CHÙA TAM BẢO
323
Phan Chu Trinh
Mùa
An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi 2 – Ngày thứ 5 – 09/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar
Câu Hỏi 4: Thỉnh
thoảng con thấy hơi thở biến mất trong khoảng 5 – 10 phút, để ý thật lâu thì
hơi thở xuất hiện trở lại. tại sao lại như vậy? Con có thể tiếp tục như vậy
được không? (Cô Tường)
Trả Lời:
Những
người hành thiền khi có định thì HTV-HTR có thể biến mất, hành giả nghĩ rằng
hơi thở không còn nữa. Thật ra, HTV-HTR lúc bấy giờ trở nên vi tế. Nếu hơi thở
thường xuyên trở nên vi tế như vậy đối với vị hành giả, nghĩa là những thọ khổ
thuộc về thân (khổ thân) và những thọ khổ thuộc về tâm (khổ tâm) đang ngưng
bặt. Thọ khổ thuộc thân (đau nhứt, tê ngứa, mỏi) và thọ khổ thuộc tâm (khó
chịu, nóng nảy, lo âu, thất vọng…) ngưng bặt, còn HTV-HTR thì vi tế. Còn nếu
thọ khổ thuộc về thân - thọ khổ thuộc về tâm xuất hiện nhiều – HTV-HTR của hành
giả rõ ràng sẽ thô tháo.
Nếu những thọ khổ về thân và thọ khổ
về tâm ngưng bặt, luồng HTV-HTR vi tế, hành giả nghĩ rằng hơi thở đang biến
mất, song thực tế thì HTV-HTR rất là vi tế nhưng vẫn đang có mặt, vẫn đang vào,
vẫn đang ra.
HTV-HTR không có hiện hữu nơi 7 loại người
sau đây:
1. Những
người đang nằm trong bụng mẹ
2. Những
người chìm trong nước
3. Những
người hôn mê, bất tỉnh
4. Những
người đã chết
5. Những
vị nhập Diệt thọ tưởng Định (Nirodhasammāpatti):
Đức Phật – chư vị Alahán khi đã nhập vào Diệt thọ tưởng Định – HTV-HTR không
xuất hiện
6. Phạm
thiên Sắc Giới - Phạm thiên Vô Sắc Giới
7. Những
vị hành giả khi đang nhập Tứ thiền, không còn HTV-HTR.
Có
7 hạng người không có HTV- HTR như vậy, hành giả lại không thuộc 1 trong 7 loại
trên: nghĩa là hành giả không nằm trong bụng mẹ, không chìm trong nước,… nên
HTV-HTR vẫn còn. Nếu tiếp tục chú ý theo dõi, tại chỗ HTV-HTR xúc chạm (ở lỗ
mũi) thì sẽ thấy hơi thở xuất hiện trở lại.
Câu Hỏi 5: Việc
giữ năm giới của người Phật tử tại gia, có liên quan gì đến việc hành thiền
niệm hơi thở không? (Cô Nguyễn thị Hồng)
Trả lời: Có.
Trong
việc hành thiền để thanh lọc Tâm, tất cả có 7 giai đoạn Thanh tịnh (Visuddhi):
Thực
hành thanh tịnh giới (sīlavisuddhi)
là bước đầu tiên để thanh tịnh trong quá trình thanh lọc tâm.
- Sīlavisuddhi
(Giới thanh tịnh): Các thân nghiệp bất tịnh, các khẩu nghiệp bất tịnh, “Kāyaducarita, Vācīducarita” nếu không giữ giới sẽ không thể kiểm soát được. Vì
thế phải thực hành thanh tịnh bằng Giới.
- Kế đó là Tâm thanh tịnh
(Cittavisuddhi): Dù đã thanh tịnh giới, nghĩa là thanh
tịnh Thân nghiệp và khẩu nghiệp song trong tâm ý vẫn còn có những suy nghĩ bất
thiện, và như thế Giới (Sīla) vẫn
không thể làm cho tâm ý thanh tịnh trong sạch được. Tâm phải được thanh tịnh
nhờ Định (Samādhi). Được gọi thanh
tịnh bằng Định (Samādhi). Trong lúc chú ý
nhận biết HTV-HTR, những Tâm ý bất thiện manoducarita - những bất thiện pháp chưa sanh khởi nơi tâm, những
suy nghĩ xấu xa, bất thiện chưa sanh khởi, tất cả đều ngưng bặt. Và như vậy, cả
Giới (thân hành-khẩu hành) cũng được thanh tịnh và cả Tâm (ý hạnh) cũng được
thanh tịnh. Nếu tâm đã được thanh tịnh, tri kiến của hành giả cũng được thanh
tịnh, trong sạch. Như vậy đến đây có được 3 giai đoạn thanh tịnh: Giới Thanh
Tịnh (Silavisuddhi) – thanh tịnh bằng
Giới, Thanh Tịnh Tâm (Cittavisuddhi)
– Thanh tịnh bằng Định, Thanh tịnh Tri Kiến (Diṭṭhivisuddhi) – Thanh tịnh bằng Tuệ
1. Thanh tịnh bằng Giới
2. Thanh tịnh bằng Định
3 Giới và Định đã thành tựu rồi, Tuệ
được thanh tịnh. Khi được thanh tịnh như vậy, tâm bấy giờ rất trong sạch, rất thanh
tịnh. Vì thế, việc gìn giữ giới là cần thiết cho những người muốn thực hành
thiền.
Câu hỏi 6:
(xin Tóm lược câu
hỏi) Trong buổi trước Ngài có hướng dẫn về thế ngồi, con thấy khác với thế ngồi
Hoa sen (Kiết Già của Đức Phật) vậy có gì khác nhau trong những thế ngồi đó, Đức
Phật ngồi như vậy hẳn có một ý nghĩa nào đó, vậy con nên thực hành thế ngồi
nào? (cô Đoàn M Phương)
Trả lời: Những
người ngồi trong tư thế ngồi của Đức Phật, từ Pāḷi gọi là Buddhapallaṅka, - (người Việt thường gọi là ngồi Kiết
Già, ngồi thế Hoa sen – chú thích người dịch). Đức Bồ tát ngồi thế kiết già, và
đã phát nguyện: “Nếu Ta không thành Phật
ta sẽ không bao giờ rời khỏi chỗ này. Dù bất kì một nguy hiểm nào đến tính
mạng, dù bất kì ai đến cản ngăn đi nữa, khi Ta chưa thành Phật thời ta sẽ không
đứng dậy.” Ngài đã phát đại nguyện như vậy và ngồi xuống với thế ngồi kiên
định này, không hề thay đồi một thế ngồi nào khác cả. Thế ngồi ấy là thế ngồi Kiết
Gìa, thế ngồi hoa Sen. Khi Đức Bồ tát lúc nhập vào thế ngồi ấy, ngài vẫn chưa
thành tựu Quả vị Phật. Hãy thử so sánh trong lúc Đức Bồ tát ngồi xuống trong tư
thế kiết già với những người bình thường
khác (chưa chứng một Pháp nào - chỉ là một người bình thường) – “Phật Quả Chẳng thành ta chẳng rời” Quyết
định như thế, khi Ngài ngồi xuống, Mavương phía trái 12 do tuần, phía sau tất
cả rất nhiều do tuần, tất cả quân ma cùng với binh khí lăm lăm xông đến ép buộc
Đức Bồ Tát phải rời thế ngồi, rời bồ đoàn. Hét lớn để uy hiếp cùng tất cả mọi
binh khí đều phóng đến Đức Bồ Tát, song Ngài vẫn không hề thối thoát rời bỏ thế
ngồi. Đức Bồ Tát đã toàn thắng Ma vương và thành tựu Phật Quả như vậy đó. Nếu
quý vị muốn ngồi và quyết tâm bằng cả sanh mạng của mình như Đức Bồ Tát thì có
thể ngồi được. Còn nếu như quý vị vẫn chưa thể xả bỏ sanh mạng của mình được, lại
muốn ngồi như Đức Bồ Tát, thì không thể nào ngồi được.
Câu hỏi 7:
(tóm tắt câu hỏi),
Trước khi ngồi thiền, một số người khuyên con nên tụng một bài kinh nào đó,
chẳng hạn kinh Paritta, niệm Phật, rải tâm từ, tưởng tượng hình ảnh Đức Phật…
Con thực hành như vậy trước khi Hành thiền Niệm Hơi Thở được không? (cô
Đoàn M Phương)
Trả Lời: Tốt lắm. Trước khi
thực hành thiền, những việc trên gọi là Parikamma, (Công việc trước tiên). Chẳng hạn như
có thể đảnh lễ, niệm tưởng Ân Đức Tam Bảo. Sau đó những lỗi lầm chúng ta đã gây
cho người khác, xin người khác tha thứ; người khác gây ra cho chúng ta; chúng
ta có thể tha thứ. Thứ nữa có thể tụng kinh Paritta, có thể Niệm tưởng Ân Đức
Phật,.. những việc làm như vậy gọi là những việc làm đầu tiên (Parikamma), tiền sự (parikicca). Nếu làm được như thế quả
thật rất tốt. Mỗi khi vị ấy hành thiền vị ấy tránh được những nguy hiểm. Các
thân bằng quá vãng sẽ hộ trì cho người ấy.
Phần cuối của buổi do Ngài Hoà Thượng động viên:
Sau đây tôi sẽ nói
lại ân đức của việc Hành thiền:
Có ông trưởng giả Cấp Cô Độc
(A-nā-tha-pin-di-ka)
Có bà tín nữ Vi-sa-kha
Có lão phú hộ tên Ci-tta
Có người cận sự Dham-mi-ka,
Và Những vị Thiên tử,
những vị Đại Phạm thiên,
nay đương ở thiên giới…
Tất cả những vị ấy,
thời Đức Phật tại tiền,
đã nổ lực Hành thiền
trong Giáo Pháp quang minh
và đạt được an vui
trong phúc lạc Thiên Giới,...
Trưởng giả Anāthapiṅdika sau khi thân hoại mệnh
chung đã hưởng thiên lạc trong những thiên cung nguy nga, tráng lệ trở về thuật
lại cho Đức Thế Tôn: Bạch Đức Thế Tôn, nay con đạt được thiên cung nguy nga
tráng lệ này, phúc lạc thiên giới này, là bởi nguyên nhân gì?
Qủa
lành này, này ông cận sự, đấy tất cả là của ông đã tạo, ông đã xây dựng tự
viện, không bao giờ quên ân đức tam bảo, hộ độ chúng tăng, chuyên tâm thính
Pháp, và nổ lực hành thiền, những quả lành ấy, nay ông đang thọ hưởng.
Đức Phật thuyết:
Idha
modati pecca modati, katapuñño ubhayattha modati;
So
modati so pamodati, disvā kammavisuddhimattano. (Dhammapada
16)
Dịch nghĩa: Người có việc phước thiện đã được làm, vui
sướng ở đời này, vui sướng cả đời sau, vui sướng cả 2 đời. Sau khi nhìn thấy sự
trong sạch ở việc làm của bản thân, thấy kết quả của sự nổ lực hành thiền,
những phước thiện mình đã làm được thời người ấy rất sung sướng, hoan hỷ. (Pháp
cú số 16)
Mỗi khi người ấy
thấy được như vậy, người ấy thường nghĩ đến ân đức chúng Tăng phải vậy không?
Vậy khi tất cả
chúng ta đây đang cố gắng hành thiền, tôi muốn nói đến 5 quả lành:
1. Jīvitaṃ: người hành thiền biết được tuổi
thọ của mình.
2. Byādhi: Người ấy biết được mình sẽ mắc
bệnh gì
3. Kāla: Vào thời gian nào người ấy sẽ phải
từ bỏ cuộc sống này,
4. Desa: Nơi mộ địa sẽ xả bỏ xác thân này
5. Gati: Nơi nào sẽ tái sanh đến.
Trong
thế gian này có những người không thể biết được 5 điều đó. Những người đương nổ
lực hành thiền chúng ta sẽ biết được những điều đó: Tôi thọ hưởng bao nhiêu
tuổi, Tôi sẽ mắc bệnh hay không, Lúc nào tôi sẽ chết: Sáng, trưa, hay chiều tối,
vào mùa mưa, hay mùa nắng,…. Nơi mộ địa nào tôi sẽ bỏ lại xác thân, Cảnh giới
tái sanh nào tôi sẽ đến: chẳng hạn Tôi sẽ được sanh làm người, tôi sẽ được sanh
thiên, tôi sẽ sanh về Phạm thiên,v.v. Người ấy biết được cảnh giới tái sanh của
mình. Trong thế gian này những người không biết 5 điều này, còn những vị hành
giả chúng ta sẽ biết được 5 điều này. Vì thế Chúng ta sẽ tri ân đến việc Hành
thiền này.
Câu hỏi 8:
Làm thế nào để
hành thiền (xem câu hỏi 1 buổi 1)? Trước khi hành thiền nên làm những gì cụ thể. Sau khi hành thiền nên
làm gì? Đối với chúng con chưa được thành tựu trong việc hành thiền thì có nên
hồi hướng không? Nếu có thì nên Hồi hướng như thế nào? (Cô Nguyễn Thị Hồng)
Trả
lời: Nghĩa của việc hồi hướng Phước Báu:
Những
người đã làm hoàn thành bất cứ việc thiện nào muốn chia xẻ với một người khác. Để
hồi hướng, để chia sẻ phước báu, trước hết, việc thiện ấy cần phải được thực
hiện xong. Khi đã có rồi, người ấy có thể chia xẻ được.
Đối
với những người đã quá vãng, người ấy không thể chia xẻ trực tiếp được, ví dụ: vải
vóc y phục, nhà cửa, thức ăn thức uống, xe cộ không thể đem cho trực tiếp được.
Nếu muốn một người có thể chia sẻ, bố thí những thứ đó được.
Sau
khi đã cho đi, nghĩa là sau khi đã thực hiện xong việc phước thiện, những quả
lành mà chúng ta đã làm được có thể hồi hướng.
Ví
dụ:
Muốn
họ nhận được vải vóc, chúng ta phải dâng cúng vải vóc,
muốn
họ nhận được nước – chúng ta phải dâng cúng nước.
muốn
họ nhận được dép – chúng ta phải dâng
cúng dép
muốn
nhận được chỗ trú ngụ - chúng ta phải dâng cúng chỗ trú ngụ, chòi, nhà cửa nếu
không thể dâng cúng nhà cửa chúng ta có thể dâng cúng dù
muốn
họ nhận được thức ăn, thức uống – chúng ta nên dâng cúng thức ăn thức uống
Chúng
ta muốn cho người đã quá vãng vật gì, trước tiên chúng ta phải có được những
phước lành ấy để chia xẻ cho những người đã quá vãng.
Thành tựu Ba chi Phần:
1. Có
mong mỏi cho người quá vãng:
2. Người
nhận có giới hạnh
3. Sau
khi người làm phước thiện xong và hồi hướng, người quá vãng nói lời “sādhu, sādhu
lành thay”
4.
Khi dã thành tựu 3
chi phần này người quá vãng sẽ thọ nhận được phần phước báu ấy.
Có
chuyện: Một người đã từng là Mẹ của Ngài Xá lợi Phất trong năm kiếp quá khứ
trước đó, trong kiếp này là một ngạ quỷ, vì mẹ mà Ngài đã dâng cơm nước - y
phục – Dù – dép đến chư Tăng xong và hồi hướng Phước ấy.
Một
chuyện khác: vua Bình Sa Vương (Bimbisara),
Đức vua thành Vương xá (Rājagaha) đã
dâng cúng Cơm nước, y phục đến Đức Phật và chư Tăng để hồi hướng phước ấy đến
hoàng thân quốc thích đã quá vãng thành Ngạ quỷ. Những câu chuyện tương tự như
thế rất nhiều.
Chi
phần 2: Người thọ nhận là người phải có giới hạnh:
Trong
chi Phần này, có thể Dâng cúng đến Chư Tăng, vật dâng cúng dâng đến Tăng trở
thành Tài sản của Tăng, phước báu rất cao thượng thù thắng.
Nếu
người không có giới hạnh – không thể có được chi phần này.
Phần tiếp theo: Những việc nên biết
Trước khi Hành Thiền (Parikamma)
1. Thọ
giữ 5 giới
2. Niệm
tưởng Ân Đức Tam Bảo, Ân đức Phụ Mẫu, tha thứ lỗi lầm cho người,
3. Xin
người tha thứ lỗi lầm
4. Rải
tâm từ - tụng hộ Kinh Paritta, Paṭṭhāna nếu có thể.
5.
Sādhu! Sādhu! Lành thay!
(Dứt buổi thứ 2)