SAMMAPPADHĀNA nt. chánh tinh tấn.
SAMMAPPAÑÑĀ f. học thức chân chánh.
SAMMASATI (saṃ + mas + a) bấu níu, đụng chạm, hiểu biết
toàn diện, tiếp tục tham cứu (thiền). aor. --masi. pp. --masita. abs. --sitvā.
SAMMĀ in. chính xác, đúng ngay, toàn diên, trọn cả.
--ājiva m. chánh mạng. --kammanta m. chánh nghiệp. --diṭṭhi f. chánh kiến. --diṭṭhaka
a. có chánh kiến. --paṭipatti f. hành đạo chân chánh. --paṭipanna có ý chân
chánh. --vattanā f. hạnh kiểm chân chánh. --vācā f. chánh ngữ. --vāyāma m.
chánh tinh tấn. --vimutti giải thoát chân chánh. --sankappa m. chánh tư duy.
--sati f. chánh niệm. --samādhi f. chánh định. --sambuddha m. chánh đẳng chánh
giác. --sambodhi f. toàn giác.
SAMĀDHĀNA nt. để chung lại, tập trung lại.
SAMĀDHI m. tham thiền, định tâm. --ja a. phát sanh do
tham thiền. --bala nt. định lực, sức mạnh của thiền định. --bhāvanā f. sự hành
trì cho phát triển thiền định. --saṃvattanika a. giúp cho thiền định.
--sambojjhaṅga m bồ đề định, định tâm đưa đến sự giác ngộ.
SAMĀDHIYATI (saṃ + ā + dhā + i + ya) được yên lặng,
hay định tâm. aor. dhiya.
Tự điển Pali-Việt Hòa thượng Bửu Chơn
Sammā chánh, đúng, hoàn toàn,
toàn thiện, trọn cả
Sammā
ājīva chánh mạng
Sammādiṭṭhi chánh kiến, chánh kiến, chánh kiến
Sammādiṭṭhika người có chánh kiến
Sammādiṭṭhikammasamādāna chấp trì nghiệp tránh kiến, thọ trì theo
nghiệp chánh kiến
Sammākammanta chánh nghiệp
Sammākammantā chánh nghiệp
Sammāpatipadā chánh hành; chánh hướng, chánh hạnh
Sammāpaṭipanna chánh hành sự thực hành chân chánh,
chánh hướng, chánh hạnh, chánh hành
Sammāsambuddha chánh đẳng giác, chánh biến tri, chánh
giác, chánh đẳng giác
Sammāsamādhi chánh định, chánh định
Sammāsati chánh niệm, chánh niệm, chánh
niệm
Sammāsaṅkappa chánh tư duy, chánh tư duy
Sammāvācā chánh ngữ, chánh ngữ
Sammāvāyāma chánh cần, chánh tinh tấn
Sammāvāyāmo chánh tinh tấn
TỪ ĐIỂN PALI - VIỆT - HÒA THƯỢNG TỊNH SỰ
Chánh định: samāsamādhi (nữ)
Chánh kiến: sammādiṭṭhi (nữ)
Chánh mạng: sammā-ājīva (nam)
Chánh nghiệp: sammākammanta (nam)
Chánh ngữ: sammāvācā (nữ)
Chánh niệm: sammasati (nữ)
Chánh tin tấn: sammāvāyāmo (nữ)
Chánh trực: ujutā (nữ)
Chánh tư duy: sammāsaṅkappa (nam) Từ Điển Việt-Pali Sa Di Định Phúc.
Chánh kiến (sammādiṭṭhi) là minh sát trí, còn chánh tư
duy (sammāsaṅkappa), chánh tinh tấn (sammāvāyāma), chánh niệm (sammāsati) và
chánh định (sammāsamādhi) kết hợp với nó. Trước khi hành thiền quý vị đã giữ giới
bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng rồi. Do đó, có cả thảy tám yếu tố
trong hiệp thế đạo.
SAMMĀDIṬṬHI... SAMMĀSAMĀDHI: chánh kiến... Chánh định
về điểm này, chánh kiến có trạng thái là thấy đúng đắn; chánh tư duy lại có trạng
thái là tập trung chú ý một cách đúng đắn; chánh ngữ với trạng thái là nắm bắt
được một cách đúng đắn, chánh nghiệp với trạng thái là khuấy động lên một cách
đúng đắn; chánh mạng với trạng thái là tẩy rửa một cách đúng đắn, chánh tinh tấn
với trạng thái là cố gắng một cách đúng đắn, chánh niệm với trạng thái là kiến
lập hay an lập một cách đúng đắn, còn chánh định với trạng thái là chuyên tâm một
cách đúng đắn.
Sammā diṭṭhi: chánh kiến và sammā saṅkappa (chánh tư
duy), vốn hợp thành nhóm paññā (tuệ), được bao hàm trong các tâm sở paññindriya
(tuệ căn) và vitakka (tầm). Chánh tri-kiến là sự hiểu biết về lý Tứ Đế. - Thế nào
là chánh kiến trong khi ấy? Trong khi ấy, có pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn,
cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch,
khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán
minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như
lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật,
vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
SAMMĀDIṬṬHIKO HOTI: Có chánh kiến, không có tư tưởng
điên đảo, không có tri kiến sai lầm, hiểu thấy đúng, tin có đời này đời sau, có
sự tái sanh, có quả báu của thiện ác, có ân đức cha mẹ, có sự thành tựu của phạm
hạnh.
SAMMĀDIṬṬHIKO'VA HOTI: có chánh kiến, nghĩa là người
thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chân lý, thấy rõ vô thường,
khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.
SAMMĀDIṬṬHIṂ BHĀVETI VIVEKANISSITAṂ: ngài tu tập
chánh kiến tùy thuộc vào viễn ly nên được hiểu theo phương pháp đã được khẳng định
có liên quan đến phần phân tích các giác chi (bojjhaṅgavibhaṅga).
SAMMĀDIṬṬHISSA MICCHĀDIṬṬHI NIJJIṆṆĀ HOTI YE CA
MICCHĀDIṬṬHIPACCAYĀ ANEKE PĀPAKĀ AKUSALĀ DHAMMĀ SAMBHAVANTI TE C' ASSA NIJJIṆṆĀ
HONTI: khi có chánh kiến thì tà kiến và các ác bất thiện pháp do tà kiến sanh,
bị tiêu tán.
SAMMĀDIṬṬHISSA SAMMĀSAṄKAPPO PAHOTI: Do chánh kiến,
chánh tư duy được khởi LÊN.
SAMMĀDIṬṬHI: được phiên dịch là Chánh Kiến, Quan Kiến,
Niềm Tin, Sự Hiểu Biết, chân chánh. Sammādiṭṭhi được giải thích là hiểu biết bốn
Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Đế). Nói cách khác, đó là hiểu biết chính cá nhân
mình đúng như nó thật sự là vậy, hay hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy,
hiểu biết thực tướng của vạn pháp. Theo Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, đó là những
tâm sở trí tuệ (paññā) có chiều hướng diệt trừ vô minh (avijjā). Chánh Kiến được
sắp đứng đầu trong tám chi vì tất cả mọi hành động đều phải do trí tuệ điều
hoà. Chánh Kiến dẫn đến Chánh Tư Duy, suy tư chân chánh. Sammāsaṅkappa, Chánh
Tư Duy, là có Tư Tưởng, Nguyện Vọng, Ý Định, Ý Kiến, chân chánh. Theo Abhidhamma,
Vi Diệu Pháp, đây là tâm sở vitakka (tầm), hướng tâm về Niết Bàn, loại trừ những
tư tưởng bất thiện kāma (tham dục), vyāpādā (oán ghét), hiṁsā (hung bạo), bằng
cách vun quén đắp bồi những thiện pháp nekkhamma (xuất gia, hay buông bỏ),
avyāpāda (không oán ghét, hay từ bi), và avihimsā (không hung bạo). Hai chi đầu
của Bát Chánh Đạo -- chánh kiến và chánh tư duy -- hợp thành nhóm Tuệ (Paññā).
Chánh Tư Duy dẫn đến Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Ba chi nầy hợp thành
nhóm Giới (Sīla). Sammāvācā, Chánh Ngữ, có nghĩa là tiết chế, hay kiêng cử,
không nói dối, không nói đâm thọc, không nói thô lỗ cộc cằn, và không nói nhảm
nhí. Sammākammanta, Chánh Nghiệp, liên hệ đến sự kiêng cử sát sanh, trộm cắp,
và tà hạnh. Sammājīva, Chánh Mạng, có hai phần: Đời sống chân chánh của chư vị
Tỳ-Kheo và của người cư sĩ. Đối với hàng tại gia cư sĩ là không buôn bán khí giới,
không buôn bán nô lệ, không buôn bán chất say, không buôn bán thú vật để làm thịt,
và không buôn bán thuốc độc. Ba tâm sở "Tiết Chế" (virati) được bao gồm
trong ba chi nầy. Sammāvāyāma, Chánh Tinh Tấn, là bốn sự Cố Gắng Cao Thượng (tứ
chánh cần). Sammāsati, Chánh Niệm, là bốn loại quán niệm. Sammāsamādhi, Chánh Định,
là gom tâm vào một điểm. Đó là tâm sở ekaggatā, "nhất điểm tâm". Ba
chi sau cùng -- chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định -- hợp thành nhóm Định
(Samādhi). Tám chi bao gồm Giới, Định, và Tuệ hay Minh Sát. Tinh Tấn (viriya),
phát sanh chín lần như sau: 4 Tứ Chánh Cần, 1 Tấn Thần Túc,1 Tấn Căn, 1 Tấn Lực,
1 Tấn Giác Chi, 1 Chánh Tinh Tấn. Niệm phát sanh tám lần như sau: 4 Tứ Niệm Xứ,
1 Niệm Căn, 1 Niệm Lực, 1 Niệm Giác Chi, 1 Chánh Niệm. Định phát sanh bốn lần
như sau: 1 Định Căn, 1 Định Lực, 1 Định Giác Chi, và 1 Chánh Định. Tuệ phát
sanh năm lần như sau: 1 Tuệ Thần Túc, 1 Tuệ Căn, 1 Tuệ Lực, 1 Tuệ Giác Chi, và
1 Chánh Kiến.Tín phát sanh hai lần như sau: 1 Tín Căn, 1 Tín Lực. Khi tâm Siêu
Thế đặt nền tảng trên Nhị Thiền ắt không có tầm (vitakka). Khi đặt nền tảng
trên Tứ Thiền và Ngũ Thiền thì không có Phỉ (pīti). Tất cả 37 chi của pháp trợ
đạo nầy chỉ nằm chung trong Tâm Siêu Thế. Trong các loại tâm tại thế chỉ có
riêng rẽ một vài loại, tùy trường hợp.
Được Trích Ra Từ. NGÔN TỪ HÀNH GIẢ PĀLI-VIỆT
Du Tăng Sila Visuddhi (Giới Tịnh) Biên Soạn.
9. Kinh Chánh tri kiến
(Sammàditthi
sutta)
Trung Bộ Kinh Kinh
Chánh tri kiến
Majjhima
Nikaya
Như vầy tôi
nghe.
Một thời Thế
Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp
Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo:
"Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn
giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Chư Hiền,
chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế
nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin
Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chúng tôi từ
xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu
Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta,
các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Chư Hiền, vậy
hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng,
Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả
Sariputta nói như sau:
(Thiện và bất thiện)
-- Chư Hiền,
khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ
tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có
chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu
diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là
căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện,
tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất
thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện,
sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền,
thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện,
si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền,
thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ
bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi
là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục
là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là
thiện.
Chư Hiền, thế
nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện,
không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy,
tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất
cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên
"Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau
ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến
chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
(Thức ăn)
-- Lành thay,
Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy,
sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả
Sariputta câu hỏi như sau:
- Này Hiền giả,
có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến,
có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của
thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt
của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh
trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức
ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại
thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu
tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực, loại thô hay loại
tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Từ tập khởi
của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn.
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là:
Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn,
Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn như vậy, tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
thức ăn như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy
miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến
minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ
tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và
thành tựu diệu pháp này.
(Tứ diệu đế)
-- Lành thay,
Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy,
sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả
Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả,
có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến
chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ,
tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền,
khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp
tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào
là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ,
chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn
là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.
Chư Hiền, thế
nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham
hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức
là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.
Chư Hiền, thế
nào là Ðoạn diệt của khổ? Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự
quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.
Chư Hiền, thế
nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến
khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri
Ðoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy,
khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như
trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Già và chết)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp
môn này Thánh đệ tử... (như trên)... thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết, tuệ tri tập khởi của
già chết, tuệ tri đoạn diệt của già chết, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
già chết, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và
thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già
chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết? Thuộc bất kỳ hữu
tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc
bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi
là già. Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi
loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung,
hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết. Già như vậy
và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết. Từ sự tập khởi của sanh, có
sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết.
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là:
Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết như vậy, tuệ tri tập khởi của già chết như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của già chết như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
già chết như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy
miên... (như trên)..., và thành tựu diệu pháp này.
(Sanh)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sanh, tuệ tri tập khởi của
sanh, tuệ tri đoạn diệt của sanh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh,
chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu
diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế
nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào
trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện
hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh. Từ sự tập khởi của
hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh,
và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là:
Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri được sanh như vậy, tuệ tri được tập khởi của sanh như vậy,
tuệ tri được đoạn diệt của sanh như vậy, tuệ tri được con đường đưa đến đoạn diệt
của sanh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... (như trên)...
như vậy... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Hữu)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu, tuệ tri tập khởi của hữu,
tuệ tri đoạn diệt của hữu, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, chư Hiền,
khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp
này.
Chư Hiền, thế
nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào
là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu? Chư Hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu,
vô sắc hữu. Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có
đoạn diệt của hữu và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của
hữu, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu như vậy, tuệ tri tập khởi của hữu như vậy, tuệ tri
đoạn diệt của hữu như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thủ)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
- Chư Hiền, có
thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri tập khởi của thủ, tuệ tri đoạn diệt
của thủ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, khi ấy Thánh đệ tử có
chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào
là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ? Chư Hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến
thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn
diệt của ái, có đoạn diệt của thủ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa
đến đoạn diệt của thủ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri thủ như vậy, tuệ tri tập khởi của thủ như vậy, tuệ tri
đoạn diệt của thủ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên và thành tựu diệu pháp này.
(Ái)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái, tuệ tri tập khởi của ái, tuệ
tri đoạn diệt của ái, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái, khi ấy Thánh
đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là
con đường đưa đến đoạn diệt của ái? Chư Hiền, có sáu loại ái này: sắc ái, thanh
ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn
diệt của thọ, có đoạn diệt của ái, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa
đến đoạn diệt của ái, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri ái như vậy, tuệ tri tập khởi của ái như vậy, tuệ tri đoạn
diệt của ái như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái như vậy, khi ấy,
vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp.
(Thọ)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ, tuệ tri tập khởi của thọ,
tuệ tri đoạn diệt của thọ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, khi ấy
Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào
là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ? Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do
nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh,
thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của
thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là
con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ như vậy, tuệ tri tập khởi của thọ như vậy, tuệ tri
đoạn diệt của thọ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Xúc)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc,
tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy
Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào
là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn
xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có
tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Ðạo
Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến...
Chánh Ðịnh. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi
của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến
đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và
thành tựu diệu pháp này.
(Nhập)
-- Lành thay,
Hiền giả...câu hỏi như sau: Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập, tuệ tri tập khởi của
sáu nhập, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
sáu nhập, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu
nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chư Hiền, có sáu nhập
này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của
danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của
sáu nhập; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập,
tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào vị Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập như vậy, tuệ tri tập khởi của sáu nhập như
vậy, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt
của sáu nhập như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu
diệu hạnh pháp này.
(Danh sắc)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc, tuệ tri tập khởi của
danh sắc, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
danh sắc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của
danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư,
xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành,
chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như
vậy gọi là danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt
của thức, có đoạn diệt của danh sắc; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường
đưa đến đoạn diệt của danh sắc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc như vậy, tuệ tri tập khởi của danh sắc như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của danh sắc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
danh sắc như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu
diệu pháp này.
(Thức)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức, tuệ tri tập khởi của thức,
tuệ tri đoạn diệt của thức, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức, khi ấy
Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế
nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức? Chư Hiền, có sáu loại thức này:
nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của
hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức; và Thánh
Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh Tri kiến...
Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri thức như vậy, tuệ tri tập khởi của thức như vậy, tuệ
tri đoạn diệt của thức như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức
như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp
này.
(Hành)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành, tuệ tri tập khởi của
hành, tuệ tri đoạn diệt của hành, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành,
khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế
nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành? Chư Hiền, có ba loại hành này:
thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ
đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con
đường đưa đến đoạn diệt của hành, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri hành như vậy, tuệ tri tập khởi của hành như vậy, tuệ
tri đoạn diệt của hành như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành
như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp
này.
(Vô minh)
-- Lành thay,
Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của
vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
vô minh, khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu
pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô
minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về
khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con
đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu
hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô
minh; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức
là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh như vậy, tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
vô minh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu
pháp này.
(Lậu hoặc)
-- Lành thay,
Hiền giả!
Các vị Tỷ-kheo
ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả
Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả,
có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có
tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền,
có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của
lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực,
có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế
nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu
hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu
hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của
lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và Thánh Ðạo Tám
Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến,
Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm,
Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi
nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của
lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy
miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến
minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ
tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và
thành tựu diệu pháp này.
Tôn giả
Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của
Tôn giả Sariputta.
Hòa thượng
Thích Minh Châu dịch Việt
Chân thành cám
ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu
đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the
Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).
Hiệu đính:
10-06-2004