Khi thân chết đi ai cũng có kinh nghiệm ấy, họ thoát ra khỏi
thân thể. Và một trong những điều người ta sẽ nói về trạng thái ấy là thật yên
tĩnh làm sao, đẹp đã làm sao, kỳ diệu làm sao. Điều tương tự cũng xảy ra trong
thiền quán khi thân thể biến mất. Thật là tĩnh lặng, đẹp đẽ, và sung sướng khi
được tự do thoát khỏi thân. Cái gì còn lại? Ở đây không còn sắc, hương, vị,
xúc. Đây là trạng thái thiền sâu sắc mà Đức Phật gọi là định.
Khi thân biến mất, cái còn lại chính là tâm.
Một con đường tuần tự
Cốt tủy của đạo Phật là con đường tuần tự, quý
vị bước từng bước và đạt kết quả. Có người nói rằng bạn không nên tập thiền để
đạt được kết quả. Đó chỉ là một cách nói mà thôi. Quý vị cứ tập thiền để đạt
kết quả đi! Hành thiền để có được niềm vui, có được sự bình an,, để được giác
ngộ mỗi lúc một ít. Nhưng cũng đừng nôn nóng đạt kết quả. Một trong những vấn
đề mà người phương Tây thường gặp đó là một khi đặt ra mục tiêu rồi họ thường
hay nôn nóng. Thế rồi họ cảm thấy thất vọng, chán nản, giận dữ. Họ không bỏ ra
đủ thời gian để thực tập, đủ thời gian để đi tới chỗ giác ngộ. Công việc này
đòi hỏi nhiều thòi gian, có khi mất vài kiếp, do đó hày kiên nhẫn. Cứ mỗi bước
chân đi quý vị đều có gặt hái một ít gì đó. Cứ buông bỏ đi một ít, quý vị được
một ít tự do và an lạc. Buông bỏ nhiều quý vị sẽ cảm thấy hỷ lạc. Ở tu viện của
chúng tôi, mọi người đều thực hành như thế. Tôi khuyến khích các thiền sinh
nhắm đến các giai đoạn buông bỏ để đạt được trạng thái gọi là định – Jhana.
Các trạng thái định
Mọi người đều muốn có hỷ lạc, và định là cách
để có được hỷ lạc, ở đây là chân hỷ lạc, hay hạnh phúc thật sự, hạnh phúc sâu
xa. Tuy nhiên, các trạng thái này thường không kéo dài lâu, chỉ một vài tiếng
đồng hồ, nhưng cũng đủ quý giá lắm rồi. Hỷ lạc xuất hiện thông qua buông xả,
đặc biệt là buông xả ý muốn, lựa chọn hay kiểm soát. Phải đạt đến đây người ta
mới hiểu vì sao hỷ lạc xuất hiện. Qua kinh nghiệm như thế, quý vị mới hiểu rằng
càng kiểm soát, quý vị càng tham ái, dính mắc, và càng dính mắc quý vị sẽ càng
ít an lạc. Trái lại, quý vị càng buông bỏ, xả ly, quý vị càng được giải thoát
và càng tăng thêm niềm hỷ lạc. Đây chính là một giáo lý rất sâu sắc, sâu hơn
những gì quý vị đọc trong sách hay nghe qua các cuộc nói chuyện và chắc chắn là
lợi ích hơn nhiều so với các cuộc đàm luận quanh bàn cà phê. Quý vị thể nghiệm
một điều gì đó. Và kinh nghiệm ấy đi gần với tinh túy của giáo lý đạo Phật mà
người ta hay gọi là thần bí. Bản thân quý vị cần tự trải nghiệm lấy. Đặc biệt
là quý vị thấy cần buông xả “con người điều khiển”, “con người hành động”. Đây
chính là vấn đề chính yếu của con người. Chúng ta không thể nào ngừng can thiệp
và lầm rối rắm tình hình, trong khi điều cần thiết là cứ để mặc thì lại không
làm. Chúng ta chỉ làm mọi chuyện rối rắm thêm thôi. Tại sao quý vị không thư
giãn và thưởng thức niềm hỷ lạc mà cứ phải làm một cái gì đó?
Thật ra cũng khó mà dừng lại trong khi thiền
tập, nhưng hễ dừng lại được thì mới có phần thưởng, có niềm vui, khi buông xả
được ý chí, buông bỏ được sự điều khiển, ngừng nói chuyện với chính mình, quý
vị đạt được sự tĩnh lặng ở bên trong. Có bao nhiêu người trong quý vị cảm thấy
chán ngán với tiếng ồn ào luôn luôn vang lên trong đầu? Có bao nhiêu người
trong quý vị ban đêm không thể nào ngủ được vào lúc không có tiếng ồn ào từ
phía hàng xóm mà chính là tiếng ồn ào vang lên từ giữa hai tai mình? Trong đầu
ta cứ nghe tiếng lải nhải, rồi lại nảy sinh âu lo, rồi lại suy nghĩ. Đây chính
là vấn đề của nhân loại. Khi cần suy nghĩ thì lại không suy nghĩ cho thật rõ
ràng. Khi cần dừng lại thì lại cứ suy nghĩ miên man. Khi chúng ta học thiền,
chúng ta hiểu được làm sao đạt được trạng thái cân bằng này, chúng ta học cách buông
xả. Vầy thì giờ đây chúng ta biết cách buông bỏ mọi ý tưởng. Đó chỉ là những
lời bình phẩm, những lời kể lễ. Giờ thì ta biết sự khác biệt giữa tư tưởng và
thực tế, ví dụ như, đọc một cuốn sách về thành phố New York và đi du lịch đến
thành phố New York. Cái nào là cái thực? Khi quý vị đến đó, quý vị hít thở
không khí, cảm nhận mùi vị, tri giác những gì mà mình không thể cảm nhận qua
sách vở mà cũng không thể viết ra được. Sự thật luôn luôn im lặng. Lời nói
không diễn tả được sự thật.
Khi thân thể biến mất
Hãy nhớ đến “những kẻ lừa đảo”. Những người
này có thể bán cho quý vị bất cứ thứ gì!
Có một kẻ như thế hiện đang sống trong tâm của
quý vị, và quý vị tin mọi lời hắn nói! Tên của hắn là Suy Nghĩ. Khi buông bỏ
tiếng nói bên trong đó, quý vị có được sự yên tĩnh và có hỷ lạc. Khi buông bỏ
mọi ý nghĩ để chỉ còn chú ý đến hơi thở thì quý vị có hạnh phúc nhiều hơn. Khi
buông bỏ thân thể, năm giác quan biến mất thì quý vị trải nghiệm một sự hạnh
phúc lớn lao. Đây chính là giáo lý nguyên thủy của đạo Phật. Sắc, thanh, hương,
vị, xúc hoàn toàn biến mất. Nó giống như ở trong một gian phòng cách âm nhưng
thú vị hơn. Nhưng đó không phải chỉ là sự yên lặng, mà quý vị không nghe gì
hếta. Đó không phải là bóng tối, mà là quý vị không thấy gì cả. Nó không phải
là cảm giác an lạc trong thân mà là không có thân thể nào cả.
Khi thân thể biến mất người ta cảm thấy rất
tuyệt. Quý vị biết đấy, có những người trải nghiệm được trạng thái thoát ra
ngoài thân thể. Khi thân chết đi ai cũng có kinh nghiệm ấy, họ thoát ra khỏi
thân thể. Và một trong những điều người ta sẽ nói về trạng thái ấy là thật yên
tĩnh làm sao, đẹp đẽ làm sao, kỳ diệu làm sao. Điều tương tự cũng xảy ra trong
thiền quán khi thân thể biến mất. Thật là tĩnh lặng, đẹp đẽ, và sung sướng khi
được tự do thoát khỏi thân. Cái gì còn lại? Ở đây không còn sắc, hương, vị,
xúc. Đây là trạng thái thiền sâu sắc mà Đức Phật gọi là đinh. Khi thân biến
mất, cái còn lại chính là tâm.
Hôm kia tôi đưa ra một sự ví von cho một
Tỳ-kheo. Hãy hình dung một ông vua mặc một bộ quần áo rộng, lại thêm áo khoác
ngoài, quanh cổ quấn khăn, rồi đầu lại còn đội mũ và mang giày. Chúng ta không
thể nhìn thấy ông vua thật sự mà chỉ thấy áo quần. Tâm ta cũng vậy. Nó bị ngăn
che bởi sắc, thanh , hương, vị và xúc. Thế nên người ta không biết. Người ta
chỉ biết các thứ ngăn che. Khi nhìn đức vua, người ta chỉ thấy áo quần và các
thứ ngài mặc, đội. Người ta chẳng biết ai sống bên trong thứ quần áo đó. Không
ngạc nhiên gì khi người ta bối rối không hiểu sự sống là cái gì, tâm trí là gì,
cái gì nằm ở bên trong, chúng ta tới từ đâu? Tại sao? Mình có nhiệm vụ làm gì
trong cuộc đời? Khi năm giác quan biến mất cũng giống như khi cởi hết áo quần
các thứ cho vua và thấy được ông ấy thật sự ra sao, cái gì thật sự biểu hiện,
ai nghe lời nói, ai nhìn thấy, ai cảm nhận, đây là ai. Khi năm giác quan biến
mất, quý vị tiến rất gần đến câu trả lời của tất cả các câu hỏi này.
Khi hành thiền sâu sắc, cái mà quý vị thấy
chúng ta gọi là “tâm” (tiếng Pali gọi là Citta). Đức Phật sử dụng cách so sánh
sau đây. Vào một đêm trăng tròn có một đám mây. Quý vị không nhìn thấy gì hết.
Những thỉnh thoảng đám mây trở nên mỏng hơn, quý vị thấy một vùng sáng. Quý vị
biết có cái gì ở đó. Trong thiền ví như khi quý vị bắt đầu đi vào trạng thái
định. Quý vị biết có cái gì đó nhưng không thấy rõ. Vẫn còn “quần áo”ngăn che.
Quý vị vẫn còn suy nghĩ, vẫn còn hành động, cảm nhận về thân thể hoặc nghe âm
thanh. Nhưng có lúc, đây cũng là sự so sánh của Đức Phật, mặt trăng thoát khỏi
đám mây và trên bầu trời đêm trong sáng quý vị có thể thấy được mặt trăng rực
rỡ như một cái đĩa giữa lưng trời và quý vị biết đó là mặt trăng. Mặt trăng có
mặt ở đó, rất thực, chứ không còn là hình ảnh qua lớp mây. Đây cũng giống như
khi hành thiền quý vị trông thấy tâm. Quý vị biết rằng đó thực là tâm, không
phải là hình ảnh trong trí óc của mình. Quý vị thấy tâm, quý vị biết tâm. Đức
Phật nói rằng tâm được giải thoát rất đẹp, rất sáng và tỏa rạng. Đây không chỉ
là kinh nghiệm tràn đầy hỷ lạc mà còn là một kinh nghiệm rất có ý nghĩa.
Có bao nhiêu người đã từng nghe đến sự tái
sinh mà vẫn không tin? Sự tái sinh diễn ra như thế nào? Chắc chắn rằng thân
không thể nào tái sinh. Đây là lý do khi người ta hỏi tôi thấy đi đâu khi thầy
chết, tôi trả lời, “Một trong hai nơi, “Fremantle hoặc Karrakatta (1)”, đó là
nơi xác thân đi đến! Nhưng tâm sẽ đi đâu? Đôi khi người ta thật ngu si, họ nghĩ
rằng chỉ có thân, không có tâm. Thế nên khi thân này bị thiêu đi hoặc bị chôn
đi người ta nghĩ thế là hết, mọi chuyện chấm dứt. Cách duy nhất để có thể tranh
luận với quan điểm này là quý vị phải thực hành thiền quán như Đức Phật đã làm
dưới cội bồ-đề. Rồi quý vị sẽ thấy tâm trong một ý thức trong sáng – không phải
trong trạng thái hôn trầm hay thụy miên – mà trong một trạng thái tỉnh thức rõ
ràng. Đây chính là biết tâm.
AJAHN BRAHMAVAMSO
Trần Ngọc Bảo dịch
·
Fremantle và
Karrakatta là nghĩa trang và lò thiêu phục vụ cho thành phố Perth.