CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 7 – Thứ
Ba 14/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Ngài dạy:
Những điều hết sức quan trong trong việc thực hành thiền của một vị
hành giả đó là:
1. Chanda (Dục – mong muốn)
2. Saddhā (Tín - Niềm tin).
Có được hai điều này rất là quan trọng. Nếu Dục và Tín (mong muốn và
tin tưởng) mạnh mẽ thì sẽ đạt được Chân Pháp, Pháp Bảo. Ước muốn mãnh liệt thì
Tấn (Vīriya - sự nổ lực cũng sẽ phát sinh. Năng lực Niệm (Sati) cũng sẽ được liên tục thiết lập, và năng lực Định (Samādhi) cũng được phát triển, Năng lực
Huệ (Paññā) cũng khởi triển (khởi
sinh + phát triển). Hành giả chắc chắn sẽ đạt được Pháp bảo. Nếu Tín mạnh mẽ,
thì hành giả có sự nổ lực lớn, niệm được thường xuyên thiết lập, Định phát
triển, và Huệ phát triển.
Vì thế khi thực hành thiền, nên kết hợp Dục và Tín. Nếu không thì phóng
dật, trạo cử, vọng động (Uddhacca) và
hôn trầm, thuỵ miên, ngủ gật (thīnamiddha)
sẽ xâm nhập.
Trước khi hành thiền nên khởi lòng mong muốn và niềm tin mãnh liệt
vào phương pháp này trong tâm: “Tôi sẽ
thực hành thiền. Nếu hành thiền trong 1 giờ, hoặc 2 giờ thì 1 hoặc 2 giờ ấy sẽ
là những giờ đặc biệt.”
Nếu Dục và Tín không mãnh liệt thì chẳng đạt được kết quả gì ngoài suy
nghĩ, phóng tâm, vọng động, phóng dật, hôn trầm, thuỵ miên. Một hay hai giờ đó
chỉ làm mất thời gian của hành giả, những suy nghĩ vớ vẫn sẽ không bao giờ chấm
dứt; những suy nghĩ trong lúc hành thiền cũng không bao giờ tận cùng, những vấn
đề cần giải quyết cũng không bao giờ giải quyết hết. Vì thế khi suy nghĩ, phóng
tâm, vọng động khởi lên, không nên để ý đến.
Trước lúc hành thiền, biết khởi niềm mong ước và niềm tin về pháp
hành thiền này thì sẽ nhanh chứng ngộ được Pháp Bảo, còn không thì sẽ chậm.
Câu hỏi 21: Ngồi thiền thỉnh thoảng con thấy nước miếng
tiết ra nhiều, chẳng hiểu tại sao? (Cô Hựu
Huyền)
Trả lời:
Có hai
loại khí, khí xuống và khí lên. Hơi lên nơi cổ nhiều nên nước miếng chảy.
Lúc xem Ti vi – coi video thì nước miếng không chảy, còn lúc hành
thiền thì nước miếng lại chảy? Vì sao vậy? (…. người hỏi không trả lời được …)
Thiền sư trả lời tiếp.
Xem Tivi – coi video 1, 2 giờ chẳng có chuyện gì. Đến lúc ngồi
thiền: thì đau lưng, mõi gối, nhức đầu, chóng mặt… chân cẳng mỏi… đủ thứ xuất
hiện. Vì ước muốn về Thiền quá ít. Vì sự ham thích, mong muốn, hứng khởi đối
với các đối tượng khác nhau là khác nhau. Thích, hứng khởi thì chẳng có vấn đề
gì. Không thích, không hứng khởi, thì đủ chuyện, phải vậy không?
Câu hỏi 22: Trong việc thực hành thiền để chứng đắc
Niết-Bàn, có cần phải dựa vào tha lực hay không? (Chú Trực)
Trả lời:
Ngài Ananda đã từng hỏi
Đức Phật một câu: “Bạch Đức Thế Tôn, con nỗ lực hành thiền được như vậy vì được
nương tựa, được thân cận những bậc Hiền Nhân (sappūrissūpanissaya), đạt được những sự giáo hoá của các vị ấy,
nên con đã thành tựu được như vậy. Vì nương tựa, vì thân cận những Bậc hiền
thiện nên con đã thành tựu được một nữa chặng đường.” Đức Phật khiển trách Ngài
Ananda: “Này Ananda, ông đừng nói như
thế! Này Ananda ông đừng trình như
thế. Nương tựa vào những bậc Hiền Thiện không phải đem lại sự thành tựu một nữa
mà thành tựu tất cả.
Vì các ông nương tựa vào Như Lai, nên các ông đã thành tựu quả vị Dự
Lưu (Sotāpanna), Nhất lai (Sakadāgāmī), Bất lai (Anāgāmī),… Những ước muốn thành tựu Đạo
Quả của các ông đã đạt được, nhiệm vụ (kicca)
của các ông đã được thành tựu. Nếu nương tựa, thân cận bậc hiền nhân, nhiệm vụ của
các ông không phải thành tựu được một nữa mà thành tựu được tất cả. Vì thế đạt
được sự nương tựa thân cận nơi một bậc Hiền Nhân (sappurissūpanissaya) là một chi pháp đáng được thành tựu ….”
Sapūrisa = Bậc Hiền Nhân
Upanissaya = Nương tựa, thân cận
Không cần đến sự nương tựa, thờ cúng các bậc thần linh, chư thiên,
Phạm thiên. Chỉ nương tựa thân cận các bậc Hiền Nhân mà thôi. Bậc Hiền Nhân ở
đây chính là PHẬT – PHÁP – TĂNG.
Câu hỏi 23: Thưa Sayadaw, trong lúc tập trung theo dõi đề
mục, con thấy để niệm được liên tục, tâm cần ghi nhận đề mục một cách tĩnh lặng
(passaddhi). Vậy con cần khởi lên mong muốn (Chanda) đối với việc hành thiền
như thế nào, trước hay trong khi hành thiền? (Tu nữ Minh Duyên)
Trả lời:
Lòng mong muốn ở đây có nghĩa là trước khi hành thiền nó phải được
khởi lên mãnh liệt, (Chandādhipati),
cũng còn được gọi là sự quyết định (Adiṭṭhāna),
Đức Thế Tôn tán dương những người nổ lực Trong Giáo Pháp của Chư Phật với quyết
tâm như vầy: “Khi ta chưa sạch phiền não,
ta sẽ không rời khỏi chỗ này.” Đức Phật tán dương và lấy làm ưu ái với những
người đã nổ lực như vậy. Vì thế những người nổ lực hành thiền, thì niềm mong
muốn hứng khởi phải mãnh liệt: “Tôi sẽ nổ lực hành thiền để đạt được Pháp Bảo.”
Sau khi quyết định như vậy, vị ấy giữ niềm mong muốn mãnh liệt đó và tinh tấn thực
hành thiền.”
Trong khu rừng Gosāla
trước đây, có tất cả 500 vị Tỷ Kheo đương ngự, các vị đã quyết định làm thế nào
để cho khu rừng trở nên đẹp đẽ, xinh tươi, trở nên tuyệt hảo. Nghĩ vậy các vị
ấy tụ họp lại với nhau và bàn luận. Ở đó có Ngài Sariputta (Xá-lợi-Phất), Ngài Moggallana
(Mục Kiền Liên), Ngài Mahākassapa (Đại
Ca Diếp), Ngài Anuruddha (A-nậu-lâu-đà),
Ngài Ananda,… và các Tỷ Kheo đã ngự trước ở khu rừng cùng bàn luận với nhau về
suy nghĩ của mỗi vị. Các vị ấy đã suy nghĩ: “Khi nhập Thiền khu vườn này sẽ trở
nên đẹp đẽ hơn, tuyệt diệu hơn. Từ khu rừng này, các vị nhìn thiên giới, địa
ngục… bằng thần thông lực Iddhividhābhiññā
sẽ thấy khu rừng Sālā càng tuyệt hơn,
khả ái hơn, khả hỷ hơn. Những vị đương thọ 13 Pháp đầu đà khổ hạnh trong khu
rừng ấy cũng cùng có suy nghĩ như vậy.
Nghĩ như vậy tất cả đều thuật lại câu chuyện cho Đức Thế Tôn nghe,
Đức Thế Tôn nói: “Như Lai sẽ nói về điều
ước của Như Lai.”
“Trước khi hành thiền, vị Tỳ Kheo nào đương trú trong khu rừng Sālā này, khởi niệm: “Chưa sạch mọi
phiền não, chưa thành tựu Alahán, ta sẽ không rời khỏi chỗ này. Tư thế này ta
sẽ không bao giờ thay đổi, ta sẽ nổ lực hành các Pháp Tiến Đạt (Hành Thiền).”
Nếu có những vị nào thực hành thiền như thế, thì khu Rừng Sālā này sẽ tuyệt hảo hơn, khả ái hơn”. Đức Phật đã dạy bảo như
vậy. Khi lòng mong muốn đối với việc thực hành mạnh mẽ mãnh liệt như vậy, Ngài
thường tán dương.
Quý vị biết đấy: “Cũng như
các vị thi cử muốn đỗ đạt hạng đầu cần phải quyết định nỗ lực để đạt được.
Câu hỏi 24: Thưa Ngài, Tham và Muốn khác nhau như thế nào?
(Chú Trực)
Trả Lời: Tham
(Lobha), Dục, muốn (Chanda)
Lobha Tham là môt tâm bất thiện
Còn Dục (Chanda) là một
tâm sở, khi kết hợp với Tâm bất thiện nó là tâm sở Bất thiện. Khi kết hợp với
Tâm Thiện nó là một tâm sở Thiện.
(Dứt buổi thứ 7)