Monday, October 31, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 23 – Thứ Sáu 31/7/2009) + (09) Ân Đức BHAGAVĀ:



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 23 – Thứ Sáu 31/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO (tiếp theo)

Trong 9 Hồng Ân của Đức Phật:
Arahaṃ (1), Sammāsambuddho (2), Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro purisadammasārathi (6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).

+ (09) Ân Đức BHAGAVĀ:

ÂN ĐỨC THẾ TÔN  là Ân Đức Thứ Chín: (Ân Đức cuối cùng)
Gồm 2 chữ ghép lại: Bhaga+vanta:
+Bhaga: có nghĩa là Oai lực và
+vanta có nghĩa là thành tựu đầy đủ.

Thành tựu các oai lực nào: Issariya, Dhamma, Yasa, Sīri, Kāma, Payatta

(1)- Issariya:         Mỗi khi muốn điều gì thì đều thành tựu điều ấy,

(2)- Dhamma:       Các Pháp Siêu thế, 37 Phẩm Trợ Bồ Đề đều thành tựu đầy đủ.

(3)- Yasa:              Thành tựu về Danh Tiếng, dưới cho đến tận địa ngục Avīci (Ngục Atỳ), lên cho đến hết 20 cõi Phạm Thiên, tất cả 31 cảnh giới.

(4)- Sīri:                Thành tựu về sự vinh quang, chói sáng. Ngài có 32 tướng tốt của một Bậc Đại Nhân, và 80 vẻ đẹp phụ.

(5)- Kāma:            Mọi Đại nguyện khởi lên đều có thể thực hiện thành tựu được ngay lập tức. Ví dụ: Ngài sẽ đến cõi Tam Thập Tam Thiên, chỉ cần 2 bước chân là Ngài có thể đến được.

(6)- Payatta:         Ngài đã nỗ lực không ngừng nghĩ hoá độ chúng sanh cho đạt được Niết-bàn cao thượng, từ Nhân, Thiên, Phạm thiên… nên cả thế gian này đều kính quy Ngài.     
   
Câu hỏi 61:  Vì con cố gắng để đạt định, nhưng do nỗ lực, tâm con thường hay trạo cử vọng động? Có cách nào để loại trừ vọng động, xin Ngài hướng dẫn?  (Một cô tu nữ)

Trả lời:  
          Khi tinh tấn trội có nghĩa là ước muốn đạt định mạnh. Với sự nỗ lực như vậy, bạn đang hành thiền với sự nóng vội, Tấn gia tăng, tâm không an định được trên đối tượng, nó trạo tới trạo lui, (vọng động) phóng dật sinh khởi nên Định Giảm. Nếu tâm trạo tới trạo lui như vậy, nên thực hành (1) Định Giác Chi, (2) An Giác Chi và (3) Xả Giác chi. Ba Giác chi này cần được phát triển để quân bình với tinh tấn.

Trong lúc hành thiền, tâm nóng vội và tinh tấn mạnh, định đang yếu, thì phải nên thực hành định. Vì khi bạn nóng vội, tâm vọng động, trạo cử nhiều, Định thối giảm. Và như vậy khi trạo hối sinh khởi, thì Định và Tấn cần phải được quân bình. Để tăng cường Định, quân bình Định và Tấn nên giảm bớt Tinh Tấn. Khi Định và Tấn quân bình thì việc quán sát ghi nhận đối tượng trở nên dễ dàng hơn, định tỉnh sáng suốt hơn. Khi tinh tấn trội, thì nên tăng cường sự tập trung (định), giảm bớt tấn. Hãy nhớ như vậy.

          Để có Định, Satimahāvanto samādhi, thì niệm nên được áp đặt liên tục trên đối tượng. Nếu chúng ta đang theo dõi HTV-HTR, thì niệm (sự theo dõi) phải được thiết lập thường xuyên liên tục trên đối tượng hơi thở, cứ liên tục như vậy sẽ đạt Định. Gọi niệm vượt trội là không bao giờ có. Cần niệm (cần sự chú ý ghi nhận) thì có. Niệm thì lúc nào cũng cần (mọi nơi, mọi lúc). Nếu khi tinh tấn trội, cứ theo dõi ghi nhận liên tục HTV-HTR, thì hành giả sẽ đạt được Định.
Định đạt được rồi thì việc hành thiền tất nhiên sẽ tốt hơn.

Câu hỏi 62: Niệm hơi thở, ghi nhận hơi thở, hay biết hơi thở, theo dõi hơi thở, và quán hơi có khác nhau không bạch Ngài? (một cô tu nữ)

Trả lời: Niệm HTV-HTR có nghĩa là ghi nhận theo dõi HTV-HTR. Nếu thiết lập niệm được liên tục thì sẽ đạt được Định. Và nhờ năng lực Định mà đạt được các các loại quang tướng: Học tướng (uggahanimitta), tợ tướng (paṭibhāganimitta). Như vậy nói theo dõi nhận ghi nhận hơi thở chỉ mới gọi là niệm HTV-HTR thôi.

Khi đã đạt được tợ tướng rồi thì mới đến lúc gọi là nhìn, quán hơi thở. Có một ví dụ để gọi là nhìn hơi thở, thấy hơi thở: Sau khi theo dõi hơi thở liên tục, như vậy, vị ấy thấy hơi thở như một cột sáng rồi nhìn theo, sau đó thì lại thấy như một cụm bông gòn trắng, hoặc sẽ thấy như một viên ngọc trai tròn… Như vậy khi nhìn thấy hơi thở, thì thấy được mỗi hình dạng của hơi thở vào – hơi thở ra, nhìn thấy được hình dạng, ánh sáng, màu sắc của hơi thở (ổn định) đấy là tợ tướng hơi thở (Paṭibhāganimitta). Khi quang tướng hơi thở xuất hiện thì có thể nói hành giả quán được hơi thở. Sự khác biệt giữa niệm và quán là như vậy. Một hành giả niệm HTV-HTR, nếu niệm được liên tục: (niệm mạnh) thì Định sẽ mạnh. Khi Định mạnh thì quang tướng xuất hiện. Hay nói ngược lại, để quang tướng xuất hiện, trước tiên nên thiết lập thường xuyên liên tục sự ghi nhận, quan sát hơi thở. Và đến khi nhìn thấy được hơi thở có nghĩa là khi ấy quang tướng đã xuất hiện.

Trên đây là phần giải thích sự khác biệt giữa niệm hơi thở và quán (nhìn thấy) hơi thở. Niệm hơi thở là giai đoạn đầu, còn nhìn thấy hơi thở là giai đoạn sau. Điều này cần nên hiểu rõ như thế.

Câu hỏi 63: Khi sân xâm nhập, có khi nhẫn nại thì qua, có khi nhẫn nại rồi còn rãi tâm từ nữa, vậy bạch Ngài còn phương pháp nào để trị Tâm sân hận nữa không? (Anh Trực)

Trả lời:
Còn chớ. Đức Phật Ngài còn dạy phương pháp Cittānupassanā (phương pháp nhìn tâm, hay phương pháp tâm quán tâm) nữa, trong Kinh điển Pāḷi Ngài trực tiếp dạy như vầy:
sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ citta’nti pajānāti,  (Kinh Đại Niệm Xứ) –
(trước) tâm sân sinh khởi, (sau) biết tâm sân ấy, sân biến mất.

Như vậy có đến 3 phương pháp để diệt tâm sân:

1.    Khantī (kham nhẫn):      ‘‘Sīlasamādhipaññānaṃ, khantippadhānakāraṇaṃ;
Sabbepi kusalā dhammā, khantyāyattāva vaḍḍhare’’ti ca.
Để Giới-Định-Tuệ sinh khởi, pháp nhẫn nại là pháp thực hành đầu tiên. Hay
Để thành tựu Giới, Để thành tựu Định, Để thành tựu Tuệ, phải có sự nhẫn nại.
Nhẫn nại làm sanh tan biến.  

2.     Mettā (rải Tâm Từ):
Tâm Từ thì phải rải theo tuần tự có đúng vậy không?
Trước hết rải cho chính mình, thứ nữa là rải cho người kính trọng (thầy),
thứ đến cho người thương yêu (cha mẹ, anh chị, bà con), và cuối cùng đến kẻ thù.
Nếu rải tuần tự như thế, đến khi rải đến người khiến mình sân, thì sân tâm tan biến. Khi chưa rải theo tuần tự như vậy thì không nên rải tâm từ đến cho kẻ thù của mình trước. Rải tâm từ theo cách như vậy cũng làm sân tan biến.  

3.    Cittānupassanā (Quán Tâm): Tâm sau biết tâm trước, hay Tâm sau nhìn tâm trước
sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ citta’nti pajānāti,  (Kinh Đại Niệm Xứ) –

+ sadosaṃ vā cittaṃ:      những tâm cùng sanh với tâm sân
+ ‘sadosaṃ citta’nti:       được gọi là những tâm cùng sanh với tâm sân
+ pajānāti,                      biết
trước có tâm sân khởi lên, sau đó có tâm biết tâm sân khởi lên.

Tiếp tục quan sát như vậy liên tục gọi là phương pháp Tâm quán Tâm (cittānupassanā). Tiếp tục như vậy tâm sân sẽ tan biến.

Tóm lại: có 3 phương pháp: 1. Nhẫn (khantī), 2. Thiền Tâm Từ (Mettābhāvanā) và thứ 3 là: Quán Tâm (Cittānupassanā). 

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(Dứt buổi thứ 23)