--------------- CHÙA
TAM BẢO --------------
323
Phan Chu Trinh
Mùa
An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi 1 – Ngày thứ 4 –
08/7/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine –
Myanmar
Câu Hỏi 1: Con
là người mới bắt đầu hành thiền, xin hướng dẫn cho con phương pháp cơ bản để
hành thiền niệm hơi thở. (Cô Phạm Thị Nam)
Trả Lời:
Trước
hết tôi sẽ giải thích một vài điểm quan trọng sau đây trong việc hành thiền của
một vị Hành giả (Yogi):
Sự
chú ý theo dõi một đối tượng thường xuyên xuất hiện trên thân thể của một người
bình thường được gọi là việc Hành thiền. Đối tượng đang thường xuyên xuất hiện
trên thân thể đó chính là Hơi thở vào (viết tắt là HTV) và hơi thở ra (viết tắt
là HTR). Luồng hơi đi vào - luồng hơi đi ra (HTV) & (HTR) thường xuyên xuất
hiện. Một người nếu không có HTV và HTR thì gọi là người chết, không còn sự
sống. Từ khi bắt đầu sanh ra cho đến khi chết đi, cái thường xuyên xuất hiện chính
là hơi thở. Việc chú ý nhận biết theo dõi HTV & HTR gọi là việc hành thiền
niệm hơi thở (ānāpānasati).
Trong
việc thực hành theo dõi HTV-HTR, đòi hỏi vị hành giả trước hết nên giữ tâm an
vui, mát mẻ, tỉnh táo, sáng suốt, để tâm thoải mái, dễ chịu. Vị hành giả ý thức
được rằng: “Tâm của tôi đang an tỉnh, mát mẻ, sáng suốt, thoải mái, dễ chịu;
tâm của tôi chẳng có một chút lo âu, sợ hãi – nóng nảy nào; không có một tham
muốn nào, không có sân hận buồn bực nào, kiêu mạn nào khởi lên nơi tâm của tôi”.
Với Tâm hiện thời đang an tỉnh, sáng suốt, nhẹ nhàng, mát mẻ, thoải mái này,
hành giả sẽ thở hơi thở vào, hành giả sẽ thở hơi thở ra.
HTV
là luồng hơi chạm lỗ mũi và đi vào, chú ý nhận biết đến luồng hơi đó là HTV.
HTR
là luồng hơi chạm lỗ mũi và đi ra, chú ý nhận biết đến luồng hơi đó là HTR.
Nên
chú ý nhận biết hơi thở đi vào - hơi thở đi ra, Hơi thở đi vào – Hơi thở đi ra trong tâm. Sự nổ lực chú ý
nhận biết HTV – HTR như vậy gọi là việc nổ lực hành thiền niệm hơi thở.
Việc thường xuyên chú ý nhận biết HTV – HTR như vậy có những lợi ích gì?
Việc
để tâm chú ý nhận biết đối tượng hơi thở thường xuyên liên tục như vậy, nếu kiểm
tra tâm mình hành giả sẽ nhận thấy rằng: Tâm của vị ấy không bị Tham xâm nhập,
Sân hận, bực tức – kiêu mạn không thể xâm nhập; lo âu - buồn bực không thể xâm
nhập. Tất cả những Tâm bất thiện (viết tắt là TBT); tất cả những phiền não,
không thể xâm nhâp được. Tất cả những Bất thiện pháp (viết tắt là bất thiện
pháp), những tâm bất trị kia không thể xâm nhập, hay nói cách khác tâm hành giả
đang vắng
lặng các bất thiện pháp, tham, sân,… nên được gọi là Samatha
(Thiền Chỉ). Trong việc hành thiền – hay tập trung chú ý nhận biết HTV – HTR,
Khi Tâm đã vắng lặng các bất thiện pháp, các phiền não…, đây chính là kết quả đầu
tiên mà vị hành giả đạt được. Tâm hành giả khi ấy trong sạch, sáng suốt, an
tỉnh, thanh tịnh, không một bất thiện pháp nào có thể xâm nhập được. Không để
các bất thiện pháp thâm nhập như vậy, vị ấy tiếp tục chú tâm nhận biết HTR –
HTV, HTR – HTV.
Trước
hết thực hành trong khoảng 10 phút, nếu được rồi thì tiếp tục tăng lên 20 phút,
hoặc 30 phút nữa. Đối tượng HTV – HTR được chú ý nhận biết liên tục rồi, tâm
không phóng chỗ này chỗ kia nữa, chỉ có HTV – HTR mà thôi, tâm không để ý đến
các đối tượng nào khác nữa. Nếu tâm được thiết lập liên tục không gián đoạn trên
đối tượng hơi thở như vậy, đến đây đã thành tựu Giai đoạn thứ nhất: thiết lập niệm liên tục – hay sự chú ý nhận biết
được duy trì liên tục. Nếu giai đoạn thứ nhất thành tựu được, tất cả các
giai đoạn còn lại của Thiền Niệm Hơi thở cũng sẽ tự động thành tựu. Bốn giai
đoạn ấy là:
Biết
liên tục HTV–HTR đang DÀI hoặc đang NGẮN,
(1-2)
Biết
được toàn bộ HTV–HTR rõ ràng, Biết đầu - giữa - cuối của mỗi HTV- HTR (3)
Biết
được HTV–HTR vi tế. (4)
Nếu
niệm được thiết lập liên tục trên đối tượng hơi thở đã được thành tựu, thì tất cả các
giai đoạn còn lại cũng sẽ thành tựu. Vì thế để thành tựu được Niệm thơi thở,
thì hãy thiết lập sự chú ý nhận biết hơi thở cho được liên
tục được chừng nào tốt chừng nấy. Như vậy gọi là nổ lực hành thiền NHT
trong giai đoạn thứ nhất.
Câu hỏi 2:
Trong lúc hành thiền
niệm hơi thở, suy nghĩ xuất hiện nhiều, con không thể tập trung được, con nên
làm sao? (Cô Phạm thị Nam)
Trả lời: Nếu mà nói suy nghĩ nhiều, phóng tâm nhiều,
trạo cử nhiều khiến chúng ta không thể hành thiền niệm hơi thở được, hãy lắng
nghe lời Đức Phật: {Pāḷi}
Ānāpānaṃ
mohacaritassa vitakkacaritassa ca sappāyaṃ,… (Abhidhammatthasaṅgaho)
Nghĩa từng chữ như sau:
Ānāpānaṃ: Niệm
hơi thở (ānāpānakammatthāna)
Mohacaritassa
ca: cho người có tánh si, mê muội, (và)
vitakkacaritassa
ca: cho Người thường hay phóng tâm, vọng động, trạo
cử, hối quá
sappāyaṃ:
thích hợp, có ích.
Dịch nghĩa:
“Niệm hơi thở thích hợp cho những người có
tính mê muội (muội lượt), những người tánh si, những người thường hay suy nghĩ,
phóng tâm, vọng động, trạo cử, hối quá…
Vậy:
Nếu nói trong việc thực hành niệm hơi thở lại xuất hiện phóng tâm nhiều, trạo
cử nhiều thì như vậy, e lại không đúng với những lời Đức Phật đã thuyết sao?
Khi
niệm hơi thở - theo dõi chú ý nhận biết HTV – HTR, trạo cử,
vọng động, phóng tâm xuất hiện nhiều như thế nào nơi tâm thì có thể biết được. Quý
vị trước kia chưa từng hành thiền NHT, có biết Tâm mình phóng dật, vọng động, trạo
cử nhiều như vậy hay chưa? Nếu không có hành thiền NHT quý vị sẽ không biết
được tâm mình vọng động, phóng dật, trạo cử, suy nghĩ, lo lắng nhiều như vậy
phải không? Vì có được năng lực tập trung - chú ý nhận biết HTV-HTR nên quý vị biết
được điều đó. Đối với những người không có năng lực tập trung – chú ý
nhận biết HTV-HTR; những người không thực hành thiền thì không thể biết
được điều đó.
Vì
biết được như vậy, sự tiến bộ đã bắt đầu nơi vị ấy, sự định tâm sẽ sinh khởi ở
người ấy, sự chú ý nhận biết sẽ phát triển ở người ấy. Vì thế khoảng 10 phút,
vị ấy khởi ý: “Tôi sẽ không cho tâm phóng
đi nơi này nơi khác, không vọng động chuyện này chuyện kia, chỉ để ý đến đối
tượng HT mà thôi” Vị hành giả giáo hoá tâm của mình như vậy. Trước tiên vị
ấy thực hành khoảng 10 phút, nếu được 10 phút rồi tiếp tục thêm 10 phút nữa,+….
Và cứ tiếp tục mỗi lần gia tăng như vậy, sau này trong khoảng 1 giờ đồng hồ tâm
của vị ấy sẽ không còn vọng động phóng đi chỗ này chỗ khác nữa. Chỉ còn tâm (sự
nhận biết) và đối tượng mà thôi. Tâm đã đạt được chỗ an trú của nó. Việc cho an
trú tâm vào một chỗ trú ngụ được gọi là việc hành thiền. Chỗ an trú là chỗ nào?
chỗ an trú là HTV-HTR, nói cách khác tâm được an trú trên đối tượng HTV-HTR.
Tâm khi không được an trú nó có thể phóng đến bất cứ chổ nào nó thích, nghĩ
những gì nó thích như vậy đó. Khi đã có được chỗ an trú, việc nổ lực an trú tâm
như vậy gọi là việc hành thiền.
Câu hỏi 3:
Khi con ngồi thường
hay bị tê nhức, con nên ngồi như thế nào? (Cô Phạm Thị Nam)
Trả lời: Trong thân này, thọ
khởi lên bao nhiêu thì khởi: đau nhức, mỏi, tê, ngứa ngáy, khó chịu…, những thọ
này xin đừng để ý đến. Chỉ chú ý đến HTV-HTR mà thôi. Hơi thở đang vào – hơi
thở đang ra. Hãy nhớ, tất cả những cảm thọ sinh khởi trên thân xin đừng
để ý đến. HTV và HTR: chỉ có hai điều đó là đáng chú ý nhận biết đến mà
thôi. Nếu để ý đến các cảm thọ trên… thì các cảm thọ sẽ xuất hiện mỗi lúc một
nhiều hơn và làm phiền, quấy rầy việc chú ý nhận biết hơi thở của hành giả. Chỉ
để ý đến HTV-HTR mà thôi. Nếu cứ tiếp tục theo dõi HTV-HTR như vậy, các cảm thọ
sẽ dần dần loại trừ. Cuối cùng trong việc thực hành Niệm hơi thở, các cảm thọ
đó sẽ không còn xuất hiện nữa. Nếu không để ý đến chuyện: “Tôi đang ngứa, tôi
đau nhức, tôi mỏi…” thì ngứa ngáy, đau nhức, tê mỏi sẽ không tiếp tục gia tăng.
Tất cả các cảm thọ đã ngưng bặt do việc duy trì liên tục sự chú ý nhận biết đến
hơi thở. Hãy nhớ để có thể làm ngưng các cảm thọ đó chỉ có việc để ý đến
HTV-HTR mà thôi.
Tư Thế ngồi:
1. Không
nên đặt chân này chèn lên chân kia, nếu đặt chân này chèn chân kia sẽ không
ngồi lâu được. (có vị thị giả của Ngài
ngồi mẫu)
2. Lưng
giữ thẳng
3. Đầu
không gục về phía trước, không ngã ra phía sau, chỉ nhìn thẳng về phía trước.
4. Mắt
nhắm không chặt quá, chỉ nhẹ nhàng nhắm lại.
5. Tay
phải đặt lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau. (hoặc ngược lại tuỳ ý)
6. Giữ
Tâm thư thái, nhẹ nhàng, an tỉnh, sáng suốt.
7. “Tâm của tôi đang thư thái, nhẹ nhàng,
an tỉnh, sáng suốt, chẳng còn chút lo âu, buồn bực, thất vọng, sợ hãi nào. Với
tâm an tỉnh nhẹ nhàng sáng suốt như vậy, tôi sẽ hướng tâm đến HTV-HTR, Phương
Pháp niệm hơi thở này là Phương pháp của Bao
đời chư Phật từ trong quá khứ đến vị lai. Tôi ý thức rất rõ tôi đang thư
thái, an tỉnh, sáng suốt thực hành phương pháp thiền của Chư Phật. Tôi sẽ thực
hành đúng đắn phương pháp ấy.” vị ấy khởi niệm như
vậy.
8. + Các kết quả, lợi ích của Phương Pháp
Niệm Hơi thở: Có 5
1. Tâm
trong sạch, thanh tịnh,
2. Lo
âu, buồn bực, thất vọng, căng thẳng sẽ biến mất
3. Thọ
khổ về thân, thọ khổ về tâm sẽ chấm dứt
4. Sinh
khởi các loại trí
5. Chứng
ngộ được Niết Bàn
Hay
còn gọi là sẽ chứng ngộ được Niết Bàn với 5 quả báu.
Sādhu! Sādhu! Lành thay!
(Dứt buổi thứ nhất)