Wednesday, October 5, 2016

Như một câu hỏi là có một trạng thái tinh thần (tâm thức) duy nhất có thể quán chiếu và trắc nghiệm chính nó hay không,

  điều này đã là một câu hỏi hết sức quan trọng và khó khăn trong Phật học về tâm. Một vài nhà tư tưởng Phật giáo từng xác nhận rằng có một khả năng của tâm gọi là "tự ý thức" hay "tự tỉnh thức".

Nó có thể được nói rằng đây là một khả năng nhận thức đầy đủ của tâm, một tâm có thể quán sát chính nó. Nhưng nội dung này vẫn là điều đã và đang được bàn cãi. Đấy là những ai xác nhận rằng có một sự tồn tại khả năng phân biệt hai khía cạnh trong tinh thần hay nhận thức, sự kiện; một là bên ngoài và đối tượng trong cảm giác rằng có sự phân hai của ngoài Thân và trong Tâm, trong khi điều kia là bên trong tự nhiên và nó là điều cho phép tâm tự quán chiếu chính nó.

Sự hiện hữu của khả năng tự nhận thức của tâm đã và đang được bàn cãi.

Trong những kinh nghiệm hằng ngày, chúng ta có thể quán chiếu điều ấy, đặc biệt trên cấp độ tổng quát, tâm chúng ta tương quan với và tuỳ thuộc trên tình trạng sinh vật lý của cơ thể. Đúng như trạng thái của tâm chúng ta, phiền muộn hay hân hoan, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật lý, và tình trạng vật lý cũng rất ảnh hưởng đến tâm chúng ta.

Những trạng thái khác nhau của cảm xúc trong tâm chúng ta. Nó là bởi vì trong sự quan hệ mật thiết giữa tâm và thân thể, và sự tồn tại của trung tâm sinh vật lý đặc hữu trong cơ thể chúng ta mà những luyện tập thân vật lý và sự thực tập những kỹ năng thiền định đặc biệt xoáy vào sự luyện tâm có thể có những tác động trên sức khoẻ.

Nó đã cho thấy rằng, thí dụ, bằng vào việc áp dụng những kỹ năng thiền tập thích hợp, chúng ta có thể kiểm soát tâm.

Xa hơn nữa, cũng đúng như thế khi chúng ta có thể áp dụng những kỹ năng thiền tập khác nhau trong thời gian của trạng thái tỉnh thức, trên căn bản sự thấu hiểu sự liên hệ tế nhị giữa tâm và thân thể, có thể chúng ta thực tập những thiền định khác nhau trong khi chúng ta trong những trạng thái của giấc mộng.

Sự liên hệ của những khả năng của những thực tập như thế là ở tại một trình độ nhất định nó có thể cách ly tất cả những cấp độ của nhận thức tâm lý với tất cả những trạng thái vật lý và hướng đến tại một cấp độ tinh vi, tế nhị hơn của tâm và thân thể.

Trong một ngôn ngữ khác, chúng ta có thể cách ly tâm chúng ta với cơ thể vật lý thô thiển. Chúng ta có thể, thí dụ, tách rời tâm độc lập với thân thể chúng ta trong thời gian ngủ và có thể làm thêm những việc mà chúng ta không thể làm trong thân thể thông thường. Tuy vậy, chúng ta có thể không được đền trả cho những việc làm như thế.

Vì vậy chúng ta có thể thấy ở đây dấu hiệu rõ rệt của một sự liên kết gần gũi giữa thân thể và tâm: chúng có thể bổ sung cho nhau. Trong ánh sáng của vấn đề này, chúng tôi rất vui để thấy rằng một số khoa học gia đã tiến hành những sự nghiên cứu đầy ý nghĩa, đáng chú ý trên tâm/thân/sự liên hệ và sự quan hệ mật thiết của chúng cho sự hiểu biết của chúng ta về tính tự nhiên của tinh thần và vật chất được tốt đẹp.

Đánh giá cho những tìm tòi của chúng ta cho đến bây giờ, chúng tôi cảm thấy tin tưởng rằng vẫn có một khối lượng lớn việc sẽ được hoàn tất trong tương lai.


Với sự thực tập kinh nghiệm và sáng suốt mà chúng ta có được từ những giờ thực tập hành thiền như thế, không nghi ngờ gì nữa là sự hiểu biết của chúng ta về tâm và cơ thể, và cũng là của sức khỏe tâm lý và vật lý, sẽ được giàu có một cách bao la hơn. Một số khoa học gia hiện đại diễn tả đạo Phật không như là một tôn giáo mà là một khoa học về tâm, và dường như có được một vài chứng cứ cho lời tuyên bố này.