CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch
2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 17
– Thứ Sáu 24/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Namo Tassa Bhagavato Arahato
Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO (tiếp
theo)
Trong 9 Hồng Ân của Đức
Phật:
Arahaṃ (1),
Sammāsambuddho (2), Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro
purisadammasārathi (6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).
+ (03) Ân Đức VIJJĀCARANASAMPANNO:
ÂN ĐỨC MINH HẠNH TÚC là Ân Đức Thứ Ba
Vijjācaranasampanno gồm có 3 từ ghép lại: vijjā
+ carana + sampanno
+ Vijjā có nghĩa là Minh,
Trí, Giác Tri
+ Carana có nghĩa là Hạnh
+ Sampanno có nghĩa là
đầy đủ, (túc)
Vijjācaranasampanno có nghĩa là Bậc có đầy đủ 3 Minh, 8 Minh và 15 Hạnh.
+Vijjā (Minh) có 3:
1. Pubbenivāsānussati (Túc Mạng Minh)
2. Dibbacakkhu (Thiên Nhãn Minh)
3. Āsavakkhaya (Lậu Tận Minh)
+ Vijjā (Minh) có 8:
1. Pubbenivāsānussati (Túc Mạng Minh) Trí Tuệ nhớ rõ được
những kiếp quá khứ hàng trăm đời, hàng ngàn đời không kể hết
2. Dibbacakkhu (Thiên Nhãn Minh) Có thể thấy
được sắc vi tế ở rất xa, thấy được các chúng sanh trong các cõi,…
Thiên nhãn minh là trí
tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh như mắt
của chư thiên, phạm thiên.
Thiên nhãn minh có hai loại:
a)
Tử sanh minh là
trí tuệ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh.
Đức
Thế Tôn có tử sanh minh này nên biết rõ chúng sinh sau khi chết, rồi do
nghiệp nào cho quả tái sinh trong cảnh giới nào.
b) Vị
lai kiến minh là trí tuệ thấy rõ những kiếp vị lai của chúng sinh.
Chư
Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ ký chúng sinh trong những kiếp vị
lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức
Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác…
3. Āsavakkhayañāṇa (Lậu Tận Minh) Lậu
tận minh là trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới, đó là 4 Thánh Đạo Tuệ, diệt
đoạn tuyệt được 4 pháp phiền não trầm luân không còn dư sót; đồng thời Đức Thế
Tôn tận diệt được tất cả mọi tiền khiên tật (vāsanā)
đã tích luỹ từ vô lượng kiếp trong quá khứ.
4.Vipassanā (Minh Sát Minh) Thường
Thấy rõ, biết rõ Danh Pháp - Sắc Pháp là “Khổ-Vô thường-Vô Ngã”
5. Manomayiddhi (Hoá Tâm Minh) có thể hoá thành
nhiều thân như ý
6. Iddhividha (Thần Thông Minh) Có khả
năng độn thổ, bay trên hư không…, có đủ các oai lực…
7. Dibbasotañāṇa (Thiên Nhĩ Minh) có thể nghe
thấy những âm thanh từ rất xa xôi trong các Thiên giới…
8. Cetopariya (Tha Tâm Minh) Biết được
tâm ngườikhác.
+ Carana (Hạnh) có 15:
1. Saddhā (Tín)
Có Đức Tin nơi Tam Bảo, Vào Kiếp Sống tương lai, vào Nghiệp và Quả của
Nghiệp,
2. Sati (Niệm,
trí nhớ) Có trí nhớ về những việc Phước Thiện
3. Hīri (Tàm)
có Tâm hổ thẹn với những việc xấu xa tội lỗi
4. Ottappa (Quý)
có Tâm ghê sợ với những việc xấu xa tội lỗi
5. Vīriya (Tấn) có sự nỗ lực với các việc thiện
6. Suta (Đa
Văn Túc Trí) Nghe nhiều, học rộng
7. Paññā (Tuệ) thuần thục thông thái trong mọi việc
8. Bhojanemattaññuttā (Tiết độ) Biết nên nhận
vật thực như thế nào cho vừa đủ
9. Jāgariyānuyoga (Tinh tấn tỉnh
thức) thường giữ sự tỉnh thức trước khi nghỉ
10. Sīla (Giới)
Gìn giữ giới đức
11. Indriyasaṃvara (Thu thúc lục căn
thanh tịnh) Thu thúc khi thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nếm bằng
lưỡi, tiếp xúc bằng thân, suy nghĩ bằng ý hoàn toàn thanh tịnh.
12. Pathamajhāna (Đệ nhất thiền,
hay Sơ Thiền)
13. Dutiyajhāna (Đệ nhị
thiền)
14. Tatiyajhāna (Đệ tam
thiền)
15. Catuthajhāna (Đệ Tứ Thiền)
Từ
Hạnh số 1 – đến Hạnh số 7: Là 7 Tài sản của Bậc Thánh (Thất Thánh Tài)
(Phần thực hành giống như Ân đức Arahaṃ).
Câu Hỏi 49: Bạch Ngài có những Phật tử lớn tuổi hỏi
rằng, không qua Pháp Học một người có thể hành thiền được không? (Cô Hoàng
thị Lựu)
Trả lời:
Những vị đã nỗ lực hành Pháp trong thời các vị Phật trước đây,
nhờ thính pháp mà những vị ấy đã đắc được Quả vị Tu Đà Hườn, Quả vị Bất Lai,
Nhất lai. Và trong thời của Gíao Pháp
Đức Phật Gotama (Đức Phật Thích Ca), những vị chứng đắc được những quả vị ấy
rất là nhiều. Những vị Sadi mới 7 tuổi đã đắc quả vị Alahán cùng thần thông
cũng có nữa. Tuỳ vào Balamật mà các vị đã bồi bổ trong những kiếp quá khứ, nên sự
chứng đắc nhanh chậm có khác nhau về ngày tháng năm. Một người không thể biết
được Balamật của mình trước đây như thế nào.
Vì thế để đạt được quả vị Tu Đà Hườn, 4 chi Pháp cần được thành
tựu:
1.
Thân cận, nương tựa vào
những bậc Thánh, những bậc thiện hữu tri thức có khả năng hướng dẫn thực hành
con đường đến Niết Bàn
2.
Ghi nhớ những Pháp mà
những Bậc ấy đã hướng dẫn
3.
Như Lí Tác Ý, (Yonisomanasikāra), Giữ tâm thanh tịnh,
hiền thiện
4.
Giữ tâm kiên định không
xao động, chỉ hướng đến Giới - Định - Tuệ, những điều mà các Bậc hướng Đạo ấy
đã biết, đã hành
Ghi
nhớ:
Khi nương nhờ Thiện Trí
(1)
Niệm Pháp (2), giữ tâm
Hiền (3)
Hướng thẳng đến mục
đích (4)
Bậc Dự lưu thẳng tiến
Không bao giờ hồi đầu.
+ Vấn đề của những hành giả không qua Pháp
học:
Vào thời Đức Phật, có một vị Tỷ Kheo tên là Cūḷapanthaka (Rớt Em, vì được sinh ra trên đường), trong suốt 4
tháng không thuộc được nỗi một bài kệ 4 câu. Vị ấy rất làm thất vọng và muốn xả
y hoàn tục, Đức Phật gọi lại và cho vị ấy một đề mục: Chiếc khăn tay trắng, và
cứ lau đi lau lại bàn tay của mình, rồi đưa lên xem. Vị ấy làm theo lời Đức Thế
tôn dặn. Chỉ trong vòng 1 giờ Đức Thế Tôn giảng Pháp, vị ấy chứng được Quả vị
Alahán cùng thần thông. Vì vậy, một vị thực hành thiền, vấn đề không liên quan
đến sở học thông hay không thông, biết chữ hay không biết chữ.
Việc biết chữ, thường đạt được khái niệm, niệm tưởng (Saññā),
Việc biết thiền, thường
đạt được trí Tuệ (Paññā)
Muốn đạt được trí Tuệ thì phải thực hành Thiền.
+ Có câu chuyện về Trưởng lão thông lầu Tam Tạng đang dạy dỗ đồ
chúng gồm 500 vị Tỷ Kheo, tên là Poṭṭhila
(câu chuyện… trong câu trả lời trước đây)
Đạt được Trí Huệ (trí tuệ) tự mình biết được (attapaccakkha) thông qua thực hành (bhāvanāmaya) mới là điều Đức Phật thường
nhắc nhở.
Samāhito yathābhūtaṃ
pajānāti. Khi có Định thấy được rõ
(như thực) các Pháp.
Và
nói ngược lại là: Để thấy rõ như chân, như thật các Pháp thì trước tiên phải
hành Định.
Samādhiparibhāvito
paññā mahapphalo hoti. Mahānisaṃso
Nếu Định được thực hành nhiều thực hành thuần thục, thì Tuệ
chính xác, bén nhạy sẽ sinh khởi. Vì thế, Quý vị nên nỗ lực thực hành thiền
Niệm hơi thở để đạt Định.
Câu Hỏi 50: Con nên hiểu như thế nào về hai câu nói,
“Có Định mới có Tuệ”, và “Tuệ phải do suy tư mà có”? (Anh Trực)
Trả Lời:
Paṭivedhalakkhaṇā –
paññā (Tuệ trên phương diện Pháp
thành)
Tuệ (Paññā) có đặc
tính (lakkhaṇa) là biết (Pháp Tướng) trực
tiếp rõ ràng tinh xác.
Có nhiệm vụ (kicca) là
phơi bày được rõ ràng đối tượng.
<Vô minh là màn đêm ngăn che sự thấy rõ ràng các thuộc tính,
tướng trạng như chân như thật của đối tượng (cảnh)) - Tuệ như vật rọi ánh sáng,
xua tan màn đêm, làm nổi rõ tướng trạng của các đối tượng.> Asammoha upaṭṭhāna.
Khi Trí (Tuệ) xuất hiện nghĩa là thấy rõ ràng trực tiếp các đối
tượng, các đối tượng không có lẫn lộn. (Một là một, hai là hai không nghi vấn,
nghi ngờ gì nữa cả.)
Có thể nói Chân Thật Tuệ có nghĩa là thiện thuần tuý, không lẫn vào
một lỗi lầm nhỏ nhặt nào, vì những việc làm đã được thực hiện khéo léo thuần
thục.
Người Xảo Tuệ - Nguỵ Tuệ (Vañjanāpaññā
- māyā) là người sâu sắc, khôn khéo, ranh ma, thiện xảo (Thiện thì không
Xảo - Xảo thì không Thiện (lời người dịch)), xảo tuệ trong việc thay chuyển tình
thế - ấy chỉ là những biểu hiện bất thiện của các nhân sanh tâm bất thiện có
gốc của Tham ái (Taṇhā-lobha) - chứ
không thể gọi là Tuệ (paññā) được. Ấy
là nguỵ tuệ - Xảo tuệ.
Sutamaya-paññā –
Biết do nghe, biết do lắng nghe, biết do đọc
Cintāmaya-paññā –
Biết do suy tư, biện luận, nghĩ lợi
Những loại Tuệ này không thể gọi là những Tuệ Chân được (không
thể gọi là Tuệ thực sự được.). Để có loại Tuệ chân, Tuệ thực sự, Tuệ có giá
trị, thì rất cần có Định. Định không phải là Tuệ, nhưng Định là nhân để Tuệ sinh
khởi, Định là nhân, Tuệ là quả.
Bhāvanāmaya-paññā – (Tuệ khởi do thiền tiến đạt) Sau khi Định đã được thiết lập
và được phát triển, thấy được các Pháp có nhân duyên … : TUỆ sinh khởi.
Trên thân thể của mỗi người, bắt đầu bằng tóc, cho đến dưới bàn
chân, nếu như Sắc được quán sát chi
tiết kỷ càng, xét về bản chất, trên 11 phương diện, bất cứ sắc nào:
1. Trong (ajjhattā):
2. Bên Ngoài (bahiddhā):
3. Thô (oḷārika)
4. Tế (sukhuma)
5. Hạ liệt (hīna)
6. Cao thượng (paṇīta)
7. Xa (dūra)
8. Gần (santika)
9. Quá khứ (atita)
10. Vị lai (anāga)
11. Hiện tại (Paccuppana)
Sắc ấy:
-
Không phải của ta
-
Không phải là ta
-
Không phải là tự ngã
Và cũng quán như vậy đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Quán
được như vậy là nhờ Tuệ (Paññā), Tuệ
thấy được như vậy là Tuệ Chân, Tuệ thấy được như chân như thực – Đây là Chánh
Kiến (Sammādiṭṭhi). (Majjhima 1/ Mūlapaṇṇāsa).
(Phần quán này trong phần Minh Sát (Vipassanā))
Sādhu!Sādhu!Lành thay.
(Dứt buổi thứ 17)