Monday, October 17, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 10 – Thứ Sáu 17/7/2009) Bạch Ngài, chúng con được biết có vô lượng Pháp môn tu, nếu một hành giả



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 10 – Thứ Sáu 17/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar   
         
Câu hỏi 29: Bạch Ngài, chúng con được biết có vô lượng Pháp môn tu, nếu một hành giả không hành theo pháp môn Thiền mà hành theo Pháp môn khác có đắc đạo quả không? Và có diệt được tham, sân, si không? (Hoàng thị Lựu)

Trả lời: Đức Phật dạy có 40 đề mục thiền Định:

I.     KASIṆA (biến xứ) có 10:
1. Pathavīkasiṇa                - Biến xứ đất
2. Āpokasiṇa           - Biến xứ nước                 
3. Tejokasiṇa           - Biến xứ lửa
4. Vāyokasiṇa                   - Biến xứ gió
5. Nīlakasiṇa           - Biến xứ màu nâu
6. Pītakasiṇa           - Biến xứ màu vàng
7. Lohitakasiṇa                 - Biến xứ màu đỏ
8. Odātakasiṇa                  - Biến xứ màu trắng
9. Ākāsakasiṇa                  - Biến xứ hư không
10. Ālokakasiṇa                 - Biến xứ ánh sáng

II. ASUBHA (tử thi bất tịnh) có 10:
1.    Uddhumātaka               - Tướng phình trương
2.    Vinīlaka                       - Tướng bầm xanh
3.    Vipubbaka                   - Thây chảy mủ
4.    Vicchiddaka                 - Tướng nứt ra
5.    Vikkhāyitaka                - Tướng bị gặm khới
6.    Vikkhittaka                  - Tướng rã rời
7.    Hatavikkhittaka - Tướng rã rời phân tán
8.    Lohitaka                      - Tướng máu chảy
9.    Puḷuvaka                      - Tướng trùng ăn
10.  Aṭṭika                         - Tướng bộ xương

III. ANUSATI (tuỳ niệm) có 10:
1.    Buddhānussati             - niệm Phật
2.    Dhammānussati  - niệm Pháp
3.    Saṅghānussati             - niệm Tăng
4.    Sīlānussati                   - niệm Giới
5.    Cāgānussati                 - niệm Thí
6.    Devatānussati              - niệm Thiên
7.    Upasamānussati - niệm tịch diệt
8.    Maraṇānussati              - niệm Chết
9.    Kāyagatānussati - niệm Thân
10. Ānāpānanussati  - niệm Hơi Thở

IV. BRAHMAVIHĀRA (Tứ Vô Lượng Tâm) có 4:
1.    Mettā                          - Từ
2.    Karuṇā                        - Bi
3.    Muditā                        - Hỷ
4.    Upekkhā                     - Xả

V. SAÑÑĀ (Tưởng) có 1:
          1. Āhāre paṭikūlasaññā:     - Tưởng vật thực nhờm gớm

VI. CATUDHĀTUVAVATTHĀNA (Tứ Đại) có 1:
1.    Catudhātuvavatthāna              - Tứ Đại

VII. ARUPPA (APPAMAÑÑĀ) (Vô sắc Thiền) có 4:
1.    Ākāsānañcayatana                  - Không vô biên xứ
2.    Viññāṇañcayatana                  - Thức Vô Biên xứ
3.    Ākiñcaññāyatana                    - Vô sở hữu xứ
4.    Nevasaññānāsaññāyatana       - Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Vậy Tổng cộng có 40 đề mục thiền Định.

          Vị hành giả có thể hành bất cứ một đề mục nào mình muốn. Không một nghiệp xứ (kammaṭṭhāna - đề mục thiền) nào mà không dẫn hành giả đến bờ kia Niết Bàn cả. Trong 40 nghiệp xứ này đều dẫn đến Niết Bàn. Vì vậy hành giả nên thiết tha tôn trọng các việc hành thiền trên các đề mục thiền ấy.

Câu hỏi 30: Thưa Sayadaw, quang tướng hơi thở có nguồn gốc từ đâu? Tại sao quang tướng hơi thở chỉ xuất hiện khi Định được thiết lập ổn cố? (Tn Minh Duyên)

Câu hỏi 31: Sự giác ngộ trong Thiền Định, ý nghĩa trên phương diện pháp học của sự giác ngộ đó? (Tịnh Không – Anh Trần Quốc)

Trả lời (cho cả hai câu trên):
Khi năng lực Định sung mãn, trong tâm của vị hành giả xuất hiện một loại khái niệm, một loại tưởng.

Năm Căn bắt đầu bằng Tín căn (Saddhindriya),… đã được phát triển đầy đủ, không bợn nhơ. Khi Năm triền cái nhiễu hại đến Thiền Tâm cùng với các phiền não đã được thoát li – lúc ấy Tâm được Thanh Tịnh (Cittavisuddhi)

Nếu xuất hiện các Thiền chi bắt đầu bằng Tầm (Vitakka),… thì Paṭibhāganimitta – Quang tướng xuất hiện.

  1. Thīnamiddha (Hôn trầm, thuỵ miên) được loại bỏ bởi TẦM (Vitakka)
  2. Vicikicchā (Hoài nghi) được loại bỏ bởi TỨ (Vicāra)
  3. Byāpāda (Sân) được loại bỏ bởi HỶ (Pīti)
  4. Uddhacca-Kukkucca (Trạo-Hối) được loại bỏ bởi LẠC (Sukha)
  5. Kāmacchandha (Tham dục) được loại bỏ bởi NHẤT TÂM (Ekaggatā).

Nếu Năm Triền cái trên xuất hiện, quang tướng hơi thở Paṭibhāganimitta sẽ mất, năng lực Định sẽ thối giảm.

Lúc trước, các vị đạo sĩ thường đi lại ở trên hư không bằng năng lực thần thông, nghe tiếng hát du dương êm dịu (của những cô thiếu nữ) ở dưới khiến dục tham khởi lên, năng lực Thiền giảm khiến các vị phải hạ xuống.

Khi các Triền cái xâm nhập nơi một vị hành giả, quang tướng Paṭibhāganimitta sẽ mất.
Để không mất quang tướng này, vị hành giả nên bảo vệ nó như Mẹ của Đức Bồ tát đã chăm sóc bảo vệ khi bà mang thai Đức Bồ tát. Khi Bà mang thai, Bà có thể nhìn thấy rõ ràng hài nhi đang ở trong tư thế nào.

Câu hỏi 32: Thưa sư cho con hỏi, ngồi thiền có phải là một trong những phương pháp loại trừ tật bệnh không ạ? Xin hãy giải thích cho con? (Ngọc Giang)

Trả lời:
Niệm hơi thở (Ānāpānakammaṭṭhāna), Đức Phật và Chư vị Alahán thường ghi nhớ thực hành. Có câu hỏi Tại sao Niệm Hơi thở lại được thực hành như vậy?

          Câu trả lời được tìm thấy trong chú giải như vầy:
          - Satisampajaññatthāya, và
- diṭṭhadhamma-sukha vihāratthāya.

1. Niệm Tỉnh Giác (Satisampajañña) phát triển được hiệu quả.
2. An vui ngay trong đời sống hiện tại - hiện tại lạc trú.

Vì vậy những người muốn Niệm Tỉnh Giác được tăng cường, những người mong muốn Thân an lạc, Tâm an lạc nên thực hành thiền NIỆM HƠI THỞ.  

(Dứt buổi thứ 10)