Chùa TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 3 –
Ngày thứ Sáu 10/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Câu Hỏi 9: Kính Xin Ngài giảng giải cho con thật rõ về
câu kinh Pháp Cú này: “Ai sống một trăm
năm, không thấy Pháp Sanh diệt, chẳng bằng sống một ngày thấy được Pháp Sanh
diệt”. Pháp sanh diệt là ở tầng nào trong các tầng thiền? (Cô Nguyễn
thị Hồng)
Trả Lời:
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
passato udayabbayaṃ.
Người sống một trăm năm, Một năm
có 365 ngày, 10 năm có 3650 ngày, 100 năm có 36500 ngày. Trong thế gian này có
những người có tuổi thọ 100 năm. Tuổi thọ 100 năm nghĩa là tuổi thọ dài cả 3650o
ngày, có những người có tuổi thọ như vậy. Nếu đem so sánh giữa người sống thọ
trăm năm nhưng không thấy được các Pháp sanh diệt, không bằng những người hành
thiền trong một ngày và thấy được các Pháp Sanh Diệt.
Tuệ sinh diệt và Nhập các tầng
thiền là khác nhau.
Udayabbayañāṇa, Tuệ sinh diệt thuộc Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa)
Nhập các tầng thiền (Samādhi) thuộc Định. Định và Minh sát là
khác nhau.
+ Khi nhập Thiền hay khi có Định (có
5 thiền chi):
1. Vitakka: Tầm
2. Vicāra: Tứ
3. Pīti: Hỷ
4. Sukha: Lạc
5. Ekaggata: Nhất tâm
6.
Một người khi đang trong 5 thiền chi này thì gọi là nhập Thiền (Sơ
Thiền).
+ Còn thấy sự sanh diệt của Danh
Pháp và Sắc Pháp thì gọi là Tuệ sanh diệt.
+ Thấy được sự sanh diệt nhanh như thế nào?
Khi một ánh sáng chiếu qua khung
cửa, trong ánh sáng đó có những hạt rất nhỏ. Những hạt này gọi là những hạt Tajjārī (Nhóm sắc Tajjārī).
Một hạt tajjārī
gấp 36 lần hạt aṇu. (Nhóm
sắc aṇu)
Một hạt aṇu gấp 36 lần hạt paramāṇu.
(Nhóm sắc paramānu-nguyên tử atom)
Tajjārī,
aṇu, paramāṇu đều được gọi là các tổng hợp sắc rūpakalāpa, (Chữ Pāḷi Kalāpa có nghĩa là
nhóm, rūpa có nghĩa là sắc) tổng hợp
sắc nhỏ nhất là paramāṇu (nguyên tử).
Khi một người hành thiền (đến giai
đoạn), không còn thấy các hình dạng thân phần của thân thể nữa, mà chỉ còn thấy
được các nhóm sắc tụ (rūpakalāpa) này.
Cho đến khi thấy được nhiều nhóm sắc tụ nhỏ Paramāṇu,
hành giả sẽ thấy trong mỗi nhóm sắc tụ Paramāṇu
lại có Pathāvī
(Đất), Āpo (nước), Tejo (Lửa), Vāyo (Gió)… nữa. Khi quán sát những nguyên tử Paramāṇu này vị ấy chỉ thấy các đặc tính cứng hoặc mềm (Đất), chảy
hoặc dính (Nước), nóng hoặc lạnh (thuộc Lửa), nâng hoặc đẩy (Gió). Như vậy hành
giả chỉ còn thấy được những đặc tính riêng biệt này mà thôi.
Trong khi phân biệt các đặc tính riêng
biệt của Tứ đại, thì các nhóm sắc tụ Paramāṇu
không thấy nữa. Hành giả chỉ thấy được những đặc tính riêng biệt này và thấy
được cả sự xuất hiện (sanh) và biến mất (diệt) của các đặc tính đó thôi. Thấy
được các nhóm sắc đó sanh diệt rất nhanh, hết nhóm sắc này đến nhóm sắc khác.
Hành giả chỉ còn quán sát sự sinh diệt liên tục cực kỳ nhanh của các nhóm sắc
này như một đặc tính. Sanh-Diệt, Sanh-Diệt, Sanh-Diệt… Nếu quán được sự sanh
diệt như vậy, gọi là Tuệ Sanh Diệt (Udayabbayañāṇa),
– Hay còn gọi là Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa
Câu hỏi 10: Bạch Ngài có câu hỏi này: “Cho rằng tu Thiền
Quán là đắc được Đạo quả, vị này không tu qua Thiền Định bao giờ mà tu Thiền
Tuệ, vậy có đắc được Đạo Quả không? (Chú
Trực).
Trả lời:
Trong việc thực hành Thánh Pháp, 8 Chi Chánh Đạo (Bát Chánh Đạo) hay Đạo Đế (Maggasacca) , phải thực hành một Đạo chi
là Chánh Định (Sammāsamādhi).
Khi thành tựu được 8 Chi Chánh Đạo này thì Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa) sinh khởi. Khi Tuệ Minh
Sát sinh khởi thì Đạo Tuệ (Maggañāṇa)
và Quả Tuệ (Phalañāṇa) cũng đạt được.
Để Tuệ Minh Sát sanh khởi cần phải có Chánh Định “Sammāsamādhi”, Chánh Định thuộc Phần
Định.
Để Tuệ sinh khởi, trước hết cần phải thiết lập Samādhi (Định). Không có Định thì không có Tuệ.
Pāḷi: Katamā ca bhikkhave sammāsamādhi?
Dịch nghĩa: Này chư Tỳ khưu, Chánh Định là gì?”
Chính Đức Phật Ngài đã hỏi Chư Tỳ khưu và cũng chính Ngài trả lời:
“Pathamajhānaṃ dutiyajhānaṃ tatiyajhānaṃ
catutthajhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati sammāsamādhi”
Ngài đã trả lời rằng: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền gọi
là Chánh Định.
Nếu không thể hành thiền để đạt Định, người ấy có thể nổ lực hành
thiền để đạt cận định hoặc phiến thời Định “Khaṇikasamādhi”.
Phiến Thời Định “Khaṇikasamādhi” này
cũng nằm trong Samatha mà thôi.
Để đạt được Thiền (Jhāna),
Đạo (Magga), Quả (Phala), mỗi khi nổ lực hành thiền có
những triền cái (những pháp che án, cản trở) cần phải được loại trừ.
Khi các triền cái ngưng bặt - đạt Định
Định đạt – Thì đạt Tuệ
Tuệ đạt thì đạt Đạo Tuệ - Quả Tuệ.
“Samāhito bhikkhave
yathabhūtaṃ pajānāti” (Đức Phật)
Có Định, này Chư Tỳ Kheo,
sẽ thấy được các Pháp như thật, (Có Định, biết rõ như thật trí) – Tương Ưng Sự
Thật.
Nīvaraṇa = Triền
cái, những pháp cái che án, cản trở con đường đến Thiền, Đạo, Qủa.
1.
Kāmachandanīvaraṇa Tham dục pháp cái
2.
Byāpādanīvaraṇa Sân hận pháp cái
3.
Thinamiddhanīvaraṇa Muội lược, hôn trầm, thuỵ miên Pháp cái
4.
uddhaccakukkucca phóng dật, trạo cử
5.
vicikiccha hoài nghi, tin hay không tin
+ Avijjā không biết đúng đắn
Nói tóm lại: Cần Phải thực
hành Định.
Câu hỏi 11: Trong các việc Thiện, Thiền là thiện nhất phải
không? (Chú Trực)
Trả lời:
Trong
các việc thiện, Nổ lực hành thiền, Thính Pháp, Bố thí Pháp, Thuyết Pháp, bố thí
Kinh Sách, Mời Thiên-Nhân nghe Pháp, những việc Thiện này là thiện nhất: Đúng
vậy.
Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti.
Dịch
nghĩa: Pháp thí thắng mọi thí
Còn nữa:
Amataṃdado ca so hoti
Yo dhamme anusāsati (Devatāsamyutta – Tương
Ưng Thiên Tử)
Dịch
nghĩa: Người nào bố thí Pháp, người ấy bố
thí Níp-Bàn.
Người nào chưa chứng ngộ Níp-Bàn, nhưng người ấy bố thí Níp-Bàn, đấy
là bố thí cao thượng nhất, bố thí không thể sánh bằng.
Câu hỏi 12: Chúng ta phải học Pháp Học rồi Qua Pháp Hành
phải không? (Chú Trực)
Trả lời:
Sutamaya Nghe, đọc, mà biết (văn trí)
Cintamaya Suy nghĩ, tư duy mà biết (tư
trí)
Bhāvanāmaya thực hành, hành thiền tiến đạt mà biết (tu trí)
Trong 6 Ân
Đức Pháp có:
Ehipassiko
= Pháp mời gọi Đến để học, đến để quan sát, đến để hành.
Đức Phật tán dương sự hiểu biết có được thông qua thực hành.
Có Vị Tam tạng Trưởng Lão Pháp sư Poṭṭhila đang dạy cho Đồ chúng gồm 500 vị Tỷ kheo. Đức Phật gọi: “Moghapoṭṭhila Tuccapoṭṭhila”. Nghĩa là Này
Poṭṭhila vô dụng - Đức Phật đã gọi như vậy vì vị ấy chỉ có học lòng Tam tạng mà
không hành.
Đại Đức Cūḷapala, trong
suốt 3 tháng Hạ không thuộc nổi một bài kệ, khi Đức Thế Tôn trao cho ông một đề
mục xong, ông tiến hành thiền và chứng Alahán quả cùng thần thông. Học hỏi và
Hiểu biết qua việc thực hành thì tốt hơn. Việc thực hành có thể chứng đạt được
các loại trí Yathābhūtañāṇa (Như thị
trí) – Bhāvanāmayañāṇa (Tiến Đạt Trí).
Kiến thức đạt được trong cuộc sống tốt hơn là học suông.
Attapaccakkha – trí do tự mình đúng thời biết được, có thể đạt được Đạo – Quả
Tuệ.
Sādhu! Sādhu! Lành thay!
(Dứt buổi 3)