Tuesday, October 25, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 18 – Thứ Bảy 25/7/2009) + (04) Ân Đức SUGATO:



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 18 – Thứ Bảy 25/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO (tiếp theo)

Trong 9 Hồng Ân của Đức Phật:
Arahaṃ (1), Sammāsambuddho (2), Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro purisadammasārathi (6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).

+ (04) Ân Đức SUGATO:

ÂN ĐỨC THIỆN THỆ là Ân Đức Thứ Tư:
Sugato gồm có 2 từ ghép lại: su + gato
Ân Đức Thiện Thệ (Sugato) có 4 ý nghĩa:

1.    Su (tốt đẹp) + Gato (lời nói): Bậc có lời nói tốt đẹp, như thế nào là lời nói tốt đẹp:
Có sáu loại lời nói, có 2 loại lời nói được Đức Phật dùng để giáo hoá trong 45 năm hoằng Pháp của Ngài:

Sáu loại lời nói
Như chân,
như thật
(Chân thật)
Tương ứng
với mục đích
(có lợi ích, có kết quả)
Người nghe
ưa thích
Đức Phật
có nói hay không?
(Có: X, Không: O)
1
O
O
O
O
2
X
O
O
O
3
X
X
O
X (biết thời nên nói)
4
O
O
X
O
5
X
O
X
O
6
X
X
X
X (biết thời nên nói)

Những lời nói Như chân, như thật, có lợi ích – có kết quả, người nghe ưa thích – hay không ưa thích Đức Phật biết thời phải nói. Đấy là ÂN ĐỨC KHÉO NÓI – ÂN ĐỨC THIỆN THỆ.

2.    Su (Tốt đẹp, khéo) + Gato (đi, đến): Bậc đã đến nơi tốt đẹp là Niết Bàn như những vị Phật trong quá khứ khác.

3.    Su (Tốt đẹp, khéo) + Gato (độ, chuyển, tải): Bậc khéo độ người đến Niết Bàn.


4.    Su (Tốt đẹp, khéo) + Gato (ngự): Bậc đã ngự vào Vô Hành - Niết Bàn
Trên đây là 4 ý nghĩa về ÂN ĐỨC THIỆN THỆ - ÂN ĐỨC SUGATO.
(Phần thực hành giống như Ân đức Arahaṃ).


Câu hỏi 51: Tối hôm qua, ánh sáng xuất hiện từ bên phải rọi vào mặt, có những lúc ở bên trái rọi vào mặt, bên trên cũng vậy, và bên dưới hắt lên cũng có nữa, chập thì thấy ánh sáng đó trắng như một đám mây ở trên cao, khi đó con nên hành như thế nào? Chân đau con có thể đổi chân được không? (Cô Quý)

Trả lời:
Có 3 loại tướng hơi thở xuất hiện đối với vị Hành giả thực hành niệm HTV-HTR: 
Loại 1:         - Parikammanimitta (Khởi tướng)
Loại 2:         - Uggahanimitta (Học Tướng)
Loại 3:         - Paṭibhāganimitta (Tợ Tướng)

+ Loại thứ 1: Parikammanimitta – Khởi tướng: Khi theo dõi ghi nhận đối tượng HTV-HTR được liên tục và ổn định trên hơi thở đó. đó là khởi tướng. (Thường có màu khói dơ dơ)

+ Loại thứ 2: Uggahanimitta - Học tướng: Khi niệm hơi thở được liên tục ổn định, tâm trong sạch thoát khỏi các bất thiện pháp như tham, sân, si… khi ấy ánh sáng xuất hiện. Ánh sáng này là Uggahanimitta (Học Tướng). Ánh sáng này có thể đến từ nhiều hướng, nhiều vị trí, với nhiều hình dạng, màu sắc. Ánh sáng này vẫn chưa ổn định, hứng khởi, còn dao động, dể thay đổi. Nếu hành giả tiếp tục theo dõi ánh sáng đó, nó sẽ thay đổi không cùng. Khi thì nhỏ xuất hiện rồi lập tức biến mất rồi đủ thứ loại khác xuất hiện. Học tướng này thường thấy ở những người có Định, nhưng Định này không đủ mạnh để ánh sáng ổn định. Đừng chú ý đến ánh sáng này, hành giả nên tiếp tục theo dõi hơi thở. Tốt hơn ánh sáng này là ánh sáng của Tợ tướng (Paṭibhāganimitta).  

+ Loại thứ 3: Khi Tợ Tướng (Paṭibhāganimitta) xuất hiện, khi ấy Thiền Định phát sinh, vị ấy đắc Thiền. Ánh sáng xuất hiện gần, sát trước mặt hành giả lúc này ổn định, ánh sáng ấy xuất hiện rõ ràng. Đấy là Tợ tướng (Paṭibhāganimitta).

Khi Thiền Định phát sanh có thể nói: Người nào thấy Pháp, người ấy thấy Như Lai. (Sayadaw động viên)
Khi chân đau, có thể thay đổi tư thế. Trong khi thay đổi tư thế vẫn tiếp tục theo dõi hơi thở.

Câu hỏi 52: Xin Ngài giải thích về: DANH là gì? SẮC là gì? (Nhóm Phật Tử)

Trả lời:
+ Trước tiên nói cơ bản:

SẮC: từ trên đầu xuống đến chân, những gì có thể nhìn được, cầm được, nắm được.
DANH: thì không thể cầm được, nắm được. (Thấy được đối với người đạt ĐỊNH)
Thuộc tính, đặc tính của DANH là BIẾT, Bất cứ DANH gì, nhìn - biết, nghe - biết, chạm - biết, suy nghĩ - biết,… Biết là đặc tính, bản chất của DANH
SẮC (từ trên đầu xuống đến chân, những gì có thể nhìn được, cầm được, nắm được) có thuộc tính là THAY ĐỔI. Các SẮC này: nhỏ xong rồi lớn lên, lớn lên và già, già rồi đến chết. Nóng cũng thay đổi, lạnh cũng thay đổi. Vật thực cũng thay đổi… những cái thay đổi ấy chính là SẮC. SẮC có thuộc tính là thay đổi.

+ Nói về Chi tiết: (ở bài giảng sau.)


   
Sādhu!Sādhu!Lành thay.

(Dứt buổi thứ 18)
                                TRÍCH LỤC KINH ĐIỂN: SÁU LOẠI LỜI NÓI:
- Cũng vậy, này Vương tử,

(1)                   lời nói nào Như Lai biết (1) không như thật, không như chân, (2) không tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.

(2)                   Lời nói nào Như Lai biết là (1) như thật, như chân, (2) không tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.


(3)                   Và lời nói nào Như Lai biết là (1) như thật, như chân, (2) tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.

(4)                   Lời nói nào Như Lai biết là (1) không như thật, không như chân, (2) không tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.


(5)                   Lời nói nào Như Lai biết là (1) như thật, như chân, (2) không tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

(6)                   Và lời nói nào Như Lai biết là (1) như thật, như chân, (2) tương ứng với mục đích, và (3) lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy. Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.


(trích từ kinh Vương tử Vô Uý - Trung Bộ Kinh Tập 2 - Bài Kinh số 58)
(Abhayarājakumārasutta - M.2.57-58)

Ở bài Kinh khác:
Như thế nào là lời nói tương ứng với mục đích (atthasaṃhita[1]): (Dutiyakathāvatthusutta-A.3.359)

MƯỜI LỜI NÓI TƯƠNG ỨNG VỚI MỤC ĐÍCH:

Có Mười lời nói tương ứng với mục đích, hay lời nói lợi ích:
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình ít dục, và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến giữa các Tỷ-kheo. Tỷ-kheo ít dục và là người khiến cho đề tài (1) ít dục (appicchokatha) được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán và Tỷ-kheo (2) tự mình biết đủ (santuṭṭhikatha)... (3) tự mình sống viễn ly (pavivekakatha)... (4) tự mình không tụ hội (asaṃsaṭṭhakatha)... (5) tự mình tinh tấn (vīriyārambhakatha)... (6) tự mình đầy đủ giới (sīlasampadākatha)... (7) tự mình đầy đủ định (samādhisampadākathā)... (8) tự mình đầy đủ tuệ (paññāsampadākatha)... (9) tự mình đầy đủ giải thoát (vimuttisampadākatha)... (10) tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến (vimuttiñāṇadassanasampadākatha), và là người khiến cho đề tài giải thoát tri kiến được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán.

Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc được tán thán này.
(Trích Bài kinh ' Những đề tài câu chuyện (2) - Phẩm số Song đôi (Yamakavagga - Chương mười Pháp - Tăng Chi Bộ Kinh)



[1] Trong bản tiếng Anh của Ngài Thanissaro được dịch là beneficial (có lợi ích - HT Thích Minh Châu dịch là tương ưng với mục đich)