CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch
2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 19
– Chủ Nhật 26/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Namo Tassa Bhagavato Arahato
Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO (tiếp
theo)
Trong 9 Hồng Ân của Đức
Phật:
Arahaṃ (1), Sammāsambuddho (2),
Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro purisadammasārathi
(6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).
+ (05) Ân Đức LOKAVIDŪ:
ÂN ĐỨC THẾ GIAN GIẢI là Ân Đức Thứ Năm:
Loka
(thế gian) + Vidū (thông suốt): Lokavidū nghĩa là Bậc Thông Suốt Thế
Gian.
Lokavidū: Thông Suốt 3 điều
thuộc Thế Gian gồm:
1. Satta: Chúng
sanh (súc sanh, ngạ quỷ, atula…. Nhân, thiên,…)
2. Okāsa: Chỗ
Chúng sanh cư trú, (các cõi)
3. Saṅkhāra: Cấu tạo nên chúng sanh (Citta:
Tâm, Cetasika: Tâm sở,…)
+ Sattaloka: Thế giới
chúng sanh gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, nhân, thiên, Phạm thiên
+ Okāsaloka: Thế giới
cư trú (bhūmi), gồm có
- Ác giới (cõi ác) (có 04: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,
atula)
- Nhân giới (cõi người) (có
01)
- Thiên giới (cõi thiên) (có
06)
- Phạm thiên giới (có
20)
- Tổng cộng là 31 cõi, 31 địa.
Đức Phât biết sự tái sinh trong các cảnh giới của chúng sinh,
những nguyên nhân khiến chúng sanh tái sinh trong các cảnh giới: cảnh giới hiền
thiện, tốt lành, hay cảnh giới đau khổ. Thế giới cư trú này lớn đến mức nào: Mặt
trăng, Mặt trời, Đại Tudi Sơn Vương (Meru), 4 châu lớn,… đây là một Thế giới. 1000
thế giới như vậy gọi là một Tiểu Thế Giới (Cūḷanīlokadhātu),
100.000 thế giới như vậy gọi là một Trung Thế Giới (Majjhimālokadhātu), và 10.000.000.000.000 (Mười ngàn tỷ)…. gọi là
một Đại Thế giới (Mahālokadhātu). Tất
cả vô số chúng sanh trong các thế giới ấy vì nguyên nhân gì mà tái sanh trong
các cõi, Đức Phật Ngài biết rõ.
Không những vậy Ngài còn biết được sự Sinh thành, Trụ, và Hoại
Diệt của các Thế giới cư trú của những loài hữu tình này nữa, hoại do gì: do
nước, do lửa, hay do gió... Địa đại của thế giới này có độ dày 240.000 yojana. Được nâng đỡ bởi nước có độ dày
(480.000 yojana), rồi đến một lớp khí
(960.000 yojana). Đức Phật biết tất
cả những điều đó. (1 Yojana, (1 do
tuần) khoảng 12,72 dặm, khoảng 20,47 km) (Abhidhamma
- Vi Diệu Pháp). (***Hình trên tỷ lệ chưa chính xác, chỉ mang tính minh hoạ.)
+ Saṅkhāraloka, Đức
Phật biết được các Hành tạo nên thế giới chúng sanh. Chúng sanh là tập hợp của
Danh (Tâm, Tâm sở) và Sắc. Sự sanh-diệt của Danh, Sắc (Sắc của loài hữu tình
cũng như loài vô tình, sắc bên trong, sắc bên ngoài…) Đức Phât Ngài biết rõ,
thông suốt cái được gọi là Danh Pháp -
Sắc Pháp: Tâm, Tâm sở, sắc pháp: các Hành cấu tạo nên tất cả. Vì biết rõ, thông
suốt thế gian về ba phương diện riêng biệt: Chúng sanh, Chỗ cư trú và Hành cấu
tạo thành thế gian nên Ngài có Hồng Danh là THẾ
GIAN GIẢI.
Vì niệm Ân Đức này của Đức Phật, mà hành giả có thể biết trước được
đời sống trong tương lai của mình (ví dụ nghe bằng tai, thấy bằng điềm mộng…)
(Cách thực hành tương tự
như các ÂN ĐỨC trước.)
Câu hỏi 53: Xin Ngài cho chúng con biết một đôi điều
về Phương pháp hành Thiền MOGOK? (Tn Minh Duyên)
Trả lời:
+ ‘‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ
nirodhadhamma’’
"Phàm
pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt".
Phàm
các pháp nào có nhân sanh khởi, tất cả các pháp ấy đều phải hoại diệt.
- Yaṃ kiñci: Tất cả
(nào)
- Dhammaṃ: các Pháp
- Atthi: có
- Nirodhadhamma: tính
Diệt
Lúc Ngài Asajji thuyết
pháp cho Ngài Sariputta (Xá lợi phất)
nghe cũng có câu nói này. Trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattanasutta), Khi
Đức Phật thuyết đến năm anh em Koṇḍañña (Kiều
Trần Như) cũng có câu này. Nói vắn tắt có nghĩa là: Tất cả các pháp có sanh thì
ắt có diệt. Sanh bao nhiêu thì diệt bấy nhiêu. Và các pháp nào sinh lên đều
phải chịu hoại diệt. Đấy là ý nghĩa. Niệm sự sanh diệt của các Pháp đó chính là
phương pháp hành thiền Mogok.
Những
lời của cùng trước lúc Đức Phật nhập Niết Bàn: ‘‘handadāni, bhikkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā, appamādena
sampādetha.” - Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp
hữu vi (các Hành) là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật". …. Các
Hành: Danh Pháp, Sắc Pháp, vayadhammā
– có sự kết thúc là sự hoại diệt. Quán được Pháp nào (Danh nào, sắc nào, Danh
sắc nào thì quán) tất cả đều diệt. Quán như vậy đối với tất cả các Pháp: Quán Sanh-Diêt
đó là Phương pháp Mogok. Hay nói ngược lại phương pháp Mogok là Phương Pháp quán
niệm sự sanh diệt của tất cả các pháp. Hơi thở vào: sanh-diệt, Hơi thở ra: sanh
diệt, HTV-HTR: cũng sanh diệt; Sân khởi lên – cũng niệm sanh-diệt, THam khởi
lên – cũng niêm sanh diệt, suy nghĩ khởi lên cũng niệm sanh-diệt, nhìn, ngắm,
nghe, ngưĩ, ăn, uống, nhai, nếm, cử động…; tất cả đều được niệm sinh-diệt. Chính
sự quán niệm như vậy trên thân tâm này khiến sẽ sinh khởi Tuệ Minh Sát chăng? Chúng
ta thử nghĩ xem? Đức Phật dạy: + ‘‘yaṃ
kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’’ tất cả các pháp có nhân
sanh khởi đều hoại diệt. Có Sinh, có Diệt: Đức Phật thuyết như thế. Thử suy
nghĩ về viêc quán niệm ấy – có phải là Tuệ Minh Sát hay không?
Để Quán được tính Sinh-Diệt có nghĩa là, phát triển được Thiền
Quán đối với khối Sắc (rūpaghana)
thành 3 loại: Thấy chuỗi các nguyên khối Sắc chưa vỡ ra ((1) santatighana).
Rồi đến thấy được chuỗi (tập hợp) các khối sắc vỡ ra từng hạt nhỏ hơn ((2) samūhaghana).
Rồi kế đến thấy được nhiệm vụ của mỗi sắc riêng biệt: Đất, nước, gió, lưa… làm những
phận sự gì của chúng trong nhóm ((3) kiccaghana).
Khi chưa thực hành được qua 3 giai đoạn này thì sự thực hành chỉ dừng lại ở khái
niệm, danh từ chế định (Sanh - Diệt) (Paññatti)
chứ chưa thể thực hành được với các Pháp Chân đế (paramattha). Chỉ chừng nào vị ấy quán được Pháp Chân Đế, quán được
nguyên khối tưởng sắc ấy vỡ ra, thấy
được các thuộc tính riêng biệt của Đất, Nước, Lửa, Gió… thấy được pháp tối hậu
ấy và vị ấy quán được Tam tướng -Khổ - Vô thường – Vô ngã của các Pháp chân đế
ấy. Việc Quán Danh cũng tương tự. Như thế mới khẳng định rằng hành giả đạt được
tuệ Minh Sát thực thụ. Tuệ Quán của hành giả vượt qua được hàng rào chế định
của khái niệm để thấy được các pháp tối hậu (Pháp Chân đế) là Khổ-Vô thường-vô
ngã. Để Tuệ Minh Sát khởi sanh, có nghĩa là phải thấy cho được các Pháp chân đế
ấy và các thuộc tính của nó là điều kiện cần có. Thấy như thực thấy. Thấy được
3 đặc tính của các Pháp chân đế ấy là “Khổ, vô thường, vô ngã”, thấy Các Danh
Pháp-Sắc Pháp thấy được như vậy chính là Tuệ Minh Sát. Đạt được Tuệ Minh Sát,
vị ấy sẽ đạt được Đạo Tuệ, Quả Tuệ, và Niết Bàn.
Khi Tuệ Minh Sát chưa sinh khởi, niệm như thế nào thì niệm, quán
như thế nào thì quán, có nghĩa là đang hành với khái niệm chế định (paññatti), mà hành với khái niệm thì Tuệ
Minh Sát không thể sanh khởi được. Khái niệm thì không bao giờ cùng tận, không
bao giờ hết. Tuy nhiên, niệm như vậy là thiện hay bất thiện? Là thiện, niệm như
vậy bất thiện không thể khởi lên. Bất thiện không khởi lên nhưng không thể đạt được
Tuệ Minh Sát thực thụ. Hành với khái niệm, hành giả không thể nào đạt
được Đạo Tuệ - Quả Tuệ.
Câu hỏi 54: “Nibbānaṃ
paramaṃ sukhaṃ” – Niết bàn lạc tối thượng. Con thường hay nghe “Đạt đến
Niết Bàn” vậy Niết Bàn có phải là cõi, là nơi đến, chỗ đến không? Niết Bàn ấy ở
đâu? (Anh Trực)
Trả lời:
Đặc tính của Niết Bàn là “Nibbānaṃ
santilakkhāṇaṃ - Niết Bàn có đặc tính là an lạc.” Ví dụ: Một khúc củi đang
cháy, nếu lửa tắt đi, ngọn lửa đã tắt ấy đi đâu? Có thể chỉ cho thấy được ngọn
lửa đã tắt ấy đã đi đâu được chăng? Về phương Nam, phương Bắc hay phương Đông,
phương Tây? Niết Bàn cũng vậy, Niết bàn không ở nơi chốn nào cả. Khi tất cả các
phiền não chấm dứt, tịch diệt, tất cả Khổ chấm dứt, chỉ còn lại sự an lạc, đặc
tính Sinh-diệt cũng ngưng diệt (không còn sinh-diệt nưã). Ngưng diệt, an diệt,
tịch diệt, an lạc những đặc tính này là của Niết Bàn. Niết bàn ấy không ở một
nơi nào, một chốn nào, một cõi nào cả. Vì Không có nơi chốn nên không sanh-diệt
được. Không thời (không quá khứ (1), không hiện tại (2), không tương lai (3)), không
trong (4), không ngoài (5), không thô (6), không tế (7), không hạ liệt (8),
không cao thượng (9), không xa (10), không gần (11) (11 phương diện, 11 nhân).
Vì không có 11 nguyên nhân trên, nên thân Năm Uẩn không thể kết hợp lại được. Vậy
Niết bàn có nghĩa là chẳng có gì cả. Nibbānaṃ
santilakkhaṇa - Niết bàn chỉ có đặc tính riêng biệt là an lạc.
Để có thể diễn tả được Niết Bàn an lạc cho những người bình dân
hiểu, tôi xin đưa ra một số ví dụ sau: Trước đây ở Miến có một Ngài Hoà Thượng
(một vị Thánh tăng Alahán) rất nổi tiếng tên là Sunlun Sayadaw, Ngài có
một người đệ tử của là một vị thầy tướng tên là Sandra (vị này cũng rất nổi tiếng ở Miến), sau khi hành thiền xong ông
ta đến bạch hỏi Ngài Sunlun rằng:
“Bạch Ngài, Niết Bàn là gì?” Ngài Sunlun
bèn đưa tay véo ông thầy tướng nơi cánh tay và hỏi: “Có đau không?” Thầy tướng
trả lời: “Dạ đau.” Ngài bèn buông tay ra thôi không véo nữa và hỏi: “Còn đau
không?” “Dạ không” - Thầy tướng đáp. “Niết Bàn là như vậy đấy.” Cơn đau mất đi
đó là Niết Bàn.
Một ví dụ khác, Có một Ngài Hoà Thượng cũng đưa ra một ví dụ:
“Niết Bàn là như thế nào?” Một người vác trên vai một vật rất nặng. Khi người
ấy buông bỏ vật nặng ấy, thân tâm thấy rất là khoẻ khoắn, không còn mệt nhọc
nữa. Niết Bàn cũng giống như vậy đấy.
Đức Vua Milanda (Mitiên)
hỏi Đại Đức Nagasena (Natiên) về Niết
Bàn. Đại Đức Natiên cũng đưa ra một ví dụ (như ví dụ đám lửa đã ví dụ ở trên).
Tóm lại, Niết bàn không ở nơi nào cả, chỉ có đặc tính là an lạc
như vậy, an tỉnh như vậy. Vắng lặng các Khổ, vắng lặng các bất thiện, các phiền
não.
“Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ
- Niết Bàn lạc tối thượng”. Vì Niết Bàn là vắng lặng các phiền não, các khổ,
các nhân sanh khổ, không sanh-không diệt, Không thời (không quá khứ (1), không
hiện tại (2), không tương lai (3)), không trong (4), không ngoài (5), không thô
(6), không tế (7), không hạ liệt (8), không cao thượng (9), không xa (10),
không gần (11)… nên là lạc tối thượng nhất. Không một lạc nào có thể sánh bằng,
không thiên lạc nào sánh bằng Lạc Niết Bàn. Không một nơi chốn nào có thể sánh
bằng.
Một ví dụ nữa, thế giới này gồm tất cả đủ mọi thứ trong đó:
sanh-già-bệnh-chết, đủ thứ phiền não, khổ đau, các Hành sanh-diệt liên miên không
ngừng…, vì sự sanh diệt liên miên không ngừng nên khổ - nên vô thường – nên vô
ngã. Vượt ra khỏi thế gian sinh-diệt đó để đạt được pháp siêu xuất thế gian: không
sinh-không diệt nữa đó chính là Niết Bàn. Niết Bàn là Pháp siêu thế (lokuttaradhamma = loka (thế gian) + uttara
(vượt ra ngoài) + Dhamma (Pháp)), là Pháp đã vượt ra ngoài thế gian
sinh-diệt này vậy.
Sādhu!Sādhu!Lành thay.
(Dứt buổi thứ 19)