Friday, October 21, 2016

BÀI THUYẾT PHÁP TỐI 14 ÂM LỊCH (Buổi thứ 14 - Thứ Ba - 21/07/2009) NĂM ĐIỀU KHÔNG ĐƯỢC BIẾT.



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
BÀI THUYẾT PHÁP TỐI 14 ÂM LỊCH (Buổi thứ 14 - Thứ Ba - 21/07/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar

Hôm nay tôi sẽ có một thời Pháp nói về:
NĂM ĐIỀU KHÔNG ĐƯỢC BIẾT.

Trong thế gian này, sai lầm lớn nhất trong các sai lầm, lỗi lớn nhất trong các lỗi, (nguy hiểm lớn nhất trong các loại nguy hiểm) chính là “TÀ KIẾN” “DIṬṬHI”.
Quan điểm sai lầm, nhận thức sai lầm, cái nhìn sai lầm, hiểu biết sai lầm,… tất cả những điều này gọi là Tà kiến “DIṬṬHI”.

Trong Tạng Kinh, Trường Bộ Kinh (Dīghanikāya), Phẩm Giới (Sīlakkhandhavagga), Trong bài kinh “Phạm võng” Brahmājālasutta, Có liệt kê 62 loại Tà kiến.
Đức Phật đã thuyết: “Thế gian này nằm trong quyền lực của thuyết: ISSARANIMMĀNAVĀDA gọi là Thuyết SÁNG THẾ, thuyết Chúa trời.”

Trước khi Đức Phật xuất hiện trong thế gian, chủ thuyết của nhóm Đại Phạm Thiên Baka là chủ thuyết do Đại Phạm thiên Baka đứng đầu tạo nên.
Một trong những tiền kiếp của chính Đức Phật, Ngài có tên là Mahāgovinda Puṇṇā – cũng đã mắc vào chủ thuyết này. Vì nhận thức đó mà ông Puṇṇā đã nổ lực tu hành để được sanh về cõi Phạm thiên.

“THUYẾT SÁNG THẾ - THUYẾT THƯỢNG ĐẾ” Chủ thuyết này cực kỳ đáng sợ:
Cái gì cũng do Thượng Đế tạo ra. Bất kì một hành động nào cũng đều đỗ lỗi cho Thượng đế, Thượng đế là người chịu trách nhiệm hết cả. Không có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân không thích hợp gọi đây là thuyết “NHÂN KHÔNG ĐỒNG ĐẴNG “Visamahetu”. Chủ thuyết này cũng giống thuyết vô nhân “Ahetuvāda”.

Thân thể đây có được là do Đấng Đại Phạm Thiên, Đấng Bissano, Đấng Ala, Đấng Thavara, Đức Chúa Trời sáng tạo ra mà có. Quan điểm này thuộc chủ thuyết NHÂN KHÔNG ĐỒNG ĐẴNG “visamahetudiṭṭhi”. Những người chấp nhận quan điểm này đều cho rằng, thân thể của họ, Thân Danh-Sắc này có được là do các đấng Phạm Thiên, Bissano, Ala, Thavara, Chúa Trời… sáng tạo nên.

Quý vị thử nghĩ xem:
Những vị Sáng Thế này có thân Danh-Sắc rõ rệt như chúng ta chăng hay chỉ là không trung trống rỗng chẳng có gì? Nếu có thân Danh-Sắc rõ ràng thì hãy thử tìm nguyên nhân sanh ra thân Danh-Sắc của những Đấng Sáng Thế ấy từ đâu mà có? Nếu không có nguyên nhân sanh ra thì Đấng Sáng thế ấy từ đâu mà có? Nếu không có nguyên nhân mà sanh ra thì có lẽ nhiều Đấng Sáng Thế sẽ xuất hiện khắp thế gian này không thể đếm được. Nếu nói Đấng Sáng thế không có thân Danh-Sắc rõ ràng nhưng nói có đầy đủ Linh Thức vô biên thì theo Thắng Pháp Abhidhamma, Thức (Viññāṇa) không phải là Danh sao?

Tuy nhiên theo họ, không có Danh-Sắc chỉ có Thức – thì Thức ấy ở đâu? Ở trên trời? Bầu trời ấy Đấng Sáng thế ấy tạo ra phải chăng? Nếu Đấng Sáng thế ấy cũng tạo nên bầu trời ấy thì khi không có bầu trời, Đấng Sáng Thế sẽ ở đâu nào? Nếu Đấng ấy không thể sáng tạo ra bầu trời thì không tạo ra được bầu trời, thế thôi, phải vậy không? Nếu Bầu trời chẳng có gì đó không thể tạo được thì có lẽ nào Đấng ấy có khả năng tạo nên những những loài hữu tình và vô tình rõ ràng kia không?

Ai nhận được cái Thức biến hoá sáng tạo vô biên ấy, ai nhận được?

Nếu nhiều người nhận được oai lực ấy, thì những người ấy chắc phải là những người nô lệ, người hầu cận cho Đấng Sáng Thế kia thôi.

Nếu nói tự động mà có, thì khi chưa có Oai lực sáng tạo nên thế giới, khi quả đất này chưa được tạo ra, thì chính Đấng ấy phải sống ở đâu nào?

Có 2 câu hỏi:
1.   Đấng sáng thế ấy tạo nên vì mục đích của chính mình?

2. Hay vì chúng sanh?

Nếu Đấng ấy tạo nên chính mình? Thì Đấng ấy còn hạn hữu lắm, còn khiếm khuyết lắm.
Nếu Đấng ấy tạo nên vì chúng sanh thì tại sao lại tạo ra những con vật như sư tử - hổ - rắn - rồng, những con người hiềm thù lẫn nhau? Nếu Ngài Từ Bi đối với con người và sinh vật thì tại sao lại tạo ra những loài ấy để sát hại lẫn nhau; đủ thứ Già-Bệnh-Chết mà không một ai có thể tránh được?

Đấng ấy tạo nên thế giới không phải vì chính mình. Chắc chắn cũng không tạo ra vì chúng sanh. Chúng sanh cứ sinh thành rồi chết đi, sanh rồi chết, tạo ra rồi chỉ để mua vui như vậy sao? Đấng ấy còn một cách sáng tạo nào khác nữa không? Nếu không biết những điều ấy thì gọi Đấng ấy là Linh Thức được chăng?

Chỉ cần duyệt lại tất cả những thắc mắc trên, thì chúng ta sẽ tìm không ra một Đấng Sáng Thế nào có thể lý giải về thân Danh-Sắc này. Như thế chúng ta đã quá rõ ràng: Thuyết Thượng đế là một chủ thuyết sai lầm.

          Chấp nhận các quan điểm sai lầm, hay mắc vào Tà Kiến, đoạn vào Tà kiến bởi 5 nguyên nhân sau:

KHÔNG BIẾT NĂM ĐIỀU:
1.    Không biết NGHIỆP và QUẢ CỦA NGHIỆP: Không biết Quả lành của NGHIỆP THIỆN – và Tội của NGHIỆP BẤT THIỆN  (Kammasammoha)
2.    Không phân biệt được SẮC PHÁP và DANH PHÁP (Dhammasammoha)
3.    Không biết nhân duyên sanh khởi của SẮC PHÁP và DANH PHÁP (Paccayasammoha)
4.    Không biết rõ đặc tướng của SẮC PHÁP và DANH PHÁP (Lakkhanasammoha)
5.    Không biết rõ ĐẠO dẫn đến NIẾT BÀN là Pháp chấm dứt tất cả Khổ (Nibbānasammoha)

Vì không biết 5 điều trên mà con người rất dễ lâm vào Tà kiến, rất dễ mắc phải Tà kiến.

         HIỂU BIẾT NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP:
Trong cuộc đời từ lúc nhập thai vào thân Mẹ như một giọt nước nhỏ tựa như hồ mới tượng sắc Kalala. Ở Kiếp sống trước, do Vô Minh (Avijjā) + Tham ái (Taṇhā) mà Nghiệp (kamma) sinh khởi.
Trong các Nghiệp như Giữ Giới, Bố thí, Tham thiền, và nhiều loại Thiện nghiệp cho kết quả tốt đẹp ở Nhân-Thiên …

Nghiệp Bất Thiện, cho kết quả khổ đau trong các đường ác.
+ Hãy nhìn một nhóm người hiện nay đang giữ giới - Trong số những người này:
Có số thì giữ giới bằng Đức Tin, Trí, Niệm và nổ lực gìn giử,
Có số thì chỉ giữ giới như một nhiệm vụ,
Có số thì giữ giới như một sự nhận lệnh,
Có số thì giữ cũng được, không cũng được…

Do sự khác nhau về NGHIỆP ở đời trước mà trong đời này người này với người kia khác nhau: thân thể khác nhau, một số có sức khoẻ, có dung sắc, có trí tuệ, có sự sung túc về của cải tài sản, và ngược lại. Vì Nghiệp trong đời sống trước khác nhau như vậy nên kết quả ngay trong đời sống này chắc chắn khác nhau.

Khi biết được NGHIỆP và QUẢ CỦA NGHIỆP, Trí “Kammassakatā sammādiṭṭhi” CHÁNH KIẾN VỀ NGHIỆP” sanh khởi – Khi một người trở thành Phật tử, điều đầu tiên cần phải biết chính là NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP. Đây là chánh kiến, nhận thức đúng đắn, đầu tiên của một người Phật tử.

(Và Sayadaw kết thúc Bài Pháp bằng lời cầu chúc quý vị Phật tử, thính chúng hiện diện đạt được 5 điều hiểu biết để có thể loại trừ được Tà Kiến bằng sự hiểu biết đầu tiên: Hiểu biết NGHIỆP và QUẢ CỦA NGHIỆP)

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(Dứt buổi thứ 14)