NAMO
TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA.
Con
xin đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A-la-hán, Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác.
“Sabba
dānam Dhamma dānam jināti”.
“Pháp
thí thắng mọi thí”.
NAMATTHU RATANA TAYASSA
Xin nghiêm Thân, Khẩu, Ý trong sạch để
làm lễ Tam Bảo.
TAM-BẢO:
Phật-Bảo (Buddhatarana), Pháp-Bảo
(Dhammaratana) và Tăng-Bảo (Sangharatana), là ba món báu quí trọng hơn tất cả bảo
vật Hữu-Tri (Savinnanakaratana) và Vô-Tri (Avĩnnãnakaratana) trong Tam-Giới và
hằng có năng lực đem sự an-vui đến cho chúng-sanh trong ba cõi.
Kệ lễ bái Tam Bảo
Đức Thế Tôn cao thượng nhất tam giới
Dắt dẫn chúng sinh thoát khỏi họa
tai,
Nguyện suốt đời con xin quy y Phật
Mong chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.
Pháp của Ngài như linh dược nhiệm mầu
Hoàn hảo ở phần đầu giữa và cuối,
Nguyện suốt đời con, xin quy y Pháp
Mong được chứng ngộ Niết Bàn thoát khổ.
Tăng bậc Thánh Thanh Văn đệ tử Phật
Là phước điền cao thượng của chúng
sinh,
Nguyện suốt đời con xin quy y Tăng.
Mong được chứng đắc Thánh A-ra-hán.
Đức Phật Đức Pháp Đức Tăng cao thượng
Con hết lòng thành kính lạy Tam Bảo
(Tỳ khưu Hộ Pháp)
Chúng con xin cúng dường "Phật bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Niết bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!
Chúng con xin cúng dường "Pháp bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Niết bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!
Chúng con xin cúng dường "Tăng bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Niết bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!
Dâng hoa cúng đến "Phật-đà",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ
đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.
Dâng hoa cúng đến "Đạt-ma",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ
đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.
Dâng hoa cúng đến
"Tăng-già",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ
đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.
-
Sau nhiều năm học, đọc, hành, nghe,
thấy qua các bậc thầy thân giáo, tôi xin đúc kết lại những gì đã học được chia
sẻ cùng Phật tử.
-
Hàng ngày khoảng 3.45 sáng, thay sáu
ly nước mới trên bàn thờ ba ly nước dành cho Tam Bảo. Còn lại ba ly dành cho 6)
Cõi Dục Giới: A) Cõi Ác Thú (Apāyabhūmi); B) Địa Ngục (Niraya); C) Ngạ Quỹ
(Pettivisaya); D) A-Tu-La (Asurakāya).
-
E) Cõi người (Manussa)
-
F) Cõi Trời Dục Giới
(Kāmmasugatibhūmi) (Sẽ giải thích rõ ràng bên dưới).
-
Sau đó tụng một thời kinh khoảng hai
mươi phút, hành thiền xong nếu đi bát ngoài làng thí chủ cúng dường khi trở về
chùa trưng hoa (nếu có thí chủ cúng dường) sớt bát cho vừa đủ ăn, với phần vật
thực đó đặt lên bàn Phật cúng dường khoảng nửa tiếng, rồi sau đó đem xuống dùng
trước 12 giờ trưa.
-
Ở trong Rừng thiền Pa-Auk thì 10:15
buổi sáng thì khoảng sáu vị Sadi, đi bát rồi đem về các nơi có thờ phượng Đức
Phật Thích Ca với phần vật thực đó đặt lên bàn Phật cúng dường khoảng nửa tiếng,
rồi sau đó đem xuống dùng trước 12 giờ trưa.
-
Trái cây cũng có thể cúng dường nhưng
trước 12 giờ trưa đem xuống. Vì sau 12 giờ là Chư Tăng Ni không được đụng đến
cũng như chư Phật tử giữ tám giới.
-
Tại gia Phật tử cũng nên làm một mân
cơm vừa một người ăn dâng lên bàn thờ cúng Phật trước 12 giờ trưa đem xuống.
-
Không thắp nhang, đốt đèn cầy chỉ trừ
những ngày giới hoặc hành thiền đề mục lửa. Đọc bài kinh trên đó là lý do tại
sao chúng ta dâng hoa.
Gia đình Phật tử của Phật giáo Nguyên
thủy thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca chứ không thờ nhiều tượng như những
tôn giáo hay hệ phái khác. Nhưng tượng Phật Thích Ca phải để cao hơn tất cả mọi
hình ảnh khác. Chú ý là Phật giáo Nguyên thủy không sử dụng chuông, mõ và các lễ
cụ khác, cho nên đừng thỉnh các món đó tốn kém và để trên bàn thờ rườm rà.
Khi hiểu rõ giáo lý, người Phật tử thờ
Phật Thích Ca với tác ý là để tôn thờ lễ bái, tự nhắc nhở việc làm lành lánh dữ,
chứ không phải để cầu nguyện van xin.
Hai thời Công phu tối - sáng, nhưng vẫn không rời xa tinh thần Phật giáo
truyền thống. Những nghi lễ đó giúp tạo duyên cho người tại gia dễ dàng thông
hiểu căn bản chánh pháp, luôn được nhắc nhở rằng, có mục đích tụng đọc cho người
sống nghe để có một đời sống không dể duôi và từ đó, cố gắng tinh tấn tu tâm,
hành trì đạo pháp.
Hy vọng qua những gì chia sẻ này quý
vị có cái nhìn Chánh kiến.
BHŪMI: ba mươi mốt cõi. Phải biết
cõi của đề mục thiền định. Cõi, lãnh vực, phạm vi, cảnh giới, nền đất. Bhūmi: cảnh giới. Xuất nguyên từ căn
"bhū", theo nghĩa đen là một nơi có chúng sanh sinh sống. Theo Phật
Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ không đáng kể trong vũ trụ bao la, không
phải là thế gian duy nhất có sanh linh. Con người cũng không phải là chúng sanh
duy nhất. Hệ thống tinh tú vô cùng tận, mà số chúng sanh cũng vô cùng tận.
"Thai bào cũng không phải là con đường
tái sanh duy nhất". "Bằng cách đi xuyên qua, chúng ta không thể vượt
đến mức tận cùng của thế gian", Đức Phật dạy như vậy.
1) Cõi Dục Giới: Gồm
11 cõi được chia ra như sau:
A) Cõi Ác Thú
(Apāyabhūmi): từ ngữ căn apa + aya: chỗ không có hạnh phúc. Gồm 4 cõi.
B) Địa Ngục
(Niraya): từ ngữ căn Nis + aya: đi đến chỗ tiêu diệt. Cõi này chỉ
có mọi sự thống khổ chứ không có sự an vui.
C) Ngạ Quỹ
(Pettivisaya): Peta từ ngữ căn Pa + i + ta: chúng sanh đã đi, nghĩa là
đã chết. Chúng không phải là ma quỷ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người
không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát.
Chúng sống trong rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa.
D) Súc Sanh
(Tiricchānayoni): từ ngữ căn Tiro: ngang + Acchāna: đi. Các sinh vật đi
ngang, bò đi, không đi thẳng như người, còn gọi là Bàng sanh.
E) A-Tu-La
(Asurakāya): Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không chói
sáng. Những chúng sanh này rất hung dữ, hay gây gổ. Loại A-Tu-La sanh ở đây
không giống với loại A-Tu-La chư thiên chuyên gây chiến với chư thiên và sống ở
cõi Tam Thập Tam Thiên. Tâm Tục Sinh trong cõi Ác Thú là tâm Quan Sát thọ Xả
trong Bất Thiện Dục Giới Vô Nhân.
F) Cõi người
(Manussa): những người có tâm cao thượng (Ma-no Ussannaṃ etesaṃ). Chữ
Manusya có nghĩa là con của Manu, loài người trở thành có văn minh sau vị tu sĩ
Manu.
G) Cõi Trời Dục
Giới (Kāmmasugatibhūmi): gồm 6 cõi. - Tứ Thiên Vương (Cātummahārājika):
đây là cõi thấp nhất trong các cõi chư thiên. - Tam Thập Tam Thiên (Tāvatimsa):
Đế Thích (Magha) cư ngụ ở đây. Sở dĩ gọi như vậy vì theo tích truyện có 33 vị
dưới sự hướng dẩn của Đế Thích đã làm những việc thiện và được tục sinh tại
đây. - Dạ Ma Thiên (Yāma): Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Nơi đây mọi đau khổ
đều được trừ diệt. - Đâu Suất Đà Thiên (Tusita): những vị sống sung sướng. Theo
tục truyền, vị Bồ tát tương lai (Di Lặc) đang sống tại đây và chờ cơ hội thuận
tiện để tái sinh làm người và thành Phật.
- Hóa Lạc
Thiên (Nimmānarati): những vị sống hoan lạc trong những lâu đài tự tạo ra. -
Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimmitavasavatti): những vị đem dưới quyền của mình
các vật do các vị khác đã hóa hiện. Tâm Tục sinh trong cõi người thiếu trí hay
tàn tật là tâm Quan Sát thọ Xả trong tâm Thiện Dục giới Vô Nhân và 4 tâm Quả Tịnh
hảo ly trí. 4 tâm Quả tịnh hảo hợp trí còn lại làm tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp và tâm
Tử cho những người trong Dục giới thiên. 2) Cõi Sắc Giới: 1- Cõi Sơ Thiền
Thiên. Phạm Chúng Thiên (Brahmapārisajjā): đây là cảnh giới thấp nhất. Những vị
sanh ra ở đây là đồ chúng của Đại Phạm Thiên (Mahābrahmā).
Phạm Phụ
Thiên (Brahmapurohitā): những vị sanh ra ở đây sẽ là phụ tá cho Đại Phạm Thiên.
Đại Phạm Thiên (Mahābrahmā): các vị sanh ở đây có hình thái đẹp, hưởng nhiều hạnh
phúc và sông lâu hơn các vị sinh trong 2 cảnh trời trên. 2- Cõi Nhị Thiền
Thiên. Thiểu Quang Thiên (Parittābhā) Vô Lượng Quang Thiên (Appamānābhā) Quang
Âm Thiên (Ābhassarā) 3- Cõi Tam Thiền Thiên Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā) Vô
Lượng Tịnh Thiên(Appamanāsubhā) Biến Tịnh Thiên (Subhakinhā) 4- Cõi Tứ Thiền
Thiên Quảng Quả Thiên (Vehapphalā) Vô Tưởng Thiên (Asaññasattā) Phước Sanh
Thiên (Suddhāvāsā): Vô Phiền Thiên (Avihā) Vô Nhiệt Thiên (Atappā) Thiện Hiện
Thiên (Sudassā) Thiện Kiến Thiên (Sudassì) Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṭṭhā) 3)
Cõi Vô Sắc Giới 1- Cõi Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāsānañcāyatanabhūmi) 2- Cõi Thức
Vô Biên Xứ Thiên (Viññānancāyatanabhūmi) 3- Cõi Vô Hữu Xứ Thiên
(Ākiñcāññāyatanabhūmi) 5- Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên.
(Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi).
Bhūmi: đất
chính là đất (earth). Giới vức có hai thứ là: 1- Ṭhānabhūmi: Là nơi chúng sanh
nương trú như Dục-giới (kāmabhūmi) là nơi trú của chúng sanh cõi Dục. Sắc-giới
(rūpabhūmi) là nơi trú của chúng sanh cõi Sắc là phạm-thiên hữu-sắc, Vô-sắc-giới
(arūpabhūmi), là nơi trú của chư phạm-thiên vô-sắc. Nói gọn lại, Ṭhānabhūmi chỉ
cho ba mươi mốt cõi. 2- Avaṭṭhābhūmi: Là giới vức trừu tượng, không có lãnh vực
rõ rệt.
Avaṭṭhābhūmi chỉ cho những
gì nằm trong quyền lực của tham-ái hay thoát ra khỏi tham-ái. Tham-ái là Dục-ái
(kāmaṭaṅhā), Sắc-ái (rūpaṭaṅhā) và Vô-sắc-ái (arūpaṭaṅhā); hay là Dục-ái, Hữu-ái
và Phi-hữu-ái (vibhavaṭaṅhā). Nói rõ hơn, avaṭṭhābhūmi được dùng chỉ cho phạm
vi hoạt động, là địa bàn có mặt hay vắng mặt tham-ái (chỉ cho tâm Siêu-thế).
Avaṭṭhābhūmi là giới-vức thuộc lãnh vực tinh thần, tức là tâm và sở-hữu tâm,
còn ṭhānabhūmi chỉ cho hai lãnh vực: Tâm và nơi trú của chúng sanh.
Ṭhānabhūmi chỉ nơi cư
trú của chúng sanh có hai loại: - Thuần nhất địa vức: Là nơi trú
cho một loại chúng sanh như: Địa-ngục, sáu cõi trời Dục (trừ cõi Tứ-thiên
vương), phạm-thiên-giới. - Tạp chủng địa vức: Là nơi trú nhiều loại chúng sanh
như cõi người, cõi Tứ-thiên vương. Ṭhānabhūmi chỉ về tâm cũng có hai loại: -
Thuần nhất tâm địa vức: Như địa-ngục giới chỉ có loại tâm dục-giới, hoặc ngạ-quỷ
giới cũng vậy... - Hỗn hợp tâm địa vức: Như cõi người, Sắc-giới, Vô-sắc-giới,
cõi trời dục có nhiều loại tâm như Sắc-giới tâm, Dục-giới tâm, Vô-sắc-giới tâm,
Siêu-thế tâm.
Như vậy,
kāmabhūmi, rūpabhūmi, arūpabhūmi gọi là ṭhānabhūmi cũng được. Riêng Siêu-thế
tâm chỉ có avaṭṭhābhūmi mà thôi. Thời gian trôi qua, vào thời mạt pháp
(kaliyuga), các vị vua rơi vào ác pháp, dần dần các quan Đại-thần, dân chúng
cũng như thế. Do ác pháp tăng khiến phát sanh nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt...
Vật thực trở nên khan hiếm, các hộ độ gia không thể cúng dường tứ sự đến chư
Tăng như trước, chư Tăng khó khăn về vật thực nên không thể tế độ cho nhóm đệ-tử
cộng trú được.
BHŪMI: Hai
(cõi): Bhūmi (cõi) có nghĩa là nơi chúng sinh sinh ra và nương ngụ. Có hai loại
cõi: Cõi phàm nhân (puthujjana bhūmi) và cõi bậc Thánh (ariya bhūmi).
A- Cõi phàm nhân (puthujjana bhūmi). Là nơi phàm
nhân sinh lên và nương trú, nói theo phương diện tục đế (lokiya sacca) thì bao
gồm 26 cõi (trừ 5 cõi Tịnh cư (suddhavāsa) của bậc Thánh Anahàm). Khi nói theo
chân đế (paramattha sacca) thì cõi của phàm nhân chính là “tà kiến – micchādiṭṭhi’.
Tất cả phàm nhân đều có tà kiến là nơi sinh ra và dựa vào tà kiến để lớn lên,
tà kiến là nơi nương nhờ, là nơi nghỉ ngơi, là nơi đứng của phàm nhân. Dù là kiến
đảo ngược (diṭṭhi vipallāsa), kiến xiềng xích (diṭṭhigaha), ảo kiến (diṭṭhi
papañnca), hay kiến chấp (diṭṭhi abhinivesa), kiến ngủ ngầm (diṭṭhi anusaya)...
Bất kỳ loại nào cũng đều là nền tảng, là nơi sinh, là nơi trú của phàm nhân.
Phàm nhân chỉ là danh từ định đặt cho danh sắc hay năm nhóm (pañcakkhandhā –
ngũ uẩn) còn liên hệ đến tà kiến, bao giờ còn tà kiến thì danh sắc ấy được gọi
là “phàm nhân”. Bao giờ còn đứng vững trên một trong những tà kiến ấy, chúng
sinh này không bao giờ thoát ra khỏi sinh hữu phàm nhân, cho dù đó là vị Phạm
thiên cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
B - Cõi bậc
Thánh (ariya bhūmi). Theo nghĩa tục đế, đó là nơi của bậc Thánh sinh lên và
nương trú, bao gồm cõi người, sáu cõi trời Dục giới, 15 cõi Sắc giới (trừ cõi
Vô tưởng) và 4 cõi Vô sắc giới. Danh từ “bậc Thánh” cũng là định danh cho một
“danh sắc” hay “năm nhóm ”; nhưng danh sắc này không còn liên hệ với tà kiến,
bên trong danh sắc này không tìm thấy dấu vết, không tìm thấy dư tàn của tà kiến
dù chỉ là chút ít, danh sắc này liên hệ thuần khiết với chánh kiến. Nói cách
khác, gọi là bậc Thánh, vì các Ngài đã loại trừ tất cả mọi tà kiến. Và cõi của
bậc Thánh, theo ý nghĩa chân đế chẳng gì khác chính là chánh kiến (sammādiṭṭhi).
Đó là sự hiểu
đúng, thấy đúng. Hiểu và thấy như thế nào? Hiểu và thấy rằng “trong danh sắc
này không có gì thường hằng, không có gì trong sạch và chúng không có cốt lõi
(không có cái TA)”. Chánh kiến là “nơi” sinh ra bậc Thánh, bậc Thánh tăng trưởng
do nương vào chánh kiến, trú trong chánh kiến. Do đó nói “chánh kiến” là cõi
(bhūmi) của bậc Thánh. Thành tựu được chánh kiến, một chúng sinh từ cõi phàm
sinh về cõi Thánh. Số lượng phàm nhân thì nhiều vô số không thể đếm được, sinh
hữu của phàm nhân không có điểm khởi đầu cũng không có điểm chấm dứt, nó như
con thuyền trôi dật dờ trên biển lớn mênh mông không thấy bến bờ.
Nếu phàm nhân
cố gắng loại trừ “thấy đảo ngược (diṭṭhivipallāsa)” để tạo chánh kiến trong
thân tâm thì một ngày nào đó, người này sẽ thành công. Nhận thức được danh sắc
này là “vô thường, khổ, không trong sạch, không có cái TA” ví như người đang
lênh đênh giữa biển, đã định hướng được con đường vào bờ, người này nổ lực lèo
lái con thuyền “danh sắc” đi đúng hướng, một ngày nào đó người này sẽ đặt chân
lên vùng đất của bậc Thánh, trở thành bậc Thánh.
Thậm chí, nếu
vẫn còn ảo tưởng (maññanā) do ái (taṅhāmaññanā), do mạn (mānamaññanā) trong một
số vị Thánh, các Ngài cũng không phạm vào những nghiệp bất thiện cho quả khổ, để
rồi phải rơi vào khổ cảnh. Vì sao? Vì các Ngài đã loại trừ được sức mạnh của thấy
đảo ngược (diṭṭhivipallāsa), kiến ảo tưởng (diṭṭhimaññanā). Hai loại ảo tưởng
còn lại (ái ảo tưởng, mạn ảo tưởng) chỉ đủ sức lôi kéo các Ngài vào luân hồi,
nhưng sinh vào các cõi vui để các Ngài thọ hưởng lạc thế gian.
Imāya, dhammānudhāmapaṭipattiyā, Buddhaṃ pūjemi
(Ímagiá, Thăm ma nútha má pá tí
pa tí da, bút thăm pu dê mì).
Nhờ sự hành
Pháp chân chánh này, con xin cúng dường đến Phật Bảo.
Imāya, dhammānudhāmapaṭipattiyā, Dhammaṃ pūjemi
(Ímadá, Thăm ma nútha má pá tí pa
tí da, thăm măng pu dê mì).
Nhờ sự hành
Pháp chân chánh này, con xin cúng dường đến Pháp Bảo.
Imāya, dhammānudhāmapaṭipattiyā, Saṅghaṃ pūjemi
(Ímadá, Thăm ma nútha má pá tí pa
tí da, Xăngăm pu dê mì).
Nhờ sự hành
Pháp chân chánh này, con xin cúng dường đến Tăng Bảo.
Addhā imāya, paṭipattiyā, jarāmaraṇaṃhā parimucissāmi.
(Át đha ímadá, pá tí pá da, da ra
má năng ha, pá rí mú chi xa mì).
Với sự hành
Pháp này, con nhất định sẽ thoát khỏi sự già và sự chết.
Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā’vahaṃ
hotu.
(Í-đăng mê
pun-nhăng a-xá-goắc-khá-dăng góa-hăng hô-tú).
Với phước
báu này, xin nguyện đoạn tận các lậu hoặc.
Idaṃ me puññaṃ Nibbānassa paccayo
hotu.
(Í-đăng mê
pun-nhăng Níp-ba-nát-xá pách-chá-dô
hô-tú).
Với phước
báu này, xin nguyện là duyên chứng đắc Niết Bàn.
Mama puññabhāgaṃ sabbe sattā samaṃ
paṭilabhantu.
(Má má
pun-nhá bha găm xá-bê xá-ta xá-măng pá tí lát hán tú).
Tất cả
chúng sanh hãy nhận lãnh phần chia phước của con đồng đều nhau.
Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu
ñātayo.
(Í đăm nô nha tí năm hô tú, xú khí ta
hôn tú nha tá dô).
Phước thiện
pháp thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả thân quyến của chúng con, từ
kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ thọ
nhận phần phước thiện này để thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.
Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañceva
sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu.
(Í măm pú nha ba găm, ma ta pi tú, a chá rí gia, năn tí mí
ta năn chê vóa xê xá bá xá ta năn chá đê má, xá bê pí tê pú năn pá tím lá đa ná
xú khí ta hôn tú).
Chúng con
thành tâm hồi hướng, chia phước đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn
hữu cùng tất cả chúng sinh từ cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh, nhân
loại, chư thiên trong các cõi trời dục giới, chư phạm thiên trong các cõi trời
sắc giới… xin tất cả quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện pháp thí thanh
cao này, cầu mong quý vị được giải thoát mọi sự khổ, được an lạc lâu dài.
Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ
hotu.
(Í đăm mê thăm má đa năm a xá vóa khá
gia vóa hăm hôn tú).
Phước thiện
pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi
người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả và Niết Bàn,
diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong
ba giới bốn loài.
Sadhū! Sadhū! Sadhū!
Lành Thay! Lành
Thay! Lành Thay!
Mùa An Cư Rừng thiền
Pa-Auk Mawlamyine 2014
Du Tăng Sila
Visuddhi (Giới Tịnh) Biên Soạn.
LỜI HỒI HƯỚNG
Pháp thí có quả báo thắng
tất cả sự thí, tôi xin thành tâm hồi hướng đến các bậc ân nhân nhất là:Cha mẹ - Thầy tổ - Chúng sanh.
Đến Phật Tử Hà Nội chùa Linh Thông. Và cô Trí Tuệ Uyên Bác, sau 15 tháng nhân mùa an cư mới có cơ hội trả lời câu hỏi của con, vì vấn đề này phải rất tế nhị.
Cô Thủy, Linh, Nguyệt, Vi, Hựu Huyền cùng Phật Tử Chùa Tam Bảo, Đà Nẵng.
Đồng tâm hoan hỷ, thọ hưởng phước báu nầy.
Mong thay!
Xin Đọc Thêm:
TAM BẢO (RATANATTAYA) Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu).
NHỰT HÀNH CỦA NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT. Bhikkhu VAṂSARAKKHITA Tỳ Khưu HỘ
TÔNG.
GIẢI VỀ KIẾP (KAPPA KATHĀ). Hòa Thượng GIỚI NGHIÊM THITASĪLO.
CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI. BHIKKHU KUSALAPUÑÑO Tỳ Khưu Thiện Phúc.
Tham khảo trang web BuddhaSasana
-OOOOO-