Wednesday, October 12, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 5 – Chủ Nhật 12/7/2009) những phước lành của việc Thực Hành thiền trên hai phương diện



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 5 – Chủ Nhật 12/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar


Nếu không có ai có câu hỏi nào, tôi sẽ nói về những lợi ích, những phước lành của việc Thực Hành thiền trên hai phương diện:

  1. Lokuttara (Siêu thế)
  2. Lokīya (Hiệp Thế)

Đức Phật đã thuyết trong Tam Tạng kinh điển Pāḷi, Majjhimapaṇṇāsa đề cập, thực hành thiền HTV-HTR (ānāpānākammatthāna), Phước báu siêu thế có 5:

1-   Đạt được quả vị Alahán trong kiếp hiện tại này, nếu chưa

2-   Thì lúc mệnh chung, trước lúc sanh mạng sắp hết, vị ấy đắc được Đạo Quả Alahán (Ví dụ Đức Vua Suddhodana (Đức Vua Tịnh Phạn), nếu vẫn chưa

3-   Lúc thân hoại mạng chung, tái sanh vào Thiên giới và tại đấy đắc Đạo Quả Alahán, còn không,


4-   Thì trước lúc Đức Bồ tát Mettreya thành Phật, vị ấy có thể trở thành một vị Phật Độc Giác (Paccekabuddha).

5-   Vào thời Đức Phật Metteyya (Đức Phật Di Lặc) thị hiện, vị ấy là một vị (Khippābhiññā) có tuệ nhạy có thể chứng đắc Đạo Quả Alahán cùng thần thông.


Những người niềm HTV-HTR, về phương diện hiệp thế, có 5:

  1. Tâm được trong sạch, thanh tịnh
  2. Tâm ý rất hiền thiện, chỉ hứng khởi với những việc tốt lành
  3. Sở hữu những ý nghĩ tốt đẹp, có trí tuệ
  4. Có sức khoẻ tốt
  5. Lâm chung trong an lạc tỉnh táo, tâm không mê muội.

Những vị nỗ lực hành thiền niệm HTV-HTR khi chưa đạt được các Đạo quả Alahán thọ hưởng được 5 điều lợi ích này (về phương diện hiệp thế).

Câu hỏi 16: Bạch sư, hơi thở con dồn dập, theo dõi rất khó, làm sao con có thể theo dõi được? (Dì Loan)

Trả lời:
Nếu như Tâm vị hành giả bực tức, lo âu, sợ hãi …, thân thể vị ấy nóng nảy thì hơi thở thô tháo, dồn dập. Thân nóng nảy, tâm lo âu thì hơi thở thô tháo.

Một ví dụ chẳng hạn: Một người vác một vật nặng từ trên núi xuống. Trên đường xuống núi, hơi thở vị ấy trở nên thô tháo dồn dập. Do thân thể mệt mõi, nóng nảy nên hơi thở dồn dập thô tháo. Khi vị ấy ngồi nghỉ dưới cội cây, vị ấy lấy khăn ướt thấm, và lau mồ hôi rồi nằm nghỉ dưới cội cây. Nằm nghỉ như vậy vị ấy thấy hơi thở không còn thô tháo nữa, hơi thở vị ấy trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu. Vì cả thân và tâm không còn lo lắng, bồn chồn nóng nảy, mệt mõi nữa.

Làm sao theo dõi được?:
Thở vào - thở ra đếm 1  
Thở vào - thở ra đếm 2
Thở vào - thở ra đếm 3
…..
Thở vào - thở ra đếm 8
HTV là luồn hơi chạm lỗ mũi và đi vào
HTR là luồn hơi chạm lỗ mũi và đi ra

Đếm từ 1 cho đến 8, đến 8 rồi đếm lại từ 1 cho đến 8, và cứ tiếp tục phương pháp đếm như vậy hơi thở sẽ dần dần trở nên vi tế, dễ dàng chú ý nhận biết, đấy là phương pháp đếm, từ Pāḷi gọi là phương pháp ganaṇā (Phương pháp đếm). Những vị nào niệm hơi thở không được tốt nên sử dụng phương pháp này. Nếu tâm phóng đi nhiều, vọng động, trạo cử nhiều thì hành giả nên sử dụng phương pháp này rất là tốt. Nếu đếm cho được nhiều lần liên tục từ 1 đến 8 thì hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng, vi tế. Trong những lúc ấy sự định tâm, sự chú ý nhận biết sẽ dần dần tốt hơn. Nếu có thể thực hành như thế khoảng 5000/6000 lần (1đến8) có thể đến thăm viếng bảo tháp Cūḷamaṇi ở thiên giới, bảo tháp Duka ở Phạm thiên giới. Vị ấy muốn đến viếng thăm nơi Đức Phật Thành Đạo Buddhagāya vị ấy có thể đến được.

Câu hỏi 17: Bạch sư, ở nhà con rất là rảnh, cứ đi lui đi tới hoài, cho con hỏi phương pháp đi kinh hành để mà áp dụng?  (Dì Loan)

Trả lời:
Có 2 phương pháp đi:

Phương pháp thứ nhất:
Có thể niệm Hơi thở vào – hơi thở ra. Trong khi đi lại thì vẫn cứ đi lại nhưng vẫn nhận biết hơi thở. Đây là một phương pháp. Còn có phương pháp khác nữa: 

Phương pháp thứ hai:
Có thể chú ý theo dõi chân BƯỚC - ĐẠP, BƯỚC - ĐẠP, BƯỚC - ĐẠP…
(Gồm 2 động tác BƯỚC - ĐẠP).
Khi chân nhấc lên và đưa về phía trước (BƯỚC), vị ấy biết động tác ấy.
Khi chân chạm xuống đất (ĐẠP) vị ấy biết động tác ấy.

Có thể chia thành 3 động tác để chú ý theo dõi:
DỞ - BƯỚC - ĐẠP, DỞ - BƯỚC - ĐẠP, DỞ - BƯỚC - ĐẠP:
Nhấc chân lên, vị ấy biết động tác ấy (DỞ);
Đưa chân tới trước, biết động tác ấy (BƯỚC);
Hạ chân xuống chạm đất, biết động tác ấy (ĐẠP)

Hành giả nên thực hành kinh hành chậm rãi như những người không khoẻ mạnh, nghĩa là chậm rãi thôi. Trước đây cũng có một vị Tỷ kheo đương thực hành Kinh Hành trên một đường hành thiền đã ấn định sẵn. Vị ấy quyết tâm khi kinh hành đến đường kẻ đã vạch sẵn ấy sẽ chứng đắc Đạo Quả Alahán. Khi đi đến đường kẻ, vị ấy chứng đắc được Quả vị ấy. (Câu chuyện trong THANH TỊNH ĐẠO – Visuddhimagga - Buddhaghosa)

(Dứt buổi thứ 5)