Tương tự như thế,
chúng ta có thể rèn luyện mình chánh niệm về các cảm xúc, những loại năng lượng
cực mạnh, cuốn phăng cả thân tâm chúng ta như những cơn sóng thần. Chỉ trong
một thoáng giây chúng ta có thể trải qua rất nhiều cảm xúc giận dữ, phấn khích,
buồn bã, đau khổ, yêu thương, vui vẻ, thương xót, ghen ghét, sung sướng , thích
thú, chán nản. Có những cảm xúc đẹp đẽ và những cảm xúc khó chịu – trong
những hầu hết những giây phút ấy, chúng ta bị chìm đắm vào trong chúng ta những
câu chuyện làm cho chúng phát sinh.
Chúng ta rất dễ bị lạc
trong những vở bi hài kịch do chính mình tạo tác. Sẽ rất tốt nếu chúng ta
bước lùi một bước và nhìn suy xét về năng lượng của chính các cảm xúc ấy. Buốn
là gì? Giận là gì? Nhìn sâu không phài là nhìn các câu chuyện
của những cảm xúc ấy mà là nhìn xem những cảm xúc biểu hiện trong
đầu óc và thân thể của chúng ta như thế nó là. Nghĩa là ta phải quan tâm tìm hiểu
chính bản chất của xúc cảm.
Thiền sư người Mỹ
Ajahn Sumedho đã chỉ cho chúng ta cách tìm hiểu như thế này: vào giây
phút nổi giận, hay sung sướng, ta chỉ ghi nhận: “Giận dữ là như thế này đây”,
“Sung sướng là như thế này đây”. Cách tiếp cận cuộc sống tình cảm như thế khác
với kiểu chìm đắm trong sóng cảm xúc hay bị cuốn theo tâm trạng
không ngừng đổi thay. Để làm được việc này cần có chánh niệm, tỉnh giác, tập
trung.
Chúng ta cũng coi chừng không nên hiểu lầm cần phải đè nén cảm xúc hay
gạt chúng qua một bên. Trong khi ngồi thiền, chúng ta hoàn toàn cởi mở đối với
cảm xúc. Khi quán chiếu, chúng ta nên tự hỏi “Mình liên hệ đến cảm xúc này như
thê nào? Mình hoàn toàn đồng nhất với nó hay đầu óc mình đủ rộng để dung
chứa các cảm giác giận dữ, đau khổ, vui tươi, thương yêu mà không bị ngập tràn?”.