vẫn còn cứ mãi khép kín
biết bao là cảm nghiệm về đời sống chỉ vì một thứ vô minh có từ nguồn cội của
nội tâm, một sự mê muội về bản chất như nhiên của thế giới hiện tượng, giả
tướng. Chúng ta giao phó niềm tin một cách mù quáng, nông nỗi vào những thứ mà
mình cứ ngỡ là hạnh phúc, vào cái phù du và bản chất bất toàn của chúng. Chính
cái vô minh này đã nuôi lớn trong ý thức ta những khát vọng triền miên về cái
gọi là hạnh phúc, thay vì chỉ nên hiểu rằng chúng chỉ là những ảo giác. Và cho
dù những ước vọng hạnh phúc của chúng ta có được đáp ứng liên tục, chúng ta
cũng không bao giờ cảm thấy mình được thỏa mãn trọn vẹn.
Nói một cách chính xác,
là bởi vì tất cả những cảm giác thỏa mãn đó luôn ngắn hạn và hư ảo. Những đầu
tư để đáp ứng cho các ước vọng của chúng ta thực ra chỉ đơn giản có ý nghĩa là
trưởng dưỡng và tiếp sức cho lòng tham ái để rồi sau cùng, chúng ta chỉ còn lại
thất vọng và tiếp tục tìm đến những ham muốn khác. Thái độ sống đó có khác gì
hình ảnh một người giải khát bằng nước biển, nước muối: càng uống càng thấy
khát.
Có một số người cứ nghĩ
rằng thái độ trốn chạy, chán ghét đau khổ là nhân tố tâm điểm xoa dịu nó nhưng
nếu có được một sự quan sát nghiêm túc và khu biệt được sự khác nhau giữa tình
thương vị tha với lòng bi lụy thì ta sẽ thấy ngay rằng một tình thương vị tha
thật sự không bao giờ có sự can dự của thương và ghét. Mà ngược lại, đó chính
là sự phơi mở để thấu suốt tất cả đau khổ với ý nghĩa giải trừ kỳ tuyệt và
tương ứng với một cách hữu hiệu.