CÁI TẾT THÁC LOẠN
(Bàlanakkhattavatthu)
KỆ NGÔN : (Pháp Cú 26 -
27)
-”Pamādamanuyuñjanti
|
Kẻ vô trí bất nhân,
|
bàlà dummedhino janà
|
Đắm mình trong phóng
dật.
|
Appamādañca medhāvì
|
Trí giả giữ chuyên cần,
|
dhanaṃ seṭṭhaṃ va rak- khakhati”.
|
Như kho tàng quí nhất”.
|
-”Mà pamādamanuyuñjetha
|
“Chớ tham cấu phóng dật,
|
mà kàmaratisanthavaṃ
|
Dục lạc chớ nên gần.
|
Appamatto hi jhàyanto
|
Người tu thiền chuyên
nhất,
|
pappoti vipulaṃ sukhanti”.
|
Đắc quả phúc chẳng mất”.
|
Hai
câu Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết ra khi Ngài ngự tại Kỳ Viên, đề cập về
cái Tết thác loạn của bọn người ngu dốt.
Tương
truyền rằng : Có một thời nọ, trong thành Xá Vệ nổi lên phong trào ăn Tết thác
loạn.
Trong
dịp nầy, những kẻ ngu si vô trí lấy tro và phân bò thoa khắp mình mẩy suốt bảy
ngày. Họ đi ngông nghênh ngoài đường, nói toàn những lời tục tỉu. Dầu gặp thân
quyến hay bạn bè, tại gia hoặc xuất gia, họ cũng chẳng biết hổ thẹn. Họ đến
trước cửa nhà người mà văng tục, chủ nhà nghe những lời bất nhã của họ chịu
không nổi phải tùy theo sức mình mà bố thí cho họ nửa đồng hoặc một đồng bạc
(pàda), hoặc đến cả 1 đồng vàng (kahàpaṇa) để tống họ đi chỗ khác. Từ nhà này
sang nhà kế cận, lại trổ ra những tràng thô ác ngữ, khi nhận lãnh tiền thí rồi
họ lại tiếp tục đi nữa.
Bấy
giờ, trong thành Xá Vệ, có đến năm mươi triệu Thánh Thinh Văn, những vị Thánh
đệ tử cư sĩ của Đức Bổn Sư nhận lời thỉnh Đức Thế Tôn rằng :
-
Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài cùng với Chư Tăng ở trong Tịnh Xá đừng vào thành khất
thực trong thời gian bảy ngày, kể từ hôm nay.
Sau
khi sắp đặt sự cúng dường, cơm cháo để hộ độ Chư Tăng trong bảy ngày tết thác
loạn xong, không ai bước chân ra khỏi nhà của mình nữa.
Khi
hết Tết, đến ngày thứ tám, chư Thinh Văn thỉnh Tăng chúng, có Đức Bổn Sư dẫn
đầu vào thành làm lễ đại thí, xong rồi ngồi qua một bên và bạch rằng :
-
Bạch Ngài ! Trong bảy ngày qua chúng con khổ tâm hết sức, ngày nào cũng phải
nghe những lời thô tục của kẻ ngu si. Thật muốn bịt cả hai tai. Bọn họ không
một ai biết xấu hổ cả. Vì vậy, chúng con không dám thỉnh Ngài và Tăng chúng vào
thành, và chúng con cũng không dám ra khỏi nhà nữa.
Nghe
lời phân trần của chư Thinh Văn. Đức Bổn Sư kết luận rằng : “Những kẻ ngu si,
vô trí thì hành động cẩu thả như thế. Còn bậc trí giả thì lo giữ gìn hạnh
chuyên cần. Như giữ một kho tàng quí báu và đắc chứng bất tử đại Niết Bàn”.
Rồi
Ngài ngâm tiếp bài kệ sau đây :
“Pamādamanuyuñjanti
Bàlà dummedhino janà
Appamādañca medhāvì
Dhanaṃ seṭṭhaṃ va rakkhati”.
-”Mà pamādamanuyuñjetha
Mà kàmarati-saṇthavaṃ
Appamatto hi jhàyanto
Pappoti vipulaṃ sukhanti”.
“Kẻ ngu vô trí đắm mình,
Trong vòng
phóng dật mặc tình đảo điên.
Như gìn kho báu ưu tiên,
Người trí giữ
hạnh cần chuyên làm đầu”.
“Chớ nên phóng dật tham cầu,
Chớ tìm dục lạc
ngõ hầu vui chơi.
Người tu thiền định chẳng lơi,
Chứng phương
quảng phúc, vui chơi Niết Bàn”.
Tiếng
Bàlà trên đây chỉ những kẻ ngu si, khờ khạo, ngây ngô, không hiểu biết sự lợi
ích đời nầy và đời vị lai.
Dummedhino
là kẻ vô trí, không có trí tuệ, vì không thấy tội lỗi trong sự phóng dật, họ
đắm mình trong dục lạc buông lung. Phung phí thời giờ của họ một cách cẩu thả.
Medhāvì
là những bậc hiền minh, có trí Bát nhã, nhờ nếm hương vị Chánh Pháp, hằng giữ
gìn hạnh chuyên cần như kho tàng thất bảo ưu thắng của tổ phụ di truyền.
Thật
vậy, cũng như người được sự phước lợi của kho tàng vô giá, ta sẽ được hưởng thụ
ngũ trần dục lạc, ta sẽ cấp dưỡng cho con ta đầy đủ. Ta sẽ quét sạch sẽ con
đường cho vợ con ta đầy đủ, sẽ đưa ta sang thế giới khác, rồi chăm lo kho tàng
như thế nào. Cũng như thế ấy, bậc hiền trí thấy được sự phước lợi của hạnh
chuyên cần thì nghĩ rằng : “Người chuyên cần tu tập hằng đắc từ Sơ thiền đến
Bát thiền, từ Sơ đến Tứ quả, có đủ Tam minh, Lục thông..”.
Mà
pamādaṃ : Bởi cớ ấy, các ông chớ nên tham cầu, phóng dật, chớ nên phung phí
thời giờ.
Mà
kàmarati santhavaṃ: Chớ nên vui theo dục lạc ngũ trần ; sắc, thinh, hương, vị,
xúc là những vật ô nhiễm, là món ăn của ái dục (taṇhà).
Mà
anuyuñjetha : Chớ tham cầu, là chớ mong mỏi đua đòi, chớ tìm kiếm hưởng thụ.
Appamatto
: Người chuyên cần là người có đầy đủ pháp ghi nhớ chánh niệm kiên cố, người
chuyên cần tu thiền định, giác ngộ được Niết Bàn tịnh lạc, quảng đại vô lượng
vô biên.
Khi
bài kệ chấm dứt, nhiều Tỳ Khưu đắc chứng Thánh quả nhất là quả Dự Lưu. Kỳ dư
đại chúng thính pháp đều hưởng được nhiều lợi ích.
DỨT
TÍCH CÁI TẾT THÁC LOẠN
DỊCH
GIẢ CẨN ĐỀ
Người ngu ăn tết cũng ngu
kỳ!
Thác loạn, điên khùng
nghĩa lý chi?
Mình trét phân tro, tay
nhám nhớp,
Miệng văng tục tỉu, mặt
chai lỳ.
Được tiền xá nghĩ do người
trọng,
Mất đức nào lo bị chúng
khi!
Bảy bữa tung hoành trong
Xá Vệ,
Ngàn năm tiếng xấu vẫn còn
ghi!
CHÚ GIẢI
KINH PHÁP CÚ
(DHAMMAPADATTHAKATHA)
Tác giả : Bhadantācāriya
Buddhaghosa
Dịch giả: Trưởng lão Pháp
Minh