Thursday, October 13, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 6 – Thứ Hai 13/7/2009) Có 6 giai đoạn trong việc thực hành của một vị hành giả (Yogi) tại các trung tâm thiền Pa-Auk



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 6 – Thứ Hai 13/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar

Câu hỏi 18: Nếu quý vị chưa sẵn sàng câu hỏi, sư xin được phép đặt câu hỏi với Thiền Sư, Thực hành xong khoá thiền ở Thiền Lâm Viện Pa-Auk, một vị hành giả phải thực hành qua bao nhiêu giai đoạn? (Sư Nguyên Tuệ)

Trả lời:
Có 6 giai đoạn trong việc thực hành của một vị hành giả (Yogi) tại các trung tâm thiền Pa-Auk:
1, Phần THIỀN CHỈ          (SAMATHA)
2, Phần Sắc                     (RŪPA)
3, Phần Danh                  (NĀMA)

4, Phần Mười Hai Nhân Duyên, hay còn gọi là Duyên Khởi (PAṬICCA SAMUPPĀDA)
5, Phần Lakkhaṇādicatukka nghĩa là phân biện TỨ PHẦN bắt đầu với Tướng (Lakkhaṇa)
+ LAKKHAṆA                   Tướng, đặc tính, đặc tướng:
+ RASA                           Dụng, Vị, tác dụng, chức năng
+ PACCUPAṬṬHĀNA         Hiện khởi, biểu hiện, thành tựu
+ PADAṬṬHĀNA              Túc xứ (Nhân, nhân cận)
6, Phần THIỀN QUÁN      (VIPASSANĀ)

Ở Pa-Auk một vị Hành giả phải thực hành qua 6 giai đoạn này. Cẩm nang cho từng giai đoạn được in thành sách tất cả gồm 8 cuốn, được giảng dạy và thực hành hệ thống theo từng giai đoạn:

Phần 1, THIỀN CHỈ                   (2 cuốn),
Phần 2, Phần SẮC                     (1 cuốn),
Phần 3, Phần DANH                  (1 cuốn),
Phần 4, DUYÊN KHỞI                (2 cuốn),
Phần 5, phân biện TỨ PHẦN      (1 cuốn),
Phần 6, THIỀN QUÁN                (1 cuốn),
Tổng cộng là 8 cuốn,

HỎI TIẾP: Xin Sayadaw Trình bày tóm tắt cách thực hành Phần 1:
Thực hành Thiền Đối với đối tượng HTV-HTR có 4 giai đoạn:

1.    Niệm, (chú ý theo dõi) hơi thở liên tục (không gián đoạn) Hơi thở DÀI (dīgha)
2.    Niệm, (chú ý theo dõi) hơi thở liên tục (không gián đoạn) Hơi thở NGẮN (Rassa)

3.    Biết chặng Đầu - Giữa - Cuối của hơi thở liên tục (Sabbakāya)      
4.    Thực hành Biết Hơi thở vi tế (Passambhaya)

Nếu thực hành xong 4 giai đoạn này, quang tướng (Paṭibhāganimitta) sẽ xuất hiện. Nếu Đạt được quang tướng (xem như đã xong phần THIỀN CHỈ).[1]
Những hành giả khi tiến hành niệm HTV-HTR, trước hết đối tượng mà hành giả sẽ phải thực hành là HTV-HTR, phải được thực hành qua 4 giai đoạn như trên.

- Liên tục chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra, chỉ có biết HTV-HTR mà thôi, không để ý đến bất kì đối tượng nào khác. Tâm không phóng đi chỗ này chỗ kia, không hối hận bất cứ chuyện gì, chỉ Thở vào - thở ra, thở vào - thở ra, và liên tục chú ý HTV-HTR mà thôi. Giai đoạn này thành tựu được có nghĩa là hơi thở Dài - vị ấy biết; hơi thở ra - ngắn (vị ấy cũng biết) – Đến đây vị ấy thành tựu thêm một giai đoạn nữa (giai đoạn 2).

Kế đến hành giả thực hành để biết được chặng đầu - giữa - cuối của hơi thở (giai đoạn 3). Nếu vị ấy biết được chặng ĐẦU và CUỐI của hơi thở nghĩa là vị ấy sẽ biết được chặng GIỮA của hơi thở. Thành tựu được giai đoạn này là thành tựu được giai đoạn thứ ba. Lúc này Hơi thở trở nên ngắn dần, ngắn dần, và vi tế - ngắn đến nỗi, vi tế đến nỗi vị ấy không thể đoán được đâu là HTV, đâu là HTR, vi tế đến nỗi chẳng thể thấy hơi thở rõ ràng gì cả. Hơi thở vào ra vẫn tự nhiên tiếp tục đang vào ra. Hành giả có cảm giác không thấy rõ hơi thở, không biết rõ hơi thở vì hơi thở lúc này quá đỗi vi tế. Khi ấy, nhiều vị hành giả thường thắc mắc: Liệu hơi thở của tôi có còn hay không? Hơi thở của tôi đang hiện hữu hay không hiện hữu? Hơi thở rất vi tế. Nếu vị ấy tiếp tục chú ý thì sẽ phát hiện hơi thở vẫn có đó và rất vi tế, nhỏ nhiệm.

Có hành giả thực hành đến giai đoạn 4 thì quang tướng xuất hiện. Ở một số hành giả khác, quang tướng hơi thở xuất hiện vào giai đoạn thứ 2; ở một số hành giả khác thì quang tướng xuất hiện vào giai đoạn thứ 3.  Khi đã đạt được quang tướng hơi thở, thì tất cả những Phần còn lại: Phần SẮC, Phần DANH, Phần DUYÊN KHỞI, Phần PHÂN BIỆN TỨ PHẦN, Phần THIỀN QUÁN, tất cả đều trở nên dễ dàng. Dễ như thế nào? Khi đã xong phần THIỀN CHỈ, đã đạt được quang tướng, vị ấy có thể ấn định thời gian thành tựu cho mình: trong một tháng tôi sẽ thành tựu được cả 5 phần còn lại, hoặc hai tháng tôi sẽ thành tựu cả 5 phần còn lại… Vì thế, trước hết giai đoạn NIỆM LIÊN TỤC là giai đoạn khó mà thôi. Nếu thành tựu được thì các giai đoạn sau, các phần sau không còn khó nữa.         
                    
Câu hỏi 19: Bạch Ngài, Tà Kiến, Si và Vô minh khác nhau như thế nào?  (Chú Trực)

Trả lời:
Sau đây là nghĩa của Vô minh (Avijjā), Si (Moha) và Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi):
i>                  AVIJJĀ (Vô minh): Na vidatīti avijjā.

Na vidati: không biết; iti: Vì thế: Vì không biết nên gọi là vô minh.

Về cơ bản, nó là Si (moha) tâm sở (Cetasika) có cả trong 12 Tâm Bất Thiện. Khi Tâm Bất Thiện sanh khởi ở một người, tâm si gồm có trong đó. Vô minh cũng được gọi là si và ngược lại. Chính vị ấy không biết được những sự thật cần nên biết. Các tâm và tâm sở bất thiện luôn đồng hành với mỗi người, Như một đám mây bụi đang che phủ mắt, mà vị ấy không thấy được nơi chốn của các loài hữu tình, vì đám mây bụi này mà người ấy không nhìn thấy được những chỗ cần nhìn thấy.

Trong ABHIDHAMMA (Thắng Pháp) có đề cập đến 8 vấn đề bị bao phủ bởi vô minh (Avijjā):
1.    TỨ THÁNH ĐẾ (4)
a.    KHỔ ĐẾ       (Dukkhasaccā): sự thật về KHỔ
b.    TẬP ĐẾ        (Samudayasaccā): sự thật về nguyên nhân của KHỔ
c.    DIỆT ĐẾ      (Nirodhasaccā): sự thật về KHỔ chấm dứt
d.    ĐẠO ĐẾ       (Maggasaccā): sự thật về ĐẠO diệt khổ

2.    PUBBANTA             (5) = Kiếp trước, Những kiếp sống quá khứ, (Vì vô minh bao phủ mà không biết, không tin những kiếp sống trước đây.)
APARANTA             (6)= Kiếp sau, (vì vô minh bao phủ nên không thấy được những kiếp vị lai).
PUBBANTĀPARANTA (7) = Cả Kiếp trước và kiếp sau (Vì vô minh bao phủ mà không biết đước kiếp quá khứ lẫn vị lai)

3.    PAṬICCA SAMUPPĀDA (8) (DUYÊN KHỞI): Vì vô minh bao phủ, vị ấy không biết VÔ MINH làm duyên khiến HÀNH sanh… (avijjāpaccayā saṅkhāra)

+ Vô minh ở mỗi giai đoạn thì khác nhau:
Vô minh che phủ, không phân biệt được THIỆN và BẤT THIỆN là vô minh rất dày.
Biết được THIỆN, BẤT THIỆN rồi, khi bất thiện khởi sanh vị ấy từ bỏ bất thiện ấy. Nếu biết cách làm những việc Thiện, vô minh đã mỏng bớt đi. Tuy nhiên, con đường để thoát khỏi vô minh thì vẫn còn xa lắm. Đạt được quả vị Thánh Dự Lưu (Sotāpāna), Thánh Nhất Lai (Sakadāgāmī), Thánh Bất Lai (Anāgāmi), có thể nhìn thấy được Tứ Thánh Đế… ngày càng rõ hơn vì vô minh ngày càng “mỏng” bớt đi. Khi đạt được quả vị Alahán thì vị ấy thoát khỏi vô minh.

Nhưng nên hiểu rằng có vị Alahán thoát khỏi vô minh nhưng không phải vị ấy biết hết tất cả. Vị ấy chỉ biết được TỨ THÁNH ĐẾ là sự thật cần đáng biết; thấy kiếp trước, thấy kiếp sau (nên nhớ rằng một vị Alahán thấy mình không còn kiếp sau nữa vì thấy trong Duyên Khởi), là những điều đáng thấy, đáng biết.

Không phải vì Vô Minh che phủ nên không biết hết tất cả các kiến thức về Hiệp thế (Lokiya) và Siêu Thế (Lokuttara) mà do năng lực Trí (Trí năng, Huệ năng) còn kém. Ví dụ: Vào ban ngày quý vị không nhìn thấy một vật ở đằng xa, đó không phải do màn đêm bao phủ mà là do mắt của quý vị không thể thấy nó.

Vô Minh bao gồm:
Avijjāsava                  Vô minh lậu
Avijjāyoga                  Vô minh (ách) phược
Avijjogha          Vô minh bộc lưu
Avijjānīvaraṇa            Vô minh triền cái
Avijjānusaya              Vô minh tuỳ miên
Avijjāsaṃyojana         Vô minh Kiết Sử
Avijjākilesa                 Vô minh phiền não
   Vô minh được gọi dưới nhiều tên gọi như vậy đó.

ii>     DIṬṬHI: Kiến
+āsava (lậu hoặc, trầm luân)    = Diṭṭhāsava (Kiến lậu)
+Ogha (bộc lưu (dòng lũ)         = Diṭṭhogha (Kiến bộc lưu)
+Yoga (Ách (cái ách)                = Diṭṭhiyoga (Kiến ách (Kiến phược))
+Sīlabbattaparāmāsakāyagantha  = giới cấm thủ, cho rằng những điều đang thực hành là đúng (ví dụ hạnh con bò, hạnh con chó, cúng tế…)
- Sīlabbatta: Các lễ nghi cúng tế trong lĩnh vực tôn giáo,
- Parāmāsa: bị ảnh hưởng bởi
- Sakāyagantha: sự kết hợp thân Năm Uẩn

Dịch là: bị ảnh hưởng bởi các lễ nghi phong tục tôn giáo liên quan đến thân Năm Uẩn.
+Idaṃsaccābhinivesakāyagantha

Idaṃ: Này,                      abhinivesa   Dính chặt, chấp chặt
Saccā: Sự thật,               kāyagantha  Thân Năm Uẩn
Dịch là: Chấp thủ vào sự thật này. Cho rằng điều tôi nói là đúng người khác nói là sai.
Loại Gantha (Phược (trói buộc)) này cũng chỉ là Thân Kiến:
+ Còn trong Thủ (Upādāna)      = Diṭṭhūpādāna (Kiến thủ)
+ Anusaya (tuỳ miên)              = Diṭṭhānusaya (Kiến tuỳ miên)
+ Saṃyojana (Kiết sử)              = Diṭṭhisaṃyojana (Kiến Kiết Sử)
+ Kilesa (10 phiền não)            = Diṭṭhikilesa (Kiến Phiền Não)

Tất cả Tà Kiến lấy Thân Kiến làm nhân căn bản:
Sakkāyadiṭṭhi  (Thân kiến): Cho rằng tập hợp thân 5 Uẩn này là đàn ông, đàn bà, là tôi, là nó, là chư thiên, là súc sanh….

PAÑCAKKHANDHĀ – Năm Uẩn
1- Rūpa                 = Sắc
2- Vedanā              = Thọ
3- Saññā                = Tưởng
4- Saṅkhāra           = Hành
5- Citta+Viññāṇa   = Thức

Đối với Thân Năm Uẩn này, nếu chấp rằng:
- Sắc là Tôi
- Tôi là Sắc
- Tôi có trong sắc
- Sắc có trong tôi
Tương tự với 4 Uẩn còn lại ta có đến 20 (5x4=20) loại Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi), nhưng nếu liệt kê chi tiết thì Thân Kiến lên đến 256 loại.

iii> MOHA: Si
Tương tự với Vô Minh
THÂN KIẾN và TÀ KIẾN là như nhau (đồng nghĩa khác âm).

Câu hỏi 20: Khi thở vào có sự dừng lại một đoạn, và thở ra có sự dừng lại. Vậy thì có ghi nhận việc dừng lại này không? Khi đã chứng đắc Thiền thì tầng thiền trước đó có bị huỷ diệt không? (Cô Phượng)

Trả lời:
(Phương Pháp 1)
Khi bạn nghĩ rằng có khoảng dừng giữa HTV và HTR thì nên:
HTV nếu dài – ghi nhận DÀI
HTV nếu ngắn – ghi nhận NGẮN
Ghi nhận trong tâm: Chỉ ghi nhận NGẮN hoặc DÀI mà thôi.
Khi thở chậm – nghĩa là Hơi Thở DÀI
Khi thở nhanh – nghĩa là Hơi Thở NGẮN
                                                                     
(Phương Pháp 2)
HTV – vào
HTR – ra, Chỉ ghi nhận VÀO - RA
Vào – Ra 1, Vào – Ra 2, Vào – Ra 3 … đếm cho đến 8, xem như được 1 vòng (vāra), vị ấy có thể thực hành 50/60 vòng như vậy.

(Phương pháp 3)
HTV: đầu - cuối
HTR: đầu - cuối
Tập trung theo dõi hơi thở tại điểm hơi thở xúc chạm, biết được đầu và cuối của hơi thở. Nếu tập trung theo dõi tốt quang tướng sẽ xuất hiện. Một giờ, hai giờ, hãy chú ý tập trung (Định) ghi nhận (niệm) tốt.

+++Đặt Tâm trên Quang tướng khi xuất hiện:
1.    Tâm hướng đến đối tượng là quang tướng đó (TẦM – VITAKKA)
2.    Tâm duy trì liên tục trên đối tượng quang tướng đó (TỨ - VICĀRA)
3.    Thoã thích với quang tướng đó (HỸ - PĪTI)
4.    An vui với quang tướng đó (LẠC – SUKHA)
5.    Tâm an tỉnh ổn cố trên quang tướng đó (NHẤT TÂM – EKAGGATĀ)
Khi năm Thiền Chi: TẦM, TỨ, HỶ, LẠC, NHẤT TÂM rõ ràng thì gọi là đắc Sơ Thiền.

Trong Năm thiền chi đó, loại bỏ TẦM (do TẦM thô tháo), còn lại 4 Thiền Chi, hành giả duy trì liên tục chú ý đến quang tướng – hành giả đắc Nhị Thiền. Ở đây không phải huỷ diệt Sơ Thiền để đạt Nhị Thiền mà gọi là loại bỏ từng thiền chi một để chứng đắc các Tầng Thiền cao hơn. VITAKKA (Tầm) này còn thô tháo khi hướng tâm liên tục trên quang tướng. Tầm này còn dễ bị các pháp như tham dục cuốn hút làm hại đến Định của Hành giả. Vị ấy không còn để tâm suy nghĩ về quang tướng nữa (Loại bỏ Tầm). Chỉ duy trì ghi nhận liên tục quang tướng ấy (TỨ), không còn suy nghĩ gì về quang tướng đó nữa vì biết được lỗi của Tầm. Khi loại bỏ được Tầm, vị ấy đắc Nhị Thiền.   
       
(Dứt buổi thứ 6)


[1] Trong Bộ cẩm nang ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT BÀN của Ngài Hoà Thượng Viện Chủ và Trong thực tế được thực hành tại Thiền Lâm Viện Pa-Auk thì: Khi Hành giả đã thành tựu đến đây, trong Phần THIỀN CHỈ này còn phải thực hành phân biệt các thiền chi trong các tầng thiền cho thuần thục, rồi tiến hành qua các đề mục còn lại khác như: + Thiền TỨ ĐẠI,  + 32 THỂ TRƯỢC, + TỬ THI, + BẠCH CỐT TƯỞNG (bộ xương trắng); + các BIẾN XỨ (KASIṆA) màu sắc, + THIỀN TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (hay Thiền Bảo Hộ - TỪ, BI, HỶ, XÃ) …. Hành giả cũng sẽ dễ dàng thành thựu vì đã có nền tảng nên việc thực hành của các hành giả trở nên nhanh chóng.