Thursday, October 27, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 20 – Chủ Nhật 27/7/2009) + (06) Ân Đức ANUTTARO PURISADAMMASĀRATHI:



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 20 – Chủ Nhật 27/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (HỒNG ÂN PHẬT BẢO (tiếp theo)

Trong 9 Hồng Ân của Đức Phật:
Arahaṃ (1), Sammāsambuddho (2), Vijjācaranasampanno (3), Sugato (4), Lokavidū (5), Anuttaro purisadammasārathi (6), Satthādevamanussānaṃ(7), Buddho (8), Bhagavā (9).

+ (06) Ân Đức ANUTTARO PURISADAMMASĀRATHI:

ÂN ĐỨC VÔ THƯỢNG ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU là Ân Đức Thứ Sáu:
Anuttaro Purisadammasārathi gồm có 4 từ Pāḷi ghép lại:

- Anuttaro: vô song, không người bắt chước được
- Purisa: người nam, thú giống đực
- Damma: cho được thuần thục, cho được hiền thiện
- Sārathi: giáo hoá

Kết hợp 4 chữ trên có nghĩa là: Bậc Vô Thượng Điều ngự Trượng Phu.

Những hạng nam nhân trượng phu khó huấn độ, hạng thú đực khó thuần, khó điều ngự, hạng Thiên nam, Phạm Thiên nam khó dạy bảo,… Đức Phật Ngài là Đấng Vô Song (có 1 mà không có 2) đã giáo huấn họ bằng Từ Bi, Trí Tuệ và cả thần lực để hoá độ họ cho đến các quả lành thù thắng. Loài thú đực như voi Nālāgiri, Rồng chúa Nandopananda, Đức Phật đã điều phục được. Hạng nam nhân khó dạy bảo như Aṅgulimāla, hàng ngoại đạo Saccaka, Đức Phật Ngài cũng huấn độ cho họ, những vị thiên ngạo mạn, Phạm thiên Baka ngang ngạnh ngài cũng giáo hoá được trở nên thuần thục, hiền thiện dễ dạy. Những câu chuyện ấy trở thành những câu chuyện thánh thiện và lợi ích. Vì thế mà Đức Phật có được Hồng Danh:

Anuttaro Purisadammasārathi: ĐẤNG VÔ THƯỢNG ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU.


Câu hỏi 56: Mẹ con trước khi mất được nghe tụng danh hiệu Phật Adiđà, miệng từ từ ngậm lại, thân thể lạnh từ dưới chân lên đến đầu, chỉ còn đầu còn thấy ấm ấm. Con không biết rằng Mẹ con bây giờ đang ở cảnh giới nào? Có ở cảnh giới tốt đẹp hay không? (Một cô Phật tử quên hỏi tên.)
(người dịch có hỏi thêm chữ Amitābha (ở trong Pāḷi có nghĩa là gì?)

Trả lời:
Chữ Amita trong Pāḷi có nghĩa là Vô lượng, vô biên, vô giới hạn, bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn.

Còn chữ Amitābha (vô lượng quang, còn có nghĩa là oai lực vô biên)

Niệm Amitābha (niệm Adiđà): có nghĩa là niệm đến ân đức, đến oai lực vô biên, vô lượng không thể sánh bằng của Chư Phật. Việc niệm này cũng giống như Phật tử chúng ta thường niệm Namo Tassa … vậy .

          Trong khi Đức Phật đang thuyết Pháp tại thành vương xá (Rajagaha), một chú mục đồng tiến đến nghe Pháp. Gần chỗ chú đứng có một cái vũng nhỏ. Trong vũng có một con nhái đương ngoi lên để nghe Pháp âm Đức Phật đang thuyết. Khi đứng nghe Pháp chú mục đồng cầm gậy chăn bò đứng chống xuống đất để lắng nghe Đức Phật thuyết Pháp, chẳng may cây gậy của mục đồng chống phải đầu con nhái. Nó chết như thế nào? Nó chết trong khi cố nghe Pháp âm Đức Phật thuyết giảng. Bài Pháp của Đức Phật đang thuyết về những Pháp Thiện hay những Pháp bất thiện, Đức Phật đang thuyết bài Pháp gì nó không thể nào biết được. Loài súc sanh không biết được Thiện Pháp và Bất thiện pháp, chỉ Nghe âm thanh không thôi mà chết. Nó được sanh về Thiên giới là một vị thiên nam có dung sắc thù diệu với cung điện nguy nga cùng với 1000 người hầu kẻ hạ.

Vị Thiên nam ấy thắc mắc vì thiện nghiệp nào mà có được quả lành như vậy. Sau khi biết được kiếp trước vị ấy là một con nhái, đang thính Pháp âm của Đức Phật, chết đi và sanh vào thiên giới. Những lâu đài, cung điện, người hầu có được là nhờ thiện nghiệp ấy. Vị Thiên nam bèn tìm đến Đức Phật để hầu nghe Pháp. Lúc ấy Đức Phật vẫn chưa thuyết Pháp xong. Vị Thiên nam cùng với tuỳ tùng đến diện kiến trước Đức Thế Tôn, Đức Phật bèn hỏi: “Này thiên tử, ngươi từ đâu đến?” “Có chuyện gì lại muốn gặp Như Lai?” Con là vị Thiên nam có tên là Maṇṇutakathika… Vị thiên tử thuật lại từ đầu đến cuối… Vì thính Pháp của Đức Thế Tôn thuyết mang lại sự thù thắng như vậy, nên con đến để hầu nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng”. Vị thiên tử ấy tiếp tục nghe Pháp Đức Thế Tôn thuyết giảng. Nghe chưa dứt bài Pháp, vị ấy chứng đắc quả vị Dự Lưu.

Vậy Chúng ta rất ngưỡng ân đối với việc Thính Pháp phải không nào? Ngay cả loài súc sanh có thể sinh vào thiện thú thiên giới nhờ nghe Pháp âm mặc dù chẳng hiểu gì. Còn với loài người thì chắc không cần phải nói, phải vậy không? Nếu quý vị muốn được sinh Thiên, quý vị có thể đạt được. Nếu quý muốn được sanh Phạm Thiên, quý vị có thể đạt được. Quý vị mong muốn được sinh lại làm người, quý vị có thể đạt được. Những cõi Phước thiện dục giới, nếu muốn quý vị có thể đạt được. Loài súc sanh không biết mong muốn gì lại có thể sinh thiên giới. ẤY là nhờ ân đức thính Pháp vậy.     

   
Sādhu!Sādhu!Lành thay.

(Dứt buổi thứ 20)