Wednesday, October 19, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 12 – Chủ Nhật 19/7/2009) Bạch Ngài, trong khi đang thực hành niệm hơi thở - con hay lẫn sang niệm 9 hồng ân Đức Phật, vậy thì có được không?



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 12 – Chủ Nhật 19/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar  
          
Câu hỏi 38: Bạch Ngài, trong khi đang thực hành niệm hơi thở - con hay lẫn sang niệm 9 hồng ân Đức Phật, vậy thì có được không? (Dì Loan)

Trả Lời: Trong việc nổ lực thực hành niệm hơi thở, cần nên biết đến niệm xứ (satipaṭṭhāna): đối tượng ghi nhận và niệm tỉnh giác (Satisampajañña): ghi nhận, hay biết.

          Những bài học chúng ta đã học thuộc lòng, những trò chơi lúc nhỏ hay những chuyện đã xảy ra ngày hôm qua xuất hiện trở lại. Khi niệm được phát triển thì Trí cũng được phát triển, vì thế chúng ta nên nhớ ơn của việc hành thiền này.

Khi nổ lực hành thiền, nhưng lại nhớ đến hồng ân Đức Phật, thì sẽ nhớ ơn và tôn kính Đức Phật hơn phải không? Cũng như thế rãi Tâm Từ được rồi thì nghiệm thấy việc rãi ấy mang lại kết quả. Có những người nhớ lại những bài vở đã học trước đây khá lâu khi vị ấy hành thiền. Đấy chính là kết quả của năng lực Niệm, khi năng lực của trí được phát triển mà thôi, không sao cả.

Câu hỏi 39: Trong việc hành thiền, hành giả thường bị bao nhiêu chướng ngại? (Anh Trực)
Trả lời: Có mười chướng ngại trong việc thực hành (palibodha)

  1. āvāsa           ­- trú xứ, nơi chốn
  2. kula              - về gia đình
  3. lābha            - về lợi lộc
  4. gaṇa            - về đồ chúng
  5. kamma         - về vấn đề công việc
  6. addhāna       - về chuyến đi dài
  7. ñāti              - về quyến thuộc
  8. iddhi            - về năng lực thần thông
  9. gantha         - do việc dạy kinh điển
  10. yoga             - do vấn đề sức khoẻ


Câu hỏi 40: Bạch Ngài cho con hỏi, hơi thở của bất kì một chúng sanh dài vô tận, tuy nhiên sẽ bị chấm dứt theo từng giai đoạn tuỳ theo nghiệp của mỗi người. Vậy thì tuổi thọ của dòng tâm thức khi nào mới kết thúc. (Cô Phượng)

Trả lời: Danh mạng căn nếu chấm dứt thì sắc mạng căn cũng chấm dứt. Danh gồm có Tâm (Citta) - Tâm sở (Cetasika) chấm dứt thì Sắc cũng trở nên vô dụng. Nếu Cittajā sắc do tâm sinh ngưng thì, sắc do Nghiệp sinh, do thời tiết sinh, do vật thực sinh đều ngưng.

Vậy Sắc do tâm sinh và Sắc do nghiệp sinh với hơi thở có liên hệ gì với nhau?
          Hơi thở, Danh – Sắc có liên quan gì với nhau không?

          Như hôm qua đã nói lại, những chúng sanh không có hơi thở trong đó có đề cập đến người đã chết, người nhập thai (paṭisandhi) cũng không có hơi thở.

Sự sống có liên quan đến sắc mạng căn có trong HTV-HTR gồm:

1.    Đất (pathavī),
2.    Nước (Āpo),
3.    Lửa (Tejo),
4.    Gió (vāyo), à
5.    Sắc (vaṇṇa),
6.    Hương (gandha),
7.    Vị (Rasa),
8.    Dưỡng chất (ojā), à
9.    Mạng căn (jīvita),
10. Sắc thần kinh (pasāda)


Từ 1 cho đến 8 gọi là nhóm 8 sắc
Từ 1 cho đến 9 gọi là nhóm 9 sắc (Jīvitanavaka)
Từ 1 cho đến 10 gọi là nhóm 10 sắc.

          Sắc mạng căn (jīvita) này luôn luôn đi theo 8 sắc kia để “chăm nom” chúng. Khi có cả chín sắc như vậy thì gọi là nhóm 9 sắc. Vì trong gió vāyodhatu có mạng căn, khi sắc diệt, khi HTV-HTR chấm dứt, các Tâm, tâm sở, danh pháp được gọi là Danh Mạng Căn dựa vào sắc này cũng diệt.

Sắc sinh khởi có 4 nguyên nhân: Sắc do nghiệp sanh, sắc do Tâm sanh, Sắc do thời tiết sanh, và sắc do vật thực sanh. Trong sắc do nghiệp sanh, trong sắc này có cả Sắc mạng căn và Danh mạng căn. Khi mà sắc mạng căn trong sắc do nghiệp sinh chấm dứt, thì tiếp đến sắc do Tâm sinh cũng chấm dứt, sắc do vật thực sinh cũng chấm dứt. Còn các sắc do thời tiết sanh từ thịt, xương vẫn từ từ tiếp tục sanh hoại phân-rã. Các sắc do thời tiết sanh như xương thịt đã sanh hoại nhỏ như những hạt đất li ti, chí đến lớn như cả địa đại này cũng vẫn đang tiếp tục sanh hoại phân rã. Khi sắc do NGHIỆP sanh khởi thì sắc do tâm, thời tiết, vật thực cũng sanh khởi. Các tâm, tâm sở cùng sinh với những sắc do Nghiệp, Tâm, Thời tiết, Vật thực này được gọi là Danh. Khi sắc do nghiệp, do Tâm, do vật thực và Danh chấm dứt thì sự sống chấm dứt, cái chết xảy ra chấm dứt một chu kỳ sống ra. Một sự thay đổi xuất hiện.

Danh chấm dứt, không phải nói là đời sống (sanh hữu) bị cắt đứt mà là một sự thay đổi diển ra vào thời điểm “cái chết” xảy đến. Một người có thể tái sanh lại làm người, sanh làm chư Thiên, sanh làm súc sanh, có thể sanh làm bất cứ một loại chúng sanh có sự sống nào tuỳ thuộc NGHIỆP xuất hiện lúc cái chết xảy đến. Nếu nói cắt đứt đời sống, cắt đứt sanh hữu thì chỉ có Niết-Bàn mới cắt đứt được. Đức Phật, chư vị Alahán đã đạt đến Niết bàn – không còn sanh hữu nữa. Những vị Thánh Dự Lưu, Thánh Nhất lai, Thánh Bất lai và những hạng phàm nhân như chúng ta thì vẫn chưa cắt đứt được dòng sanh hữu này. Nếu chết thì phải chịu sự thay đổi đời sống.

Câu 41: Con muốn biết vị trí hành thiền trong gia đình? Trong phòng riêng thì như thế nào, nếu trong phòng thờ Phật thì như thế nào? (Cô Nguyễn thị Hồng)

Trả lời: Bất cứ chỗ nào hành được thì hành, có 4 oai nghi, bất cứ oai nghi nào hành được thì cứ hành, bất cứ giờ nào niệm được thì hãy thực hành niệm.

Việc theo dõi ghi nhận nhất cử nhất động như vậy gọi là satipaṭṭhāna - Niệm Xứ.
Theo phương pháp Māhasī mà nói thì, từ lúc mà mở mắt thức dậy, đều phải niệm tất cả. Khi mở mắt nhìn, vị ấy niệm – nhìn, nghe vị ấy niệm – nghe, nhấc tay - niệm nhấc, co tay - niệm co, duỗi tay - niệm duỗi, đứng dậy - niệm đứng dậy, đi - niệm đi, bước - niệm bước, nhấc chân - niệm nhấc chân, bước tới - niệm bước tới. Khi đi ngủ: Muốn ngủ - niệm muốn ngủ, trở mình - niệm trở mình; đầu chạm gối, chạm - niệm chạm, tất cả mọi oai nghi cử động liên tục như dòng chảy như vậy đều ghi nhận. Những vị trí, những đối tượng được  ghi nhận như vậy - gọi là niệm xứ, Satipatthāna.

Những cử động liên tục đó ví dụ như mỗi một miếng cơm cho vào miệng có đến 70 lần niệm: nghiền-nghiền, bốc-bốc, nhấc-nhấc, chạm miệng- chạm chạm, mở miệng - mở mở, cho vào miệng – cho vào, cho vào, nhai – niệm nhai, nghiền - niệm nghiền, nuốt - niệm nuốt,… Cơm khi chạm đến miệng có đến 70 lần niệm (rất chậm). Niệm được như thế có nghĩa là đang thực hành theo phương pháp phương pháp Māhasī.

Còn phương pháp Pa-Auk thì chỉ để ý ghi nhận hơi thở. Định phát triển qua việc niệm hơi thở được phát triển thành công thì 5 phần còn lại: phần Sắc, phần Danh, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Phần quán, Minh sát đều có thể hành hiệu quả. Phương pháp Pa-Auk là phương pháp thiết lập Định trước – Quán sau. Khi Định được thiết lập rồi thì có thể thực hành từ Thiền - Đạo – cho đến quả. Những phương pháp khác thì không thông qua thực hành qua Định, chỉ thực hành ghi nhận những gì xảy ra nổi bật. Ví dụ: Niệm Thọ, Niệm mỗi cử động, đó là phương pháp thực hành thiền không qua Định. Phương pháp thực hành này rất khổ sở, rất mệt mỏi.  Để có thể đạt Định, phương pháp mà chúng ta đang hành chỉ thực hành với một đối tượng Hơi thở mà thôi. Khi Định đã đạt được, ổn định, với THIỀN ĐỊNH, tất cả những phần còn lại, Sắc, Danh, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Phần quán, Minh Sát đều có thể thực hành thành công. Hành giả thực hành Phương pháp này gọi là samathayānika  (Thừa hành Chỉ). Chỉ được thực hành trước rồi mới đến Quán sau. Với Phương pháp này không thấy Khổ thọ: đau, ngứa, nhức, mỏi, nhiều.. Phương pháp thực hành đơn giản này dẫn dắt người thực hành đi đến Đạo Tuệ - Quả Tuệ và Niết bàn.

Còn tất cả những phương pháp thiền đang được thực hành tại các thiền viện còn lại – các vị hành giả sẽ bắt gặp Thọ khổ (Dukkhavedana) rất nhiều. Từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc vị ấy chỉ ghi nhận toàn những khổ thọ. Còn đối với Phương pháp Pa-Auk,  (Samathayānika) lấy Định làm nền tảng cơ bản, phương pháp nhẹ nhàng an lạc này có thể dẫn hành giả đến Đạo Tuệ - quả Tuệ vậy.  
                      
(Dứt buổi thứ 12)