CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch
2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 13
– Thứ Hai 20/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Câu hỏi 42: Kính Bạch Ngài Đại Trưởng Lão cao thượng,
Xin Ngài cho phép con hỏi, Hành giả tu thiền Chỉ đạt được những Pháp gì? Hành
giả tu thiền Chỉ và hành giả tu thiền Quán thì hành giả nào đắc được quả trước?
(Cô Phạm thị Nam)
Trả Lời:
Samathayanika,
vipassanāyanika:
Samathayānika một
vị được gọi là hành giả thừa hành Chỉ là vì vị ấy nổ lực để đạt được quang
tướng (paṭibhāganimitta), Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, cho đến
Tứ Thiền, ánh sáng rực rỡ như sao mai, với ánh sáng rực trong An Chỉ Định (appanāsamādhi) và Trí, hành giả quán
được Vô Thường - Khổ Não – Vô Ngã của Sắc giới – Tâm giới, nhóm Sắc – nhóm
Danh, Sắc chân đế - Danh chân đế, Sắc tướng – Danh tướng; quán liên tục cho đến
khi đạt được Đạo Tuệ và Quả Tuệ - đấy được gọi là hành giả thừa
hành Chỉ.
Thiết lập Định Trước, bằng cỗ xe Định đi đến Niết Bàn đấy là nói
tóm tắt.
Vipassanāyānika: Thừa hành Quán, là cách thức thực hành không cần đạt Định, chỉ
cần đạt đến Cận Định (upacārasamādhi), nghĩa là gần với An
Định (Appanāsamādhi), vị hành giả
quán liên tục tam tướng: Vô Thường - Khổ não – Vô ngã của Danh-Sắc cho đến khi
đạt được Đạo Tuệ - Quả Tuệ.
Không qua Định, hay không cần phải đạt các tầng Thiền, chỉ Quán
minh trên 3 đặc tướng Vô thường - khỗ não - vô ngã của các Pháp mà thôi. Đấy
được gọi là hành giả thừa hành Quán -
đấy là nói tóm tắt.
+ Cận Định - Upacārasamādhi – nghĩa là đạt gần đến Định (vẫn chưa vào được các Tầng Thiền).
Một Ví dụ để dễ hiễu: Chưa đến nhà nhưng chỉ mới đến khu vực xung quanh nhà mà
thôi. Cũng như vậy: Khi Có quang tướng Paṭibhāganimitta
đã ổn định trước mặt nhưng chưa sáng quắc thì gọi là cận Định. Các tiếng động
xung quanh, tiếng chim, tiếng thú… thỉnh thoảng nghe xì xì xào xào, sự Định tâm
không được sâu lắng.
Quang Tướng Paṭibhāganimitta
trong sáng rõ ràng, không di động, không nhúc nhích, trong tâm hành giả nhìn
thấy được rõ ràng màu sắc của Quang tướng.
Như vậy Cận Định có thể được ghi nhớ theo kệ như sau:
Nghe tiếng - Định không
sâu (1)
Thân yên không lay động
(2)
Ánh
sáng thật rõ ràng (3)
Có đủ cả ba điều
nên nhớ là Cận Định
là Upacāra.
Và như vậy vị hành giả nổ lực để đạt
được Cận Định.
Câu hỏi 43: Bạch Ngài, niệm đề mục Phồng xẹp nó khác
với niệm hơi thở vào hơi thở ra như thế nào? Và phương pháp nào có kết quả hơn?
Khi niệm hơi thở ra hơi thở vào nhưng trong tâm luôn nghĩ đến Á rá hăng
(Arahaṃ): Đức Phật trọn lành như vậy có được hay không và có kết quả gì không?
Xin Ngài giảng giải cho con biết để con thực hành. (Cô Mai)
Trả lời:
Vấn đề về Phồng-Xẹp và HTV-HTR
Trong kho tàng Giáo Pháp của Đức Phật, chỉ có NIỆM HƠI THỞ VÀO
HƠI THỞ RA dưới với từ Pāḷi là (ānāpānakammaṭṭhāna)
được tìm thấy trong kinh điển, còn từ Pāḷi để chỉ sự Phồng xẹp thì không thấy
đề cập trong kinh điển Pāḷi.
Thở
vào là nhân thì sự phồng lên là
quả
Thở
ra là nhân thì sự xẹp xuống là
quả
Hành giả có thể biết được:
Vì
thở vào mà có sự phồng lên
Vì
thở ra mà có sự xẹp xuống
Việc ghi nhận HTV – HTR, Phồng - Xẹp, Chạm - Biết… để thiết lập
Định đều là Nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) cả.
Mỗi người có thể thực hành với đối tượng mà mình thích. Rồi thì
sẽ thiết lập Định trên đề mục ấy. Khi đã đạt Định rồi, thì hành giả có thể thấy
được DANH-SẮC chân đế, và có thể nổ lực để đạt được Tuệ Minh Sát. Vấn đề không
chỉ dừng lại Phồng - Xẹp, hoặc HTV-HTR, Chạm-Biết, mà Hành giả nên nổ lực để
đạt được Tuệ Minh Sát từng tầng một, và đạt được Đạo Tuệ - Quả Tuệ.
Thực hành Định “Samādhi”
nghĩa là việc mà vị ấy thường dẫn tâm ghi nhận chỉ với MỘT ĐỐI TƯỢNG mà thôi,
không nghĩ đến các đối tượng nào khác, không để ý các đối tượng nào khác. Khi
theo dõi HTV-HTR thì chỉ một đối tượng HTV-HTR mà thôi, các đối tượng khác đừng
để ý đến. Cũng như thế, đối với những người thực hành niệm Phồng xẹp, hoặc Chạm
- Biết, các đối tượng khác đừng để ý đến vì để ý đến thì Định sẽ giảm.
Vì vậy – Đang lúc thực hành Phồng - Xẹp thì ngoài Phồng - Xẹp ra
đừng để ý đến Hồng Danh Đức Phật. Việc Niệm ấy không có lỗi lầm gì nhưng Định thì
giảm, vì thế ở tại các thiền viện: không được nói chuyện, không được đọc sách
đó là những quy định chung mà Hành giả cần phải tuân theo.
GIỚI (Sīla) - ĐỊNH (Samādhi) - TUỆ (Paññā), là Tam học cần được thực hành.
(Dứt buổi thứ 13)