CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch
2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 15
– Thứ Tư 22/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư
ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon –
Mawlamyine – Myanmar
Bắt đầu từ tối hôm nay, sẽ giảng về ÂN ĐỨC
TAM BẢO (HỒNG ÂN TAM BẢO)
Namo Tassa Bhagavato Arahato
Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO)
Trong 9 Hồng Ân của Đức
Phật:
Arahaṃ (1),
Sammāsambuddho (2), Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro
purisadammasārathi (6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).
+ (01) Ân Đức Arahaṃ:
Arahaṃ
là Bậc có 3 ý nghĩa:
01. A+rahaṃ: A có nghĩa là không
có, không làm, rahaṃ có nghĩa là nơi
vắng vẻ.
Đức Phật là một Bậc không có những nghiệp bất thiện (cả về Nghiệp
Thân (kāyakamma), Nghiệp Khẩu (vācīkamma) và nghiệp Ý (Manokamma) ngay cả những nơi vắng vẻ,
khuất lấp, những nơi chốn mà người khác không thấy được.
02. Ara+haṃ: Ara có nghĩa là các
phiền não là kẻ thù, haṃ có nghĩa là
đoạn triệt nên Ân Đức Arahaṃ có nghĩa là Bậc đã đoạn triệt các phiền não thô tế
là kẻ thù. Các phiền não thô tế gồm 1500 loại.
03. Arahaṃ: A+ra+haṃ: Ân Đức Ứng
Cúng, Xứng Đáng? Bậc Xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường từ Nhân + Thiên
+ Phạm thiên.
Xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của loài người.
Xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của Chư Thiên.
Xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của Chư Phạm Thiên.
+Cách Thực hành Niệm Ân
Đức này:
<1> Một vị thực hành niệm ân đức Arahaṃ, vị ấy hình dung trong tâm, hình ảnh Đức Thế Tôn, đang ngự một
mình dưới cội Bồ đề, trên Bồ đoàn quý báu nơi thanh vắng, không có một ai gần
đó. Ngay cả ở nơi thanh vắng như thế, nhưng Đức Phật không tạo bất cứ một bất
thiện nào ở thân, ở khẩu, cũng như ở ý. Vị ấy niệm tưởng Ý nghĩa đầu tiên này với
sự bình an tỉnh lặng và niệm thầm trong tâm: A-RAHAṂ…. A-RAHAṂ…. A-RAHAṂ….
<2> Kế nữa là ARA-HAṂ…. ARA-HAṂ…. ARA-HAṂ…. Đức Thế Tôn ấy
1500 loại phiền não, như tham, sân, si, mạn, nghi, phóng dật, thuỵ miên … tất
cả các Bất thiện Pháp ấy Đức Thế Tôn đã đoạn diệt được. Vị ấy hình dung trong
tâm hình ảnh Đức Phật và niệm như trên là ý nghĩa thứ hai.
<3> Kế nữa, Vị ấy
hình dung trong tâm, hình ảnh Đức Thế Tôn, vào lúc thành tựu hoàn toàn, đã đạt
được quả vị Phật trên Bồ đoàn quý báu, loài người đến để cung kính cúng dường,
chư Thiên, còn có cả Thiên Vương đến để cung kính đảnh lễ cúng dường, Chư Phạm
Thiên, gồm cả Phạm Thiên Vương đến đảnh lễ cúng dường. Hình ảnh Nhân-Thiên-Phạm
Thiên đến cung kính cúng dường, đảnh lễ. Niệm ARAHAṂ… ARAHAṂ… ARAHAṂ… với hình
ảnh như thế trước mặt.
Như vậy là niệm ÂN ĐỨC ARAHAṂ đầy đủ với 3 ý nghĩa.
+ Bậc không làm những điều bất thiện ngay cả ở những nơi vắng vẻ;
+ Bậc đã đoạn diệt được 1500 kẻ thù phiền não thô tế và
+ Bậc xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của Nhân –
Thiên - Phạm Thiên.
Câu hỏi 44: Tôi sẽ nói thêm một chút về niệm Phồng Xẹp?
(Sayadaw)
Phồng xẹp không phải là một đề mục mà tất cả mọi người có thể
thực hành được.
Trước đây, chúng tôi có thực hành thiền theo phương pháp này,
phương pháp Mahasi, trong khoảng thời gian 8 tháng. Trong phòng trình pháp có
một vị nữ hành giả, bụng đã no vì vừa mới dùng cơm xong, trình rằng: Sayadaw,
con vừa mới dùng cơm xong, niệm xẹp khó quá, niệm phồng thì được còn niệm xẹp
thì khó quá. Rồi một vị nữ hành giả khác đang mang thai, cũng trình pháp tương
tự. Con niệm xẹp không được.
Khi nổ lực thực hành niệm phồng - xẹp,
bụng phồng lên - niệm phồng, bụng xẹp xuống - niệm xẹp, thực ra không phải niệm
như vậy. Cứ tự nhiên, quý vị cứ niệm theo đặc tính hơi phồng lên - niệm phồng,
hoặc hơi xẹp xuống - niệm xẹp tự nhiên như vậy. Và dựa vào sự nhận biết đặc
tính này, mà vị hành giả tiếp tục ghi nhận. (nghĩa là bằng trí nhận biết)
Câu hỏi 45 và 46: Xin Ngài giải thích về
Sati (Niệm), Satisampajañña (Niệm tỉnh giác), và Sammāsati (Chánh niệm) đối với đề mục hơi thở và 5 chi để thiết lập
Niệm giác chi (Satisambhojjaṅga)? (Cô Hựu Huyền)
Trả lời:
Sati (niệm) tâm chú ý liên
tục đến đối tượng HTV-HTR và tập trung theo dõi nó.
Sampajañña là sự ghi nhận với sự
kiểm soát bằng Trí để biết được HTV-HTR: hoặc là đang Dài, hoặc là đang Ngắn,
hoặc đang ở chặng Đầu – đang ở chặng Giữa – đang ở chặng Cuối; hơi thở rõ ràng;
hơi thở vi tế. Nên biết:
Sati (niệm) – có sự tập trung theo dõi
Sampajañña (tỉnh giác) – có sự liên quan đến Trí (Biết có nghĩa là
Trí).
Trong
Pāḷi , niệm tỉnh giác được ghi thành Sato Sampajāno,
Trong
tiếng Miến thì được viết gộp lại thành Satisampajañña.
Để đạt được ĐẠO TUỆ, Niệm tỉnh giác này được gọi là Niệm Giác
chi (Satisambojjhaṅga)
+ Để sanh khởi Niệm
Giác Chi (Satisambojjhaṅga) gồm có 5
chi:
1. Ấn định,
2. Nhận xét bằng trí
3. Tránh những người thất niệm
4. Gần những người thường hành niệm, có chánh niệm
5. Sự để tâm ghi nhận liên tục
+ Trong tâm hành giả
thiết lập chú ý (NIỆM) là quan trọng
+ Ấn định, quy định đây là đối tượng cần theo dõi
+ Ghi nhận bằng Trí đối tượng đang theo dõi,
+ Tránh những người thất niệm, người hay quên, người không nổ
lực thực hành niệm.
+ Gần những người thường hành niệm
+ Để năng lực niệm được phát triển, sự để tâm ghi nhận liên tục
rất là quan trọng.
Đó
là 5 chi phát triển Niệm Giác Chi. Sati
(Niệm) trong nhiều tên gọi khác nhau:
Satipaṭṭhāna (Niệm xứ), Satisambojjhaṅga (Niệm
Giác chi), Sammāsati (Chánh niệm),
Satindriya (Niệm căn), Satibalaṃ (Niệm lực)
BÁT
CHI CHÁNH ĐẠO – THÁNH ĐẠO (Ariyamagga) trong đó:
+ Sammāvācā (Chánh ngữ)
+ Sammākammanta (Chánh nghiệp)
+ Sammāājīva (Chánh mạng)
Ba
chi trên đây thuộc GIỚI ĐẠO CHI (Sīlamaggaṅga)
+ Sammāvāyāma (Chánh tinh tấn)
+ Sammāsati (Chánh niệm)
+ Sammāsamādhi (Chánh Định)
Ba chi
trên đây thuộc ĐỊNH ĐẠO CHI (Samādhimaggaṅga)
+ Sammādiṭṭhi (Chánh Kiến)
+ Sammāsaṅkappa (Chánh Tư Duy)
Hai
chi còn lại thuộc HAI TUỆ ĐẠO CHI (Paññāmaggaṅga)
Việc thọ trì Năm giới, Tám giới, Thập giới… trước lúc hành thiền
làm thành tựu BA GIỚI ĐẠO CHI. Còn lại 5 Đạo Chi, được thành tựu dần dần trong
lúc nỗ lực hành thiền.
Việc thực hành thiền còn được gọi là việc nỗ lực thực hành phát
triển Bát Chi Chánh Đạo. Đây là việc thực hành rất cao thượng, rất tốt lành
phải vậy không?
Đức Phật Ngài rất ưu ái đối với những người thực hành Pháp cao
thượng ấy.
“Người chăm sóc mình,
người chăm sóc người khác, người ấy là những người cao thượng và có thể gọi
người ấy đang sống như những bậc Thánh vậy.”
Câu hỏi 47: Như người ta thường hay chọn ngày tốt ngày
xấu để làm một việc người ta mong muốn, đó có phải là Tà Kiến thưa Ngài? (Cô Tường)
Trả Lời:
Đúng vậy.
Trong Giáo Pháp của Đức Phật không tìm thấy những ngày tốt,
những ngày xấu, không có giờ tốt, không có giờ xấu (trong văn hoá các nước, sự
ảnh hưởng của quan niệm này đến đời sống tâm lí rất là lớn: ảnh hưởng cả 3
thời, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ (lời người dịch)). Trong Giáo pháp của Đức
Phật chỉ tìm thấy những suy nghĩ tốt, những lời nói tốt, những thân hành tốt
(những nghề nghiệp tốt…) – đó là những thiện pháp, là những điều an lành.
Ngày nào quý vị làm điều tốt, điều lành thì ngày đó là ngày an lành.
Giờ nào quý vị làm điều tốt, điều lành thì ngày đó là giờ an
lành.
Phút nào quý vị làm điều tốt, điều lành thì phút đó là phút an
lành. Và ngược lại.
Quan niệm về Sự An Lành, Phước lành, hay Điềm Lành (Maṅgala) đối với mỗi người trong thế
gian này thật khác nhau. Vào thời Đức Phật, loài người đã suy nghĩ rất nhiều và
rất lâu về vấn đề An Lành. Họ cũng đã đưa ra biết bao quan niệm sai biệt về phúc
lành: Buổi sáng sớm thức dậy nhìn thấy những hình ảnh thật đẹp thì cho đó là an
lành, quan niệm an lành thông qua cái nhìn “diṭṭhamaṅgala”,
hay nghe những âm thanh du dương êm tai, quan niệm sự an lành thông qua việc
cảm nhận bằng đôi tai “sotamaṅgala”,
hay được xúc chạm những vật êm mượt, khả ý; quan niệm sự an lành thông qua việc
cảm nhận bằng xúc giác “phuṭṭhamaṅgala”….
Vậy trong số những quan niệm ấy, quan niệm nào là đúng đắn nhất. Đã có một cuộc
tranh luận kéo dài trong suốt 12 năm. Họ đã tranh luận về quan niệm của người
nào là quan niệm đúng đắn nhất. Một vị Thiên tử đã đi đến và trình bày vấn đề
ấy lên Đức Thế Tôn. Loài người đã quan niệm sự An lành là như vậy, chư Thiên
quan niệm sự an lành là như vậy… vậy xin Ngài hãy nói về sự an lành cao thượng
nhất. Nhân đó, Đức Thế Tôn đã thuyết về 38 Pháp An Lành (Maṅgalasutta-Kinh Phúc Lành) bắt đầu bằng kệ đầu tiên - gồm 3 sự an
lành đầu tiên:
“asevanā ca bālānaṃ,
paṇḍitānañca sevanā,
pūjā ca pūjaneyyānaṃ,
etaṃ maṅgalamuttamaṃ” nghĩa là
“không
thân gần người ngu (1),
thân
gần bậc hiền trí (2),
kính
lễ người đáng lễ (3),
là
Phúc lành cao thượng …
Những Phúc Lành mà Đức Phật đã dạy không phải là sự cảm nhận những
hình sắc tươi đẹp, những âm thanh du dương, sự xúc chạm êm ái, bằng mùi hương
thoả lòng v.v… đó là những quan niệm của nhân thế này chứ không phải của Đức
Thế Tôn. Đức Phật Ngài không ưa, không đồng tình với những chuyện đề cập đến
ngày tốt, ngày xấu, những hành vi tốt, xấu, những hạnh tốt, xấu. Những quan niệm
đó của thế gian, nếu mỗi người chấp nhận những quan niệm ấy có nghĩa là chấp
nhận tà kiến. Vì tà kiến này mà cho rằng người ấy có thể rơi vào ác đạo là
không phải. Họ làm theo những quan niệm sai lầm, cái nhìn sai lầm lớn mà thôi.
Đó chưa hẳn là một bất thiện khiến người ấy đoạ vào 4 ác đạo. Đó chỉ là những
quan niệm chưa đúng đắn của mỗi người. Vì thế Đức Phật dạy là trong các chi
phần của một người cận sự thì không được tin tưởng thái quá những điều như vậy.
Chi này là chi của người học trò, người đệ tử, người hậu cận thật sự của Đức
Phật.
(Sādhu! Sādhu! Lành
thay)
(Dứt buổi thứ 15)